Quá trình chuyển khối trong cột

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ CR6+ bằng xơ dừa nước ứng dụng vào xử lý nước thải xi mạ (Trang 42)

Đặc trưng cho quá trình này là đường cong thoát. Đường cong này đạt được từ thực nghiệm, cho dòng chất bẩn chảy qua cột vật liệu có kích thước và lưu lượng biết trước cho đến khi lớp chất hấp phụ bị bão hòa. Nồng độ của chất tan dòng vào, Co, sau khi qua cột, giảm xuống nồng độ có giá trị nhỏ hơn Cb. Ban đầu, khi chất hấp phụ vẫn còn mới, nồng độ chất tan trong dòng ra thấp hơn mức nồng độ cho phép Cb. Nhưng sau một thời gian vận hành, thì chất hấp phụ đạt bão hòa, khi đó nồng độ chất tan ở dòng ra tăng lên đến một giá trị Cb nào đó, gọi đó điểm uốn.

Chiều cao x của lớp chất hấp phụ tại đó nồng độ của chất bị hấp phụ giảm từ Co đến 0 trên đường cong được gọi là tầng trao đổi chất. Sau khi chất ô nhiễm trong nước thải bị hấp phụ vào tầng trao đổi chất và đi xuống phía dưới, nồng độ chất ô nhiễm giảm đến giá trị tối thiểu và không có hấp phụ xảy ra thêm phía dưới tầng trao đổi chất. Khi lớp trên cùng đã bão hòa chất bị hấp phụ, tầng trao đổi chất sẽ di chuyển xuống phía dưới cho đến khi điểm uốn xảy ra. Điểm uốn xảy ra khi nồng độ chất ô nhiễm trong nước rửa đạt 5% giá trị của nồng độ dòng vào. Khi nồng độ chất ô nhiễm trong nước rửa bằng 95% nồng độ chất ô nhiễm trong dòng vào, quá trình đạt bão hòa. Hấp phụ trong cột nhằm mục đích loại bỏ một tạp chất nào đó trong nước, nồng độ tạp chất trong nước đầu ra phải bằng 0 hoặc một giá trị Cb nào đó. Trên mức Cb quá trình hấp phụ phải dừng lại để chuyển sang cột mới. Độ lớn của tầng chuyển khối ứng

với sự suy giảm nồng độ từ Co xuống Cb không có giá trị sử dụng nên được gọi là tầng chết. Thời gian từđầu quá trình đến thời điểm nồng độ đầu ra tăng lên Cb là thời gian bảo vệ t.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ CR6+ bằng xơ dừa nước ứng dụng vào xử lý nước thải xi mạ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)