I PHẦN MỞ ĐẦU
8. Kết cấu của luận văn
3.3.2.2. Đối với tỉnh Thanh Hóa
- Đối với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Cần quán triệt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, do vậy trong các cấp uỷ đảng cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo đối với công tác tôn giáo. Hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết về công tác tôn giáo, qua đó để rút kinh nghiệm về công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở. Các cấp uỷ đảng, chính quyền cần chú ý đến
công tác động viên và khen thưởng kịp thời các chức sắc tôn giáo hành đạo theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có nhiều thành tích tham gia phong trào cách mạng của địa phương. Đồng thời có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các hành vi truyền đạo trái pháp luật và kích động bà con giáo dân làm mất ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Về phía UBND tỉnh Thanh Hóa cần ban hành qui định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và chủ động mạnh dạn phân cấp, phân quyền QLNN đối với tôn giáo cho 3 cấp của địa phương. Đồng thời có kế hoạch tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, cùng với các trưởng thôn, trưởng ban công tác Mặt trận thôn, khu dân cư. Mặt khác cần có chính sách ưu đãi thu hút cán bộ làm công tác tôn giáo. Có chính sách trợ cấp cho cán bộ làm công tác tôn giáo tại cơ sở vì hiện nay theo dõi công tác tôn giáo ở cơ sở do các đoàn thể kiêm nhiệm. Riêng về đất đai cơ sở thờ tự của các tôn giáo, đề nghị UBND tỉnh cần có nghiên cứu cơ bản để trình TW ban hành chính sách phù hợp, đồng thời cũng có vận dụng sáng tạo tùy tình hình thực tế của địa phương. Cần rà soát lại quy hoạch tổng thể về sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; có cơ chế giải quyết đất đai xây dựng nơi thờ tự của các tôn giáo theo nhu cầu hợp pháp và phù hợp với thực tế; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo. Đối với các khiếu kiện đất đai cơ sở tôn giáo, cần căn cứ vào pháp luật hiện hành và nhu cầu của các tổ chức tôn giáo để giải quyết. Không đặt vấn đề giải quyết đối với với cơ sở đất đai, kinh tế, văn hoá, xã hội đã quốc hữu hoá.
Bên cạnh đó, UBND Tỉnh cần tăng cường công tác trao đổi thông tin về tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo ở địa phương với Ban Tôn giáo Chính phủ, trên cơ sở đó tranh thủ ý kiến chỉ đạo kịp thời và tiếp tục bổ xung các nội dung phối hợp cho hiệu quả. Đặc biệt, do hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa, các tôn giáo đang đẩy mạnh việc tuyên truyền phát triển đạo, đặc biệt ở vùng
sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số. Do vậy đề nghị UBND Tỉnh và các sở, ban, ngành hữu quan tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí, giác ngộ ý thức chính trị, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc; tăng cường xây dựng củng cố tổ chức đảng, chính quyền.
- Đối với Uỷ ban mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo tỉnh và các đoàn thể chính trị, xã hội và các ngành chức năng của Tỉnh có liên quan đến tôn giáo
UBMTTQ các cấp là cơ quan tập hợp lực lượng toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn Đảng, toàn dân vào thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do vậy UBMTTQ cần quy tụ, liên kết các tổ chức chính trị, xã hội, các tầng lớp nhân dân, trong đó có các tổ chức, cá nhân tôn giáo, đoàn kết thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ban tôn giáo tỉnh cần chủ động nắm chắc diễn biến tình hình các tôn giáo trên địa bàn tỉnh, kịp thời báo cáo, tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết; đồng thời phối hợp với các ban, ngành, ở tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố có liên quan xem xét, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đề nghị của tổ chức, cơ sở và chức sắc tôn giáo. Đồng thời, tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 09/4/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh, phối hợp với các ban, ngành có liên quan ở tỉnh và UBND các huyện, thị có liên quan tập trung chỉ đạo giải quyết việc tổ chức tôn giáo lấn chiếm đất công sử dụng vào mục đích tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân bán, hiến nhượng, chuyển đổi trái pháp luật với cơ sở tôn giáo theo phương án chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; không để phát sinh mới việc hộ gia đình, cá nhân bán, hiến nhượng đất trái pháp luật cho cơ sở tôn giáo; thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo đang sử dụng hợp pháp đất đai vào mục đích tôn giáo.
