Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 53)

I PHẦN MỞ ĐẦU

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay cũng còn một số hạn chế, cụ thể:

- Bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo còn yếu chuyên môn, thiếu về số lượng:

Số lượng cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp còn quá mỏng, không đủ sức đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc còn rất thiếu thốn... nên gặp không ít khó khăn trong công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cũng như tăng cường bám sát cơ sở. Ở nhiều cơ sở, đội ngũ cán bộ chủ chốt của cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, một số cán bộ, đảng viên vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về tôn giáo và chưa quan tâm đúng mức tới công tác tôn giáo. Nhiều cán bộ chưa nắm vững và áp dụng đúng các quy định của pháp luật, công tác QLNN về tôn giáo còn thiếu chủ động trong việc nắm tình hình, lúng túng trong việc giải quyết các vụ việc, các vấn đề tôn giáo phức tạp. Mặt khác chất lượng hệ thống chính trị ở một số cơ sở vùng giáo còn có mặt yếu kém. Công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức. Các điều kiện đảm bảo cho công tác tôn giáo hoạt động còn nhiều khó khăn.

Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo sau khi triển khai thực hiện Nghị định 13 và Nghị định 14 của Chính phủ chưa ổn định. Tại các huyện, thị xã, thành phố hầu hết cán bộ lãnh đạo và chuyên viên tại Phòng Nội vụ phụ trách công tác tôn giáo đều mới đảm nhận, còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng; chưa được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về tôn giáo và công tác tôn giáo; cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để; sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, bố trí cán bộ làm công tác tôn giáo chưa đúng người, đúng việc. Có thể nói cấp huyện là cấp gặp nhiều khó khăn nhất sau khi thực hiện đề án do thay đổi bộ máy cán bộ, một số cán bộ nghỉ hoặc thuyên chuyển sang vị trí khác. Mặc dù phân công Phó trưởng Phòng Nội vụ phụ trách nhưng khối lượng lớn các công việc như: tôn giáo, thi đua - khen thưởng… công việc cũng bị chi phối nhiều, không chỉ tập trung về công tác tôn giáo. Ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh chưa có ban chuyên trách về công tác tôn giáo. Đây là một thách thức không nhỏ trong thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo tại địa phương, nhất là các xã có đông đồng bào theo đạo.

- Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo còn nhiều bất cập:

Mặc dù đã đạt được những hiệu quả thiết thực, song công tác QLNN đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng còn bộc lộ một số mặt hạn chế, yếu kém như: Công tác phổ biến pháp luật và nắm tình hình diễn biến tư tưởng của nhân dân, chủ yếu mới được tiến hành ở những nơi có người theo đạo, còn những nơi khác và các đối tượng khác chưa được chú trọng đúng mức. Công tác thống kê, nắm bắt số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, cơ sở vật chất và hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn ở một số cơ sở và huyện chưa thật kịp thời, đầy đủ, nên khi phản ảnh số liệu giữa các cơ quan chưa có sự thống nhất và chính xác.

Việc thông tin, phản ảnh, báo cáo của Phòng Nội vụ các huyện tuy đã thực hiện, nhưng một số chưa đáp ứng yêu cầu về thời gian, nội dung, chất lượng, nhất là những thông tin về các vụ việc mới phát sinh, gây ảnh hưởng đến công tác nắm bắt, tổng hợp, báo cáo của Sở Nội vụ với Tỉnh và Trung ương.

Bên cạnh đó, tình hình hoạt động của các chức sắc, tín đồ các tôn giáo của các cấp chính quyền ở các thôn bản, các xã, nhất là với các trưởng nhóm đạo Tin lành ở một số nơi chưa được nắm bắt thường xuyên, kịp thời, sâu sát; nhiều vụ việc diễn ra nhưng không nắm bắt được; chưa xây dựng được kế hoạch phòng ngừa chủ động và có hiệu quả, những hành vi truyền đạo trái pháp luật nên khi xảy ra trên địa bàn chưa có biện pháp thích hợp để ngăn chặn kịp thời... dẫn đến những hậu quả xấu, khó giải quyết. Việc giải quyết, xử lý một số vụ việc mới phát sinh ở cơ sở còn chưa kịp thời, chưa thật hợp lý, để xảy ra sơ xuất, sai sót, dẫn đến các vụ khiếu kiện vượt cấp không đáng có, thậm chí khiếu kiện đến cả tổ chức nước ngoài, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước ta, của địa phương trong việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Ngoài ra, sự phối hợp giải quyết giữa các ban, ngành chức năng ở tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở còn thiếu đồng bộ, không kịp thời và kiên quyết ngay từ khi sự việc mới phát sinh, để kéo dài, trở nên phức tạp, khó giải quyết dứt điểm. Dẫn đến việc truyền đạo trái phép của các tôn giáo tuy không gay gắt và phức tạp, song vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là hoạt động của các chức sắc tôn giáo trong tỉnh tới địa phương không thuộc địa bàn phụ trách, như các huyện: Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Nông Cống, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Mường Lát...; các đối tượng ở tỉnh ngoài tới Thanh Hóa hoạt động tôn giáo trái phép như ở huyện: Quảng Xương, Đông Sơn, thị xã Sầm Sơn,... chính quyền cơ sở chưa có biện pháp quản lý, ngăn chặn kịp thời. Vì vậy, trên địa bàn tỉnh còn để xảy ra hiện tượng một số chức sắc Giáo phận Công giáo Thanh Hóa đã tổ chức thành lập nhiều Hội đoàn trái pháp luật, gây phức tạp trong công tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương.như: “Hội Lêgiô Maria (hội Binh xanh), hội Khôi Bình, hội thiếu niên Thánh thể, hội Mathêu,…” [12, tr. 18].

- Công tác thông tin, tuyên truyền chưa hiệu quả:

Có thể khẳng định rằng, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng thuận của cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong thời gian qua công tác thông tin, tuyên truyền của tỉnh Thanh Hóa đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận, từng bước đưa Nghị định 92/2012/NĐ- CP, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, công tác thông tin, tuyên truyền thời gian qua của tỉnh Thanh Hóa cũng tồn tại nhiều hạn chế. Nội dung tuyên truyền chưa sát với đối tượng, chưa mở rộng thêm địa bàn nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa...Công tác phổ biến pháp luật cho tín đồ các tôn giáo chưa đạt được những kết quả nhất định; nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật chưa đi vào cuộc sống; một số quy định của pháp luật chưa trở thành thói quen ứng xử trong nhân dân; một số tệ nạn xã hội và hủ tục (đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa) chưa được đẩy lùi. Điều này dẫn đến sự thiếu hiểu biết pháp luật nên một số tín đồ các tôn giáo vẫn bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc chủ trương,

chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị.

Mặt khác, việc phổ biến, tuyên truyền còn mang nặng về hình thức, nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phổ biến được chuyển tải chưa thực sự sinh động. Hệ thống thông tin đại chúng chưa được khai thác một cách hiệu quả trong công tác phổ biến, thông tin pháp luật, chưa có những hình thức sáng tạo, sinh động, cuốn hút khán giả, thính giả, độc giả, nhất là đồng bào giáo dân.

- Về mặt nhận thức còn nhiều hạn chế hạn chế:

Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền chủ trương chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và thống nhất về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Trên thực tế ở một số nơi có một bộ phận cán bộ đảng viên vẫn có tư tưởng bảo thủ hẹp hòi, cứng nhắc và còn mang nặng định kiến, mặc cảm với tín đồ, chức sắc các tôn giáo.

Bên cạnh đó, có nơi vẫn còn tồn tại tình trạng lơ là, buông lỏng quản lý, mất cảnh giác tạo sơ hở và bị lợi dụng... dẫn đến việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong các tôn giáo còn nhiều lúng túng, bị động, thiếu tính nhất quán, để vụ việc kéo dài làm cho vấn đề trở nên phức tạp thêm, tạo cơ hội cho các phần tử cực đoan lợi dụng lôi kéo quần chúng, dẫn đến làm mất ổn định tình hình chính trị, trật tự xã hội ở địa phương. Sự yếu kém trong công tác quản lý của chính quyền, dẫn đến một số chức sắc, tín đồ tôn giáo lợi dụng niềm tin tôn giáo của quần chúng tín đồ để cố tình vi phạm pháp luật. Điển hình là “việc xây dựng sai thiết kế của giáo họ Đạo Đức (xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn); lấn chiếm đất đai mở rộng khuôn viên cơ sở thờ tự ở giáo xứ Toàn Tân, Phù Bình (huyện Đông Sơn); xây dựng công trình tôn giáo trái pháp luật ở: chùa Tiên, giáo họ Chính Đức, Tích Thiện (huyện Nga Sơn), Tòa Giám mục Thanh Hóa, Tu viện Dòng Mến Thánh Giá, giáo họ Phú Hành (thành phố

Thanh Hóa), giáo họ An Cư, An Thái (huyện Tĩnh Gia)…; khiếu kiện tập trung đông người của giáo dân xứ Chính Toà (thành phố Thanh Hoá), giáo xứ Ba Làng (huyện Tĩnh Gia), Phật tử chùa Khánh Quang (thị xã Bỉm Sơn)” [12, tr. 18].

- Công tác vận động quần chúng và công tác xây dựng lực lượng chính trị trong các vùng có đông tín đồ các tôn giáo còn nhiều yếu kém:

Chương trình hoạt động của các tổ chức đoàn thể còn sơ sài, đơn điệu, ít có địa phương tìm ra cách thức hoạt động phù hợp với điều kiện mới. Việc tập hợp hội viên, đoàn viên và công tác tuyên truyền, giáo dục còn kém hiệu quả. Thực tế cho thấy, hoạt động của các tôn giáo diễn ra rất sôi động, nhiều nơi có phần lấn át hoạt động của các đoàn thể quần chúng, nhất là đối với các hoạt động của đạo Tin lành. Cùng với đó là các hoạt động mê tín dị đoan, hiện tượng thương mại hóa tôn giáo… có xu hướng ngày càng tăng, có nguy cơ xâm nhập ngày càng sâu vào các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại một số cơ sở thờ tự, nhất là các đình, chùa. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Mặt trận văn hóa - tư tưởng còn chưa được quan tâm, hầu như còn bỏ ngỏ, các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh chưa được chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến đến các vấn đề tôn giáo. Công tác tranh thủ, xây dựng lực lượng cốt cán trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo còn nhiều hạn chế. Ở nhiều vùng có số lượng tín đồ tôn giáo lớn, hạn chế về trình độ văn hóa và giao tiếp bằng tiếng phổ thông chưa thành thạo lại không có cán bộ làm công tác tôn giáo là người địa phương, cán bộ giỏi tiếng địa phương để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào có đạo và tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo kịp thời đến tín đồ tôn giáo.

Những hạn chế trên đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo và công tác xây dựng lực lượng chính trị trong vùng tôn giáo tập trung của tỉnh Thanh Hóa.

- Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, những năm gần đây, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù

địch luôn tìm cách lợi dụng các vấn đề dân tộc và tôn giáo, coi đây là biện pháp đột phá, mũi xung kích trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ CNXH ở Việt Nam. Chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, trong đó có đạo Tin lành để kích động vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi... đồng thời khai thác mọi sơ hở của ta để kích động quần chúng lạc hậu vi phạm pháp luật, làm rối loạn trật tự xã hội, tạo cớ để nước ngoài can thiệp.

Thứ hai, Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích rất lớn, có đủ các vùng:

Đồng bằng, miền núi và miền biển, địa hình phức tạp, giao thông chưa thuận tiện, trình độ dân trí không đồng đều gây kho khăn cho công tác tôn giáo. Mặt khác, bộ máy Ban tôn giáo Tỉnh tuy được kiện toàn theo hướng chuyên sâu nhưng vẫn còn một vài trường hợp ít phát huy tác dụng, nhưng chưa tinh giản, thay thế được. Do đó, Ban Tôn giáo vừa thừa, vừa thiếu. Bộ máy làm công tác tôn giáo ở quận, huyện chưa định hình về mặt tổ chức kéo theo sự thay đổi về nhân sự nên không được chuyên môn hóa lâu dài. Quyền hạn, nhiệm vụ, chức danh không được xác định rõ và tương xứng với công việc. Tầm quan trọng của công tác tôn giáo ở quận, huyện chưa được đánh giá đúng mức, cán bộ làm công tác tôn giáo chưa được đào tạo chuyên ngành, đa số là cán bộ làm công tác đoàn thể chuyển sang nên còn nhiều bất cập.

Thứ ba, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính

quyền từ huyện đến cơ sở chưa thật sâu sát, chủ yếu mới tập trung vào giải quyết các công việc mang tính sự vụ, chưa chú trọng đến tổng kết, đánh giá, dự báo tình hình để có biện pháp chỉ đạo, quản lý phù hợp. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị có mặt, có việc cũng chưa chặt chẽ. Một số cán bộ còn có tư tưởng ngại va chạm với các hoạt động phức tạp của các tôn giáo và trong công tác tôn giáo đôi khi còn cứng nhắc, nặng về quản lý, coi nhẹ công tác tuyên truyền, vận động, cảm hóa, giáo dục,

thuyết phục, dẫn đến hiệu quả thấp. Việc ban hành các văn bản QLNN của các cấp về lĩnh vực tôn giáo còn chậm, chưa cụ thể, thiếu tính đồng bộ, chưa theo kịp thực tế, tạo nên những khó khăn, lúng túng trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh ở các địa phương, cơ sở.

Thứ tư, trình độ dân trí và đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận đồng

bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động đồng bào giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc chưa có chiều sâu, hiệu quả thấp. Sự tồn tại quá lâu của một số thiết chế văn hóa truyền thống lạc hậu như: các phong tục tập quán truyền thống, nhất là các hủ tục trong ma chay, cưới xin, cúng lễ rờm rà, nặng nề, tốn kém, cũng như gánh nặng của người phụ nữ trong gia đình quá lớn... nay tỏ ra không còn phù hợp. Trong khi các thiết chế văn hóa mới lại chưa được hình thành rõ nét, tạo nên sự bất cập, thiếu hụt trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Mặt khác các quy định trong luật lệ, lễ nghi, cách hành đạo, cơ cấu tổ chức liên quan nhất là của đạo Tin lành lại rất giản đơn, nhẹ nhàng, không rờm rà, gò bó... phù hợp với tâm lý chung của một bộ phận đồng bào, làm cho họ dễ dàng tìm đến với đạo Tin lành.

Ngoài ra, công tác giáo dục thanh thiếu niên là một công tác có ý nghĩa chiến lược trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, nhưng các đoàn thể chưa có cơ chế phối hợp, nói chung còn xem nhẹ và chưa tạo được sức mạnh tổng hợp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)