Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 25)

I PHẦN MỞ ĐẦU

1.2.2.Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo đạo Tin lành và Cao Đài. Số lượng đồng bào theo các tôn giáo trên 250.000 người, chiếm khoảng 5% dân số toàn tỉnh. So với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, số lượng các tôn giáo ở Thanh Hoá không

nhiều, quần chúng tín đồ và chức sắc các tôn giáo không đông, song xét về đặc điểm quá trình du nhập, tồn tại và xu thế chung của các tôn giáo hiện nay thì các tôn giáo ở Thanh Hoá được biểu hiện khá đầy đủ những nét chung nhất của các địa phương khác trên địa bàn cả nước.

Tình hình hoạt động của Đạo Phật:

Đạo Phật là tôn giáo có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận; trong quá trình dựng nước và giữ nước, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời. Phật giáo ở Thanh Hoá cũng có lịch sử du nhập và tồn tại từ lâu đời. Vào những năm đầu của thế kỷ thứ IX, đạo Phật bắt đầu du nhập vào Thanh Hoá do các sư Tăng từ Nam Định, Ninh Bình đưa vào. Đạo Phật nhanh chóng được nhân dân địa phương tiếp nhận và dần lan rộng trong các vùng của Thanh Hoá. Đạo Phật phát triển nhanh ở Thanh Hoá vào thế kỷ XVII và XVIII nhưng ở giai đoạn này, các sư trụ trì vẫn chủ yếu là người tỉnh ngoài. Số người theo đạo Phật chủ yếu ở các huyện lỵ, các trung tâm buôn bán, số cư dân ở các cửa sông, cửa lạch. Ở các vùng trung du và miền núi ít biết đến đạo Phật, đặc biệt khu vực miền núi Thanh Hoá hầu như không có đạo Phật.

Giai đoạn sau này, khi các vị cao Tăng, trụ trì tại các chùa trong tỉnh là người địa phương thì đạo Phật đã thật sự ăn sâu, bám rễ và có ảnh hưởng sâu sắc đến nếp sống, nếp nghĩ của các tầng lớp nhân dân. Tín ngưỡng và đạo đức Phật giáo đã trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần và tâm linh của đại đa số nhân dân Thanh Hóa.

Về tổ chức: Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hoá thành lập Ban Đại diện Phật giáo tỉnh vào năm 1983. Đến năm 1991, chính thức được gọi là Ban Trị sự Phật giáo tỉnh. Hiện nay, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (nhiệm kỳ V) gồm 23 người, 15 Ban Đại diện Phật giáo cơ sở tại các huyện, thị xã, thành phố [10, tr. 1].

Về cơ sở thờ tự: Tổng số chùa trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 100 chùa, trong đó một số ngôi chùa hiện là phế tích, chỉ còn nền móng cũ, hoặc

là một số vết tích còn sót lại; có 79 chùa, hạng mục thuộc quần thể kiến trúc của chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng. Toàn tỉnh hiện có 44 chùa đang sinh hoạt tôn giáo và có sư trụ trì tại 14 huyện, thị xã, thành phố.

Về chức sắc, tín đồ: Trước năm 1981, toàn tỉnh Thanh Hoá có 14 vị sư (02 tăng và 12 ni), các vị sư này hầu hết đều cao tuổi, trụ trì tại 11 chùa thuộc 6 huyện, thị xã. Đến nay, Thanh Hoá có 106 Tăng, Ni vị sư (tăng là 27, ni là 46), độ tuổi trung bình là 30 tuổi. Trong tổng số 73 vị sư có: 03 vị Ni trưởng, 03 vị Ni sư, 17 vị Đại đức và 31 vị Ni cô, có 10 Sadi và 09 Sadini. Số lượng tín đồ khoảng 100.000 người (chưa tính hàng vạn người thường xuyên đến chùa hành hương lễ Phật) [12, tr. 2]