Bên cạnh đó, Ban tôn giáo tỉnh cần phối hợp có hiệu quả với các ban, ngành có liên quan ở tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố tập trung chỉ
đạo ngăn chặn việc thành lập và xử lý hoạt động của các Hội đoàn tôn giáo trái phép theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh. Qua đó, thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp công tác tôn giáo với MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt là triển khai các nội dung trong “Chương trình phối hợp” với Tỉnh đoàn; xây dựng lực lượng cốt cán tại cơ sở nhằm chủ động nắm bắt thông tin tình hình tôn giáo và giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Song song đó, Ban tôn giáo tỉnh cần chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn ổn định tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo tại Ban Tôn giáo; Phòng Nội vụ các huyện, thị, thành phố và cán bộ làm công tác tôn giáo cấp xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo và chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo. Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở; Chủ động giải quyết các đề nghị của tổ chức, cá nhân tôn giáo đúng pháp luật; đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo tổ chức thực hiện nghiêm túc các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật; nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước;…
Về phía các tổ chức chính trị, xã hội cần quan tâm nhiều đến hội viên, đoàn viên là tín đồ các tôn giáo, vận động họ thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động. Thông qua các phong trào thi đua, vận động tín đồ gia nhập vào các đoàn thể, đồng thời chọn ra những hội viên, đoàn viên ưu tú điển hình giới thiệu cho Đảng. Các cơ quan chức năng như: Sở Tài nguyên - Môi trường tiến hành khoanh vùng, đo đạc lập hồ sơ đất đai từng cơ sở thờ tự, tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho từng cơ sở thờ tự theo qui định của pháp luật hiện hành. Để tránh tình trạng khiếu
kiện, tranh chấp đất đai của cơ sở thờ tự như hiện nay; Sở Xây dựng sau khi cấp phép xây dựng các cơ sở thờ tự của các tôn giáo cần thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thi công để các công trình kiến trúc tôn giáo đúng với thiết kế, qui hoạch đã được duyệt; Sở văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa cần tăng cường công tác bảo tồn, bảo tàng các giá trị văn hoá, lịch sử của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn; Đoàn Kiểm tra liên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội các cấp cần thường xuyên theo định kỳ tiến hành các đợt kiểm tra hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội trên địa bàn, qua đó phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, trái pháp luật, đồng thời phát huy được những giá trị tốt đẹp của các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, góp phần giữ gìn nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc; Cơ quan An ninh chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành các hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo, kích động quần chúng tín đồ tham gia các hoạt động đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc;...
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Hiện nay tình hình thế giới có nhiều biến động, toàn cầu hoá trở thành xu thế khách quan của thời đại, đang cuốn hút các nước, các dân tộc hội nhập quốc tế. Đó là cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong quá trình đi lên của mỗi nước trên tất cả các bình diện: kinh tế - xã hội - văn hóa - đạo đức - tôn giáo,…trong đó có Việt Nam. Trước bối cảnh đó, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới cũng diễn biến hết sức phức tạp. Sự chống phá của các thế lực thù địch tiếp diễn dưới hình thức mới; xu hướng thế tục hoá, dân tộc hoá và dân chủ hoá trong các tôn giáo tiếp tục diễn tiến mạnh mẽ; sự xuất hiện các tôn giáo lạ đã và đang đưa lại những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý tôn giáo của Thanh Hóa trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo, trong thời gian tới tỉnh Thanh Hóa cần quán triệt quan điểm, chính sách tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá hướng tới mục tiêu ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế và đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn. Đặc biệt, cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp: tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác quản lý các hoạt động tôn giáo; kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo, có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo và xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở; xây dựng và hoàn thiện các phương pháp QLNN đối với tôn giáo nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá, góp phần củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội tương lai.
KẾT LUẬN
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội, luôn gắn liền với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và là nhu cầu tâm linh không thể thiếu của một bộ phận quần chúng nhân dân. Tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm và hết sức phức tạp, nó vừa liên quan đến nhu cầu tinh thần, tâm linh của quần chúng tín đồ, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội và an ninh của Quốc gia. Vì vậy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một trong những công tác có tính bức thiết trong giai đoạn hiện nay, làm tốt công tác này sẽ góp phần đưa hoạt động tôn giáo đi vào ổn định, đúng pháp luật, giữ vững trật tự xã hội.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Thanh Hóa đã đạt những kết quả nhất định. Có được những kết quả đó là do cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đã vận dụng linh hoạt những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vào tình hình cụ thể của tỉnh.
Chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được Thanh Hóa quán triệt và thực hiện nghiêm túc, tạo được sự đồng thuận thống nhất của quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo với công tác quản lý của chính quyền địa phương. Những thành quả phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian qua đã có tác động tích cực, nâng cao đời sống nhân dân, đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng tín đồ các tôn giáo, đặc biệt trong vùng dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt. Đa số quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phấn khởi tham gia xây dựng cuộc sống, góp phần vào sự thắng lợi trong công cuộc đổi mới đất nước.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa là một tỉnh rộng, dân cư đông, những năm gần đây, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng tác động không nhỏ đến phong tục, tập quán và các thiết chế văn hóa, trong đó có sinh hoạt tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong tỉnh. Tình hình hoạt động của tôn giáo cũng có nhiều biến động, nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo nảy sinh, các tổ chức tôn giáo không ngừng phát triển, tìm mọi cách để tuyên truyền phát triển tín đồ, tổ chức tôn giáo trực thuộc, nhiều hoạt động truyền đạo trái phép diễn ra ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh, nhất là các huyện miền núi. Nhiều hoạt động tôn giáo không tuân thủ các quy định của Nhà nước... gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo, đe doạ đến sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Thanh Hóa những năm vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra: hệ thống tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện, đội ngũ cán bộ còn thiếu, non kém về nhiều mặt, trong khi yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng phải được nâng cao; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc chưa có chiều sâu, hiệu quả thấp... Do đó, trong thời gian tới tỉnh cần phải quan tâm tới công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo, cả về chính sách cũng như cách thức quản lý sao cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Từ việc nghiên cứu một cách toàn diện công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn Thanh Hóa trong thời gian qua, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cụ thể đối với công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, qua đó nhằm phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế của công tác này ở trên địa bàn tỉnh. Hy vọng rằng những giải pháp và kiến nghị trên sẽ góp một phần để cùng các cơ quan chức năng của Thanh Hóa sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước