Định hướng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng từ ngân hàng của sinh viên chương trình tiên tiến và chất lượng cao trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (Trang 55)

b. Nguyên nhân khách quan

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng

- Về cơ cấu tín dụng: Cơ cấu khách hàng sẽ được chuyển dịch phù hợp, ngân hàng ưu tiên phát triển tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Và việc cho vay theo ngành nghề cũng sẽ được chú trọng ưu tiên tín dụng xuất nhập khẩu bên cạnh kiểm soát chặt chẽ và giảm dần tỷ trọng cho vay phục vụ những ngành đang có nhiều khó khăn. Cơ cấu tín dụng cũng sẽ đc quy hoạch phù hợp với tiềm năng từng địa bàn, khu vực mở rộng cho vay các địa bàn kinh doanh hiệu quả sinh lời cao.

- Về chất lượng hoạt động: thực hiện nghiêm túc đánh giá xếp hạng khách hàng và phân loại nợ xấu, trích đủ DPRR. Tăng cường kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, tích cực và quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đảm bảo tính cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có.

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ, tài sản có.

+ Nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng và phát triển dịch vụ cả về quy mô ứng dụng cũng như hiệu quả sản phẩm.

+ Tổ chức đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ nhân viên để tăng khả năng tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập ngân hàng, đặc biệt là giáo dục tư cách đạo đức cho cán bộ ngân hàng.

Trước những chính sách điều hành của NHNN trong nền kinh tế đầy khó khăn phức tạp như hiện nay và sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT Việt Nam, lãnh đạo Agribank Hoàng Mai đã đặt ra các yêu cầu hết sức cụ thể với hoạt động tín dụng của chi nhánh, để đảm bảo hiệu quả cao nhất và tránh được tình trạng nợ xấu có thể diễn ra.

- Chính sách đối với các khoản nợ xấu bao gồm quy định mức rủi ro có thể chịu được đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng vùng và chuẩn bị các điều kiện để đối phó với rui ro, các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác.

Ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rui ro hợp lý dựa trên cơ sở phân loại nợ và giá trị tài sản đảm bảo của từng khoản vay.

Chính sách giải quyết nợ xấu liên quan tới nhiều bên: ngân hàng, khách hàng, chính quyền địa phương, tòa án … Lập bộ phận chuyên trách giải quyết các khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng từ ngân hàng của sinh viên chương trình tiên tiến và chất lượng cao trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w