Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng từ ngân hàng của sinh viên chương trình tiên tiến và chất lượng cao trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (Trang 28)

2.1.4.1 Công tác huy động vốn

Với tư cách là một trung gian tài chính, với hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay, nên nguồn vốn là yếu tố có tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM.

Nhận thức được vị trí, vai trò trọng yếu của nguồn vốn trong kinh doanh, nên Agribank Hoàng Mai rất chú trọng đến công tác huy động vốn.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (tỷ đồng) Tăng giảm so với 2009 Giá trị (tỷ đồng) Tăng giảm so với 2010 Giá trị (tỷ đồng) Tăng giảm so với 2011 Vốn huy động 2006.4 1.38% 1761.4 -12.2% 1823.8 3.5%

Tiền gửi của khách hàng 1734.4 1.25% 1665.9 -3.95% 1698.7 1.96% Tiền gửi, tiền đi vay khác 114.3 1.01% 42.4 -62.9% 23.3 -45.05% Tiền gửi kho bạc Nhà

nước

141.9 2.34% 38.4 -72.94% 91.5 138.28%

Các giấy tờ có giá đã phát hành

15.8 1.67% 14.7 -69.62% 10.3 -29.93%

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự biến động khá lớn trong các năm qua. Tuy nhiên, trong tổng vốn huy động của các năm, thì vốn huy động từ tiền gửi của dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, các nguồn vốn huy động khác cũng có sự biến động khá lớn, và có xu hướng giảm.

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của Agribank Hoàng Mai năm 2011 giảm 3.95% so với 2010, giảm 68.5 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự biến động là do trong năm, kinh tế khó khăn, sản xuất đình đốn, trong khi đó lãi suất vay vốn lại quá cao, trong khi lãi suất tiền gửi lại không đủ bù đắp chi phí đi vay, nên các doanh nghiệp có nhu cầu vốn đã rút tiền gửi ngân hàng để phục vụ sản xuất, đồng thời Chính phủ có chủ trương giảm lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn rẻ khiến nguồn tiền trong dân cư đi ra các kênh đầu tư khác. Đến năm 2012, huy động tiền gửi tăng 1.96% so với 2011, tăng 32800 triệu đồng, nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng bị siết chặt do Ngân hàng Nhà nước mạnh tay quản lý.

2.1.4.2 Tình hình sử dụng vốn

a. Dư nợ tín dụng

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn năm 2010-2012

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối Tương đối Tổng dư nợ 1735.1 1634.3 1499.6 - 100.8 -5.8% - 134.7 -8.24%

( Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2010-2012)

Kinh tế suy thoái, khủng hoảng, doanh nghiệp, người dân gặp rất nhiều khó khăn, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sử dụng vốn của các ngân hàng nói chung và Agribank Hoàng Mai nói riêng, tổng dư nợ của Chi nhánh thì giảm qua các năm, từ mức 1735.1 tỷ đồng năm 2010 giảm xuống còn 1499.6 năm 2012. So với nắm

2011, năm 2012 tổng dư nợ của Chi nhánh đã giảm 134.7 tỷ đồng, tương đương mức giảm 8.24%. Agribank Hoàng Mai thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ sử dụng vốn, trong đó thì nghiệp vụ cho vay vẫn là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ sử dụng vốn của Chi nhánh.

b. Cơ cấu dư nợ tín dụng  Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Bảng 2.3: Dư nợ theo thời hạn giai đoạn năm 2010-2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Dư nợ ngắn hạn 1205 69.4% 1286.9 78.7% 1147.2 76.5%

Dư nợ trung dài

hạn 530.1 30.6% 347.4 21.3% 352.4 23.5%

( Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2010-2012)

Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh qua các năm từ 2010 đến 2012 chủ yếu là kỳ hạn ngắn, năm 2010, dư nợ với kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng 69.4% thì đến năm 2012 đã tăng lên 76.5%, điều này thế hiện sự thận trọng nhất định của Chi nhánh trong việc sử dụng vốn, trong điều kiện vốn huy động cũng chủ yếu theo kỳ hạn ngắn và tình hình khó khăn của các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Hoàng Mai

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả thể hiện chỉ tiêu tín dụng của chi nhánh từ 2010-2012)

NHNo&PTNT Việt Nam là một ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, với đặc thù địa hình và vùng kinh tế, với khu vực Hoàng Mai, Agribank Hoàng Mai cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn, chiếm trên 80%. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay, đang gặp rất nhiều khó khăn, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, vì thế Chi nhánh Hoàng Mai luôn thực hiện chặt chẽ chỉ đạo của cấp trên, giám sát chặt chẽ các đối tượng vay, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, lãi vay, và giảm thiểu tối đa nợ xấu ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng từ ngân hàng của sinh viên chương trình tiên tiến và chất lượng cao trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w