Giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng từ ngân hàng của sinh viên chương trình tiên tiến và chất lượng cao trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (Trang 56)

b. Nguyên nhân khách quan

3.2.1. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

3.2.1.1. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Trình độ cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được các khách hàng tốt, dự án tốt. Cán bộ tín dụng tất yếu phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều lãnh thổ, nhiều

vùng thậm chí nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, để có được sự đánh giá chính xác về khách hàng họ phải thực sự rất am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, môi trường khách hàng đang sống. - Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần phải có kỹ năng phân tích từ chi tiết đến

tổng thể các thông tin về khách hàng cũng như về dự án đề nghị vay vốn, đồng thời mỗi cán bộ tín dụng cũng cần phải có khả năng dự đoán các vấn đề liên quan đến khách hàng vay vốn. Bởi vậy cán bộ tín dụng phải được đào tạo một cách bài bản và kỹ lưỡng, cẩn thận.

- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cho vay. Nợ xấu rất dễ xuất hiện khi cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy trình tín dụng hay bỏ sót một vài bước trong quy trình để nhằm nhận được những khoản bồi thường từ khách hàng.

- Cần quan tâm nhiều hơn đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện cho cán bộ công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có đãi ngộ công bằng; đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả và công sức học đã bỏ ra, kể cả việc nâng lương trước hạn và đề bạt lên vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo tính chất, mức độ có thể giáo dục hay phải có xử lý kỷ luật. Có như vậy thì không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của Ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao mà chất lượng tín dụng cũng được cải thiện.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro: Ngân hàng có thể xây dựng một hệ thống chuẩn như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng. Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ với các bộ phận.

Thực tế đã chứng minh rằng nếu một ngân hàng nào đó có được một đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, có tinh thần tập thể vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng đó chắc chắn sẽ đứng vững và có thể phát triển trước sóng gió của thị trường,

3.2.1.2. Chú trọng tới các chính sách rủi ro tín dụng

Ban giám đốc phải thường xuyên bám sát các nội dung chính sách, chiến lược rủi ro tín dụng của Hội đồng quản trị và ban Tổng giám đốc điều hành, để từ đó thực thi các định hướng, các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường và theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. NHNo&PTNT Hoàng Mai cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình.

3.2.1.3. Hoàn thiện cơ sở lấy thông tin

Trong thực tế, nhu cầu thông tin của khách hàng là rất lớn. Thông tin đầy đủ sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định, tránh được các yếu tố chủ quan. Bên cạnh thông tin từ hồ sơ của khách hàng, thông qua khách hàng cung cấp trực tiếp, cần phải có tìm hiểu thêm thông tin từ nhiều nguồn khác, trong đó có những kênh thông tin quan trọng như truyền thông và internet...để có thu nhập và xử lý nguồn thông tin này có hiệu quả thì Agribank Hoàng Mai cần có những giải pháp sau :

- Quán triệt đến tất cả cán bộ ngân hàng biết được vai trò và tác dụng của những thông tin trên báo chí liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và đối với khách hàng nói riêng.

- Việc thu thập và xử lý nguồn thông tin trên báo chí phải được thực hiện thường xuyên và được chọn lọc kỹ càng.

- Xây dựng hệ thống xử lý thông tin đồng nhất về nội dung: Nâng cao hiệu quả khai thác và xử lý thông tin trên báo chí của cán bộ quan hệ khách hàng.

- Cán bộ quan hệ khách hàng phải không ngừng hoàn thiện kỹ năng sử dụng thông tin trên báo chí phục vụ công tác, rút ngắn thời hạn, hỗ trợ tốt trong việc thẩm định khách hàng.

- Thiết lập mối quan hệ với một số cơ quan báo chí nhằm nắm bắt thêm những thông tin liên quan đến tín dụng.

- Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong cập nhật thông tin trên báo chí trong nước và nước ngoài.

3.2.1.4. Tăng cường rà soát, đánh giá TSDB

- Xem xét đánh giá chính xác tài sản đảm bảo của khách hàng ngay từ khi tiếp nhận xem xét hồ sơ vay vốn. Bởi giá trị của tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến quyết định về số dư nợ cho vay với khách hàng, làm căn cứ để tính dự phòng rủi ro cho khoản vay.... Hiện nay, tài sản đảm bảo được coi là nguồn thu nợ quan trọng trong trường hợp nợ xấu phát sinh trong ngân hàng, vì vậy, việc đánh giá tài sản đảm bảo ngoài việc xác định chính xác giá trị của tài sản còn cần đánh giá đến tính thanh khoản của tài sản trên thị trường. Đề phòng trường hợp nợ xấu xảy ra thì có thể thu hồi được dễ dàng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

- Trong trường hợp khoản vay bị đánh giá xuống hạng, Chi nhánh phải rà soát và đánh giá lại ngay tài sản đảm bảo của khách hàng, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng phải thực tế và thận trọng. Chi nhánh cần xem xét đánh giá liệu tài sản bảo đảm này có thanh lý được trong điều kiện kinh doanh thì như thế nào và thanh lý trong điều kiện kinh doanh không bình thường thì thế nào.

Chi nhánh cần rà soát lại hồ sơ pháp lý khoản vay. Trong trường hợp hồ sơ pháp lý chưa chặt chẽ hoặc cần bổ sung, Chi nhánh cần phải bổ sung đầy đủ một cách tối đa.

3.2.1.5. Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng

Ngân hàng cần thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo nắm bắt, theo dõi đúng tình hình sử dụng vốn của khách hàng để có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu. Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà coi nhẹ hoặc bỏ qua một khâu nào.

3.2.1.6. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng. Hiệu quả của khâu này phụ thuộc rất lớn vào năng lực cán bộ quan hệ khách hàng, hệ thống thông tin. Trong thời gian tới, Agribank Hoàng Mai cần thực hiện một số giải pháp thực hiện quy trình thẩm định:

 Hoàn thiện nội dung thẩm định

Trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng cần phải quan tâm tới một số yếu tố cần được đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như : Giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội.

Chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể. Đối với một số dự án phức tạp, nên thuê chuyên gia để thẩm định, có như vậy chất lượng thẩm định mới thật sự có chất lượng.

Hoàn thiện công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.

3.2.1.7. Tăng cường kiểm tra tín dụng

Trong công tác quản trị rủi ro, cơ chế kiểm soát rủi ro của Agribank Hoàng Mai đã hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả nhất định.

•Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định ( 30, 60 hay 90 ngày) với những khoản cho vay lớn đồng thời kiểm tra bất thường với những khoản cho vay nhỏ.

•Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách chi tiết bảo đảm rằng mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra chi tiết và cụ thể về kế hoạch trả nợ, chất lượng và điều kiện của tài khoản đảm bảo tính hợp lệ và đầy đủ của hợp đồng tín dụng.

•Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn.

•Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của Ngân hàng.

• Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển.

•Kiểm tra tín dụng là cách cần thiết để hình thành chính sách tín dụng của ngân hàng một cách lành mạnh

•Điều kiện đẻ khâu kiểm tra tín dụng đạt hiệu quả cao, Agribank Hoàng Mai cần :

 Yếu tố con người có tính quyết định nên cần có những cán bộ có đủ trình độ và đạo đức nghề nghiệp.

 Đội ngũ lãnh đạo cần nhận thức sâu sắc các vai trò của kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra tín dụng nói riêng, tránh tư tưởng “bệnh thành tích” trong quản lý.

 Tổ chức thu nhập thông tin, xây dựng hệ thống thông tin trong và ngoài đầy đủ phục vụ cho công tác dự báo và phòng chống rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng từ ngân hàng của sinh viên chương trình tiên tiến và chất lượng cao trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w