Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 37)

I PHẦN MỞ ĐẦU

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân

Thực hiện đúng chủ trương của Đảng “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” được Bộ chính trị Đảng ta chỉ ra từ NQ 24, ngày 16 tháng 10 năm 1990 về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Quán triệt quan điểm này, các tổ chức hợp thành hệ thống chính trị của tỉnh Thanh Hóa đã xác định được chức năng, nhiệm vụ công tác tôn giáo, thành lập bộ máy chuyên trách công tác này. Sự phối hợp trong công tác tôn giáo của các tổ chức hệ thống chính trị cũng đã tạo ra sự gắn bó đáng kể. Chính vì thế, công tác tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; tạo ra sự đoàn kết, yên tâm của tín đồ, chức sắc tôn giáo, với phương châm “tốt đời, đẹp đạo” hoạt động tôn giáo đi theo xu hướng tuân thủ pháp luật; các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhanh chóng bị lộ diện và bị lên án mạnh mẽ. Cụ thể:

- Công tác thông tin, tuyên truyền:

Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tiếp tục được các cấp chính quyền quan tâm, đẩy mạnh. Ban tôn giáo - Sở Nội vụ đã phối hợp với các huyện, thị, thành phố tổ chức hội nghị tập huấn về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho các cán bộ chủ chốt cấp xã, thôn bản có tôn giáo; tổ chức các hội nghị tuyên truyền cho đại diện gia đình tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo; hội nghị cho cán bộ xã, thôn bản có điểm nhóm đạo Tin lành được đăng ký sinh hoạt tập trung. Thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ hàng năm ở tỉnh và

cơ sở đều đưa những nội dung chủ yếu của Pháp lệnh, Nghị định làm nội dung trọng tâm của chương trình đào tạo nhằm tuyên truyền, quán triệt thực hiện sâu rộng trong đội ngũ cán bộ các cấp.

Trong giai đoạn I (2005 - 2008), Ban Tôn giáo tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt, triển khai Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh trên địa bàn tỉnh; các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo, cụ thể:

Ở Cấp tỉnh, Tổ chức 4 Hội nghị, với 880 người tham dự là các cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể và lực lượng báo cáo viên cấp tỉnh; Chủ tịch HĐND, UBND, MTTQ, Trưởng Ban Dân vận, Trưởng Công an, cán bộ tư pháp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đồng thời, Ban Tôn giáo cũng đã tổ chức 04 Hội nghị cho 269 chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo; thành viên Ủy bân đoàn kết Công giáo và các chuyên trách trên địa bàn toàn tỉnh.

Ở cấp huyện, xã, toàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã tổ chức 60 Hội nghị triển khai, quán triệt Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản có liên quan cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, MTTQ, trưởng các ban ngành, đoàn thể cấp huyện và xã ở 27/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với khoảng 2.500 người tham dự.

Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo còn phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, các ban, ngành liên quan ở tỉnh tổ chức 2 Hội nghị tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và liên quan đến tôn giáo cho chức việc các tôn giáo với sự tham dự của 350 chức việc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, các huyện, thị xã, thành phố “tổ chức 28 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho quần chúng tín đồ các tôn giáo tại các huyện: Nông Cống, Yên Định, Tĩnh Gia, Hoằng Hoá, Thiệu Hoá, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Mường Lát, Hà Trung, Như Thanh, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Nga

Sơn, Triệu Sơn, Đông Sơn, Quảng Xương, Thọ Xuân, thị xã Bỉm Sơn và Sầm Sơn với tổng số tín đồ tham gia là 4.950 người”[12, tr. 5].

Thực hiện chương trình phối hợp công tác tôn giáo với các Sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh, Ban Tôn giáo đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh trực tiếp tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cho cán bộ chủ chốt từ huyện xuống đến thôn, bản, trong đó chú trọng tuyên truyền ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số “ở 16 bản người Mông theo đạo Tin lành. Tổng số Hội nghị: 20; số người tham dự: 1.000” [12, tr. 4].

Song song đó, Ban Tôn giáo tỉnh cũng đã phối hợp tổ chức báo cáo tình hình thời sự, chính sách tôn giáo, báo cáo các chuyên đề về tôn giáo ở hầu hết tất cả các huyện, thị, thành trong tỉnh. Đặc biệt, từ khi Pháp lệnh, Nghị định có hiệu lực thi hành, Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá đã chủ động xin ý kiến chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh; phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ hàng năm ở tỉnh và cơ sở đều đưa những nội dung chủ yếu của Pháp lệnh, Nghị định làm nội dung trọng tâm của chương trình đào tạo nhằm tuyên truyền, quán triệt thực hiện sâu rộng trong đội ngũ cán bộ các cấp. Nhìn chung, các giáo hội tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành và tín đồ đều đồng tình ủng hộ và thực hiện tốt các quy định pháp luật về tôn giáo.

Ngoài ra, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ và UBND tỉnh, Ban Tôn giáo đã phối hợp với Sở Tư pháp, các ban, ngành có liên quan ở tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiến hành tổ chức việc triển

khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 92/2012/NĐ-CP cho đại diện các sở, ban, ngành có liên quan ở tỉnh, các đoàn thể, lãnh đạo và chuyên viên Phòng Nội vụ các huyện, thị, thành phố; chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo trên địa bàn tỉnh với số lượng 250 người tham dự. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 25/27 huyện, thị, thành phố đã tiến hành tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 92/2012/NĐ-CP cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, MTTQ, trưởng các ban ngành, đoàn thể cấp huyện, xã; chức sắc, nhà tu hành, chức việc và quần chúng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn. Ban Tôn giáo cũng đã phối hợp với Vụ Pháp chế Thanh tra - Ban Tôn giáo Chính phủ, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức 11 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 2.000 tín đồ các tôn giáo tại các huyện: Nga Sơn, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Vĩnh

Lộc, Nông Cống, Hà Trung, Thạch Thành, Yên Định và thành phố Thanh Hóa.

- Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo:

Thực hiện Nghị định số 13, 14/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ; Thông tư số 04/2008/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Sở Nội vụ đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, cụ thể:

Hiện nay, ở cấp tỉnh, thành lập Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ với 14 cán bộ công chức, gồm 01 trưởng Ban, 01 Phó Trưởng Ban và 12 cán bộ công chức thuộc 3 phòng: Phòng hành chính – Tổng hợp; Phòng Công giáo – Tin lành; Phòng Phật giáo và các tôn giáo khác. Ban có con dấu riêng, biên chế, tài khoản, tài sản trực thuộc Sở Nội vụ; đồng thời ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tôn giáo tỉnh. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức Ban tôn giáo tỉnh đã từng bước có sự chuyên môn hoá, chuyên biệt cao hơn, dễ quản lý và làm việc hơn.

Cấp huyện, tính đến nay 27/27 huyện thị, thành phố bố trí chức năng quản lý Nhà nước về tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ. Riêng các đơn vị: Tỉnh Gia, Nông Cống, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Quảng Xương và thành phố Thanh Hóa mỗi đơn vị có 01 biên chế chuyên trách công tác tôn giáo. Một số nơi địa bàn có đông đồng bào theo tôn giáo thì có thêm 01 chuyên viên, tuy nhiên trong thực tế chuyên viên vẫn phải kiêm nhiệm một số công việc khác khi có yêu cầu. Đối với cấp xã, phó Chủ tịch UBND sẽ phụ trách công tác tôn giáo, ngoài ra có thể có uỷ viên văn hoá hoặc uỷ viên văn phòng, công an chịu trách nhiệm về công tác tôn giáo.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo các cấp của tỉnh thời gian qua đã có nhiều cố gắng nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, không để xảy ra điểm nóng về tôn giáo.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về tôn giáo:

