Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng từ ngân hàng của sinh viên chương trình tiên tiến và chất lượng cao trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (Trang 43)

5. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ d nợ

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1.Hạn chế

Nhìn vào thực trạng nợ xấu của ngân hàng, có thể nhận thấy rằng công tác quản lý nợ xấu và xử lý nợ xấu của Agribank Hoàng Mai tuy đã đạt được khá nhiều thành tựu, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều điểm cần được xem xