Phương pháp hóa học

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ CR6+ bằng xơ dừa nước ứng dụng vào xử lý nước thải xi mạ (Trang 28)

Dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước thải với kim loại cần tách, ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng. Cr (VI) được khử đến Cr (III) trong môi trường acid và tạo thành Cr(OH)3 kết tủa trong môi trường kiềm.

Các chất khử Cr6+ thường là khí sunfurơ SO2, khói có chứa SO2, natri bisunfit NaHSO3, natri sunfit Na2SO3, polisunfit, natri sunfua Na2S, các muối sắt Fe2+. Các phản ứng khử Cr6+ thành Cr3+ diễn ra như sau:

Với natri sunfua:

Cr2O72- + 3S2- + 14H+→ 2Cr3+ + 3S + 7H2O

Với natri bisunfua:

Với sunfat sắt:

Cr2O72- + 6Fe2+ + 14H+→ 2Cr3++ 6Fe3+ + 7H2O

Trong các phản ứng nêu trên, để khử Cr6+ thành Cr3+, phản ứng luôn diễn ra trong môi trường acid. Vì vậy, để phản ứng diễn ra một cách triệt để, cần thiết phải acid hóa nước thải tới pH = 2÷4. Khi pH<10, các phản ứng khử Cr6+ chỉ diễn ra trong 10 phút. Vì vậy trong công nghệ xử lý nước thải mạ, người ta thường hợp nhất hai dòng acid và dòng crom. Nếu không đảm bảo được pH yêu cầu thì phải châm thêm acid vào. Trong thực tế, đểđạt được hiệu quả khử Cr6+ thành Cr3+, lượng hóa chất tiêu hao thường gấp 1,25 lần nếu dùng natri sunfit hoặc sắt sunfat và gấp 1,75 lần nếu dùng natri bisunfit. Lượng acid cho vào hệ thống phản ứng để đảm bảo pH = 2÷4 phụ thuộc vào loại acid và pH của nước thải trước xử lý.

Bảng 2-4 Lượng cặn tạo thành khi khử và trung hòa 1 kg acid cromic

Chất khử Lượng sử dụng Phương pháp trung hòa Lượng cặn tạo thành, kg NaHSO3 gấp 1,75 lần lượng lý thuyết NaOH 1,1 NaHSO3 CaO 4,0 FeSO4 gấp 1,25 lần lượng lý thuyết NaOH 4,2 FeSO4 CaO 12,4

Nhược điểm của phương pháp là các hóa chất được sử dụng khá đắt tiền, phải kết hợp nhiều công đoạn, nhiều phương pháp (lắng, lọc), lượng bùn thải lớn và khó xử lý, gây ô nhiễm thứ cấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ CR6+ bằng xơ dừa nước ứng dụng vào xử lý nước thải xi mạ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)