Cùng với công tác tổ chức cán bộ, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá cũng hết sức chú ý tới công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Trong ba năm gần đây tỉnh tập trung cho công tác bồi dưỡng, tập huấn công tác tôn giáo. Hình thức là cử đi học hoặc tự tổ chức lớp, đặc biệt ở cấp huyện do có sự thay đổi nhiều hơn về bộ máy.Trong năm 2008 đã hoàn thành kế hoạch, riêng năm 2009 - 2010 tập trung cho cấp tỉnh, huyện đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách tôn giáo xã, thôn, bản. Mỗi năm 5 lớp được tổ chức ở các huyện miền núi, mỗi lớp khoảng 200 đại biểu, phổ cập từ cán bộ cấp xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản với nội dung: chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, mang lại những hiệu quả cao.

Thực hiện Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 08/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về tôn giáo” giai đoạn 2006 -

2010. Trong năm 2008, Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với các huyện: Đông Sơn, Quan Sơn, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Nông Cống và thành phố Thanh Hóa mở 6 lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, Trưởng thôn và Bí thư Chi bộ tại các huyện nói trên. Tổng số gần 900 cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo và kiến thức QLNN về tôn giáo.

Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, các ban, ngành ở tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức được “2 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh với số lượng 500 người; mở 01 lớp tập huấn công tác đối với đạo Tin lành cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh tại thị xã Sầm Sơn, số lượng 200 người” [12, tr. 5].

Bên cạnh đó, Ban tôn giáo tỉnh cũng đã phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ mở 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho 260 cán bộ chủ chốt huyện Thường Xuân và Mường Lát. Phối hợp với UBND, MTTQ, đoàn thể các huyện trong tỉnh mở 7 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho 1.450 đội ngũ cán bộ cơ sở trong hệ thống chính trị từ huyện đến thôn, bản tại các huyện: Hoằng Hoá, Quảng Xương, Thọ Xuân, Thạch Thành, Mường Lát, Quan Hoá, Bá Thước.

Ngoài ra, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND huyện Mường Lát tổ chức 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho 120 đối tượng là cán bộ, Sĩ quan, chiến sĩ tham gia các đoàn công tác tại các bản của huyện Mường Lát. Tổ chức 04 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác tôn giáo cho 600 cán bộ lãnh đạo MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và các xã có đông đồng bào theo các tôn giáo; lãnh đạo và chuyên viên làm công tác tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Về công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh:

Để đảm bảo, tôn trọng quyền tự do tôn giáo và quyền tự do không tôn giáo của công dân trong khuôn khổ của pháp luật, tỉnh Thanh Hóa luôn tạo diều kiện cho mọi công dân được bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ hội; đồng thời hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm, xem xét tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn, bảo vệ môi trường. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo phải tuân theo quy định của pháp luật, tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng, quy định của lễ hội, quy định trong các hương ước, quy ước của cộng đồng.

Từ khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều diễn biến mới, hoạt động tôn giáo có sự chuyển biến mạnh mẽ, các tôn giáo hoạt động sôi động và không ngừng gia tăng trên các lĩnh vực: trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới cơ sở vật chất; đơn thư đề nghị cấp đất, hiến nhượng, trao đổi, mở rộng, đòi lại đất và cơ sở vật chất ngày một gia tăng; tổ chức nhiều cuộc lễ với quy mô lớn trong phạm vi nhiều huyện, nhiều tỉnh, thành phố; chia, tách, sáp nhập và thành lập cơ sở tôn giáo mới; tăng cường, vận động, thu hút đồng bào gia nhập các tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, phong chức và điều chuyển chức sắc tôn giáo; thành lập mới các Hội đoàn với nhiều hình thức sinh hoạt khác nhau; in ấn kinh sách, lợi dụng các hoạt động từ thiện nhân đạo để lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo...Trước thực trạng đó, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tôn giáo, để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân cũng như đưa các tôn giáo vào hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Trong những năm qua, Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành chức năng ở tỉnh đã chủ động, tích cực tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh và Ban Tôn giáo Chính phủ tập trung giải

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)