Về hoạt động Phật sự: Các hoạt động Phật sự theo chương trình thường niên như: Tổ chức lễ Phật Đản, An cư kiết hạ, lễ Vu Lan… được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Một số hoạt động nổi bật trong thời gian qua là: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo các huyện, thị, thành phố nhiệm kỳ 2012 – 2017 và Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Thanh Hóa lần thứ VI. Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp huyện và Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VI được tổ chức. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 23 vị (gọi là Ban Trị sự), có 01 Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban, 11 Uỷ viên Thường trực. Qua Đại hội nhiệm kỳ Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa có 15 Ban Đại diện Phật giáo được kiện toàn tại 15 huyện, thị, thành phố [10, tr. 1] Hoạt động của Phật giáo ở Thanh hóa chủ yếu hướng tới các hoạt động từ thiện, nhân đạo như: Kêu gọi những người hảo tâm ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt trong tỉnh và cả nước với số tiền nhiều tỷ đồng (Tổng số tiền vận động quyên góp cho công tác xã hội năm 2013 là 2,9 tỷ đồng) [11, tr.3]; tổ chức thường niên thăm hỏi, tặng quà các thương bệnh binh, viếng nghĩa trang liệt sỹ, tặng quà các hộ gia đình nghèo, trại trẻ mồ côi, nạn nhân chất độc màu da cam… trong các ngày lễ, Tết; mở các Phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí, lập các “Bếp ăn Tình thương” của các chùa nhằm cung cấp

các suất ăn miễn phí phục vụ bệnh nhân nghèo tại cac Bệnh viện trong Tỉnh, tổ chức quyên góp gây quỹ “Vì người nghèo”, “ Khuyến học”…. Đồng thời công tác trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự luôn được chú trọng, quan tâm. Nhiều cơ sở thờ tự được sửa chữa, nâng cấp và xây mới như: chùa Tiên (xã Nga An, huyện Nga Sơn), chùa Đầm (xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân), chùa Du Anh, xã Vĩnh Ninh và chùa Linh Ứng, xã Vĩnh An (huyện Vĩnh Lộc).

Nhiều lễ hội tôn giáo truyền thống tại các chùa trên địa bàn tỉnh sau nhiều năm bị thất truyền, bị gián đoạn đã được phục hồi, tổ chức lại với quy mô hoành tráng, trang trọng đã thu hút đông đảo nhân dân và Phật tử thập phương tham gia.

Việc đào tạo tăng, ni, nam nữ cư sỹ cũng được chú trọng hơn, đã có nhiều tăng, ni được gửi đi học và tốt nghiệp tại các trường đào tạo Phật học trong cả nước. Hiện nay, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đang cử 08 vị theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam và 10 vị đang theo học các lớp Cao đẳng, Trung cấp Phật học khác. Từ năm 2008, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã xin phép chính quyền cấp có thẩm quyền mở các lớp Sơ cấp Phật học tại Thanh Hóa [47, tr. 4].

Các hoạt động Phật sự của Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa trong thời gian qua luôn theo đúng tôn chỉ, mục đích và đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra, đồng thời chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong nội bộ tăng, ni, Phật tử ở một số chùa trong tỉnh chưa thực sự đoàn kết, mâu thuẫn phát sinh chủ yếu từ quyền lợi kinh tế của một số cá nhân có liên quan đến chùa.

Tình hình hoạt động của đạo Công giáo:

Thanh Hóa là một trong những tỉnh miền Bắc, đạo Công giáo truyền vào từ rất sớm. Vào giữa thế kỷ 16, giáo sỹ đầu tiên của đạo Công giáo đã đặt chân lên cửa biển Lạch Bạng thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đến năm 1627, giáo sỹ Alexanr DeRhodes (tức Đắc Lộ) dừng chân tại Cửa Bạng, tổ chức làm phép rửa tội, chọn tuần Thánh, tổ chức xây dựng Thánh giá trên núi Hòn Phong… chính thức bắt đầu công cuộc truyền giáo tại nơi đây.

Năm 1901, Giáo phận Xứ Thanh hay còn gọi là Bắc kỳ Duyên hải được Toà thánh ban Chiếu thư thiết lập Giáo phận mới bao gồm: tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Châu Lào - do Giám mục Alexandre Marcou Thành làm đại diện Tông toà tiên khởi. Tuy nhiên lúc này, do điều kiện ở Thanh Hoá số lượng giáo dân ít, ở rải rác nên trụ sở chính của Giáo phận không đặt ở Thanh Hoá.

Năm 1932, đánh dấu sự ra đời của Giáo phận Công giáo Thanh Hóa (chỉ bao gồm trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá), tuy nhiên lúc này địa phận Thanh Hoá chỉ là địa phận Đại diện Tông Toà. Đến năm 1960, với việc thiết lập hệ thống phẩm trật của Giáo hội Công giáo Việt Nam, địa phận Thanh Hoá trở thành Giáo phận Chính Toà.

