Đối với Trung ương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 87)

I PHẦN MỞ ĐẦU

8. Kết cấu của luận văn

3.3.2.1. Đối với Trung ương

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong bối cảnh mới của đất nước.

Đây là vấn đề quan trọng nhằm từng bước đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Mục tiêu của công tác quản lý không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật mà điều có tác dụng cơ bản và lâu dài là phải tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động tôn giáo và thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Thực tế cho thấy, từ ngày thành lập nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về công tác tôn giáo và liên quan đến tôn giáo. Trong số này có một số văn bản quan trọng, như: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đến lần thứ X; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 2/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương “Về công tác tôn giáo trong tình

hình mới”; Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ “Về các hoạt động tôn giáo”; Nghị quyết 25- NQ/TW của ban chấp hành trung ương đảng khóa IX về công tác tôn giáo năm 2003, các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992; gần đây nhất là Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và bản Hiến pháp năm 2013. Những văn bản trên chỉ rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của công dân, đồng thời đề ra những chính sách, biện pháp quản lý các hoạt động tôn giáo.

Tuy nhiên, qua 8 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn của Chính phủ, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo đã dần từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, thực tế tình hình tôn giáo có những vấn đề mới đặt ra cần phải được điều chỉnh. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để kịp thời xem xét bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp; xây dựng ý thức và hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật; nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết về pháp luật trong các hoạt động tôn giáo cho đông đảo chức sắc, tín đồ.

- Chính phủ cần có chính sách đầu tư phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng giáo, đặc biệt là vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa.

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh hiện thực xã hội bằng hình thức hư ảo vào đầu óc con người. Vậy muốn xoá bỏ hạnh phúc hư ảo, phải xây dựng một xã hội hiện thực tốt đẹp cho quần chúng có đạo. Vì vậy Chính phủ cần có chính sách đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và thực hiện hiệu quả ở những vùng tôn giáo tập trung bằng các hình thức như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đưa vào thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế; giải quyết việc làm; xoá đói giảm nghèo; phát triển giáo dục và công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; coi trọng việc củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các tôn giáo và giữa các tôn giáo với toàn thể xã hội; thường xuyên tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền bá tri thức khoa học, kinh tế

cho tín đồ các tôn giáo. Bằng các biện pháp kinh tế và văn hoá nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các vùng đồng bào theo đạo, qua đó góp phần tạo cơ sở và động lực trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

- Đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục tham mưu đề xuất việc thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo Quyết định 83 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhằm củng cố, bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo, kịp thời phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo cho cán bộ cấp cơ sở. Cần sớm xây dựng và củng cố bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo, đồng thời xây dựng hệ thống tổ chức từ TW đến cơ sở. Trong đó, QLNN đối với tôn giáo, bên cạnh những nội dung cần phải điều chỉnh và xây dựng mới, thì cần coi trọng đến việc phân cấp, phân quyền trong quản lý tôn giáo.

- Bộ Nội vụ cần nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ có chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo các cấp nhằm đảm bảo ổn định tư tưởng và đời sống cho đội ngũ cán bộ. Tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 22 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Quyết định số 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng ban hành chính sách và tiêu chuẩn đối với cán bộ làm công tác tôn giáo để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)