Trước năm 1975, Giáo phận Công giáo Thanh Hóa có 45 xứ đạo và 01 phiên; có 252 họ đạo, 01 Tu viện Mến Thánh giá, hơn 100 linh mục và nam, nữ tu sĩ. Cơ sở thờ tự có 01 Toà Giám mục, 46 Nhà thờ xứ, 188 Nhà thờ họ, 12 Nhà nguyện, 5 Nhà dòng. Số lượng tín đồ là 125 ngàn giáo dân ở 181 xã của 18 huyện, thị xã, thành phố [47, tr. 6].

Hiện nay, tình hình Công giáo ở Thanh Hóa diễn ra tương đối ổn định và theo đúng đường hướng và phương châm hành đạo theo tinh thần của Thư Chung năm 1980 “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bảo; tín đồ sống tốt đời đẹp đạo”. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng 134.994 người theo đạo, 25/27 huyện, thị xã, thành phố có tổ chức, cơ sở thờ tự và tín đồ của đạo Công giáo.

Về tổ chức: Có 01 Tòa Giám mục, 51 giáo xứ, 329 họ đạo, 01 Dòng tu Mến Thánh giá (03 cơ sở hội Dòng).

Về cơ sở thờ tự: Có 51 Nhà thờ xứ, 112 Nhà thờ họ, 05 nhà dòng.

Về chức sắc: Có 01 Giám mục, 100 linh mục, 250 nữ tu, 65 chủng sinh đang theo học các Chủng viện trong nước, khoảng 20 du học sinh ở nước ngoài [47, tr. 6].

Trong những năm gần đây hoạt động của Công giáo tại Tỉnh diễn ra khá nhiều và thường xuyên với nhiều hoạt động đa dạng: Tổ chức Lễ Noel,

Chương trình “Ngày hội Giới trẻ toàn quốc”, kỉ niệm Ngày thành lập Giáo phận hàng năm, Ngày thụ phong Giám mục, linh mục, Chương trình Năm Thánh, Khánh thành nhà thờ, thành lập Giáo xứ mới, các Thánh lễ trong mùa chay, mùa phục sinh, Thánh lễ truyền dầu,… được Giáo phận Công giáo Thanh Hoá tổ chức với nghi lễ trang trọng, nhiều chương trình có tổ chức rước kiệu, diễu hành ngoài khuôn viên nhà thờ… đã tập trung số lượng lớn tín đồ, chức sắc, tu sỹ trong Giáo phận và có nhiều giám mục, linh mục và giáo dân ở tỉnh khác tụ tập về. Tổ chức các khóa Thường huấn, lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày nhằm củng cố giáo lý, đức tin, nâng cao kỹ năng truyền giáo cho các chủng sinh, ứng sinh, nữ tu và chức việc.

Các hoạt động từ thiện xã hội của Giáo phận Công giáo Thanh Hoá cũng được tổ chức thường xuyên nổi bật như: Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá cử các nữ tu có chuyên môn đi giúp đỡ những người bị bệnh phong tại trại phong huyện Cẩm Thuỷ và Trung tâm Cứu trợ xã hội tỉnh (xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương). Tại cơ sở chính của Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá đã tổ chức phòng khám chữa bệnh “Thiện nguyện” phục vụ mọi người lương cũng như giáo với tinh thần “Lương y như từ mẫu”. Mặt khác, các cơ sở Dòng còn thường xuyên chế biến các loại thuốc đông y chữa bệnh có hiệu quả, phát miễn phí hoặc bán với giá rẻ cho người bệnh trong các khu dân cư có Dòng tu ở huyện: Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, thành phố Thanh Hoá. Thành lập và gây quỹ “Khuyến học”, hàng năm tặng học bổng, trao giải thưởng cho học sinh giỏi thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, điển hình tại: Xứ Hữu Lễ (huyện Thọ Xuân), xứ Đạt Giáo (huyện Thiệu Hoá), xứ Đông Yên (huyện Tĩnh Gia), xứ Tam Tổng (huyện Nga Sơn). Mở trường mầm non Vườn Hồng, mỗi năm mở từ 15 đến 20 lớp, thu hút hơn 300 cháu là con em các hộ dân lân cận (lương cũng như giáo) vào nuôi dạy.

Giáo phận Thanh hóa cũng tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động từ thiện nhân đạo do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong Tỉnh kêu gọi: vận động tín đồ của tôn giáo mình tích cực đóng góp ủng hộ quỹ

từ thiện nhằm thực hiện các chương trình: “Xoá đói, giảm nghèo”, “Xoá nhà tranh tre dột nát”, “Đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, động đất, sóng thần, nạn nhân chất độc màu da cam, người già neo đơn, trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn … Dòng Mến Thánh giá Thanh Hoá cũng thường xuyên mở các lớp dạy thêu, may, đan len cho các thiếu nữ nông thôn từ những vùng quê còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nghề nhiệp ổn định vào học (cho các em tạm trú tại cơ sở Hội dòng). Như vậy hoạt động từ thiện của Công giáo cũng góp phần làm giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Tỉnh.

Bên cạnh những mặt tích cực thì hiện nay hoạt động của đạo Công giáo trong Tỉnh cũng có những vấn đề phức tạp nhất định như: Vấn đề khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng. Năm 2007, lần đầu tiên, Toà Giám mục cử Hội đồng Tư vấn Toà Giám mục công khai đặt vấn đề với chính quyền xem xét, trả lại một số cơ sở và đất đai có nguồn gốc tôn giáo. Đến nay có hàng loạt khiếu kiện về đất đai có liên quan đến Công giáo tại một số cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Đông Sơn, thị xã Sầm Sơn. Một số Dòng tu đã di chuyển vào các tỉnh phía Nam từ trước năm 1955 cũng thường xuyên có đơn xin lại đất đai và cơ sở vật chất trước kia. Các hoạt động của Hội đoàn Công giáo cũng mang nhiều yếu tố phức tạp, ngoài những Hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo, còn thành lập nhiều loại Hội đoàn với các mục đích khác nhau. Tính đến 2013, trên địa bàn tỉnh có 34 hình thức sinh hoạt Hội đoàn được chia thành 02 loại: Hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo (06 hội đoàn) và Hội đoàn tập hợp quần chúng (28 hội đoàn); tổng cộng có 432 Hội đoàn (đã có từ trước và mới thành lập gần đây) với 33.329 người tham gia (trong đó có 63 đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam là người Công giáo), gồm 04 loại Hội đoàn như: Hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo có 249 hội với 8.521 người. Hội đoàn Bác ái, Từ thiện có 09 hội với 514 người tham gia. Hội đoàn theo giới tính, lứa tuổi có 191 hội với 23.163 người. Hội đoàn

có lịch sử phản Cách mạng hoặc có yếu tố chính trị, xã hội phức tạp (Hội bảo vệ Nhà thờ) có 14 hội với 1.678 người. [12, tr. 9].

Tình hình hoạt động của đạo Tin lành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đạo Tin lành tại khu vực đồng bằng, trung du và ven biển tỉnh Thanh Hóa: Đạo Tin lành du nhập vào Thanh Hoá từ năm 1925 do mục sư Tesson (người Mỹ) thuộc tổ chức Hội truyền giáo CMA của Mỹ. Giai đoạn đầu khi vào Thanh Hóa truyền đạo, mục sư Tesson thuê một ngôi nhà ở phố Hàng Ngang (nay là phố Quang Trung, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hoá) để ở và sinh hoạt.

Thời gian đầu những năm 1930, đạo Tin lành chủ yếu phát triển ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hoá) và một số huyện lân cận như: Đông Sơn, Nông Cống, Quảng Xương, Triệu Sơn và Thọ Xuân, mỗi huyện chỉ có từ 2 đến 3 người nhập đạo, cả tỉnh Thanh Hoá chỉ có 01 Chi hội Tin lành. Đến năm 1937, mục sư Tesson cùng với mục sư Đường Vĩnh Ấp (quê gốc xã Triệu Dương, huyện Tĩnh Gia) tiến hành xây dựng Nhà thờ Tin lành đầu tiên ở Thanh Hoá tại phố Hàng Ngang.

Tháng 8/1945, sau khi cách mạng tháng Tám thành công, mục sư Tesson về Mỹ, từ đó Thanh Hoá không có mục sư.

Năm 1956, Tổng hội Tin lành Hà Nội cử mục sư Nguyễn Văn Quảng (quê ở huyện Thường Tín, Hà Tây) về Thanh Hoá phụ trách Chi hội, mục sư Quảng ở tại Nhà thờ Tin lành đầu tiên ở Thanh Hoá tại phố Hàng Ngang. Năm 1986, mục sư Nguyễn Văn Quảng do ốm nặng đã ra Hà Nội điều trị bệnh và mất tại Hà Tây. Chi hội Tin lành Thanh Hoá không có mục sư quản nhiệm, không còn tồn tại Chi hội, số tín đồ giảm đi nhiều.

Năm 2005, do nhu cầu bức xúc của bộ phận tín đồ theo đạo Tin lành tại Thanh Hóa cần có tổ chức và nơi sinh hoạt đạo, Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đã kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hoá và các cơ quan

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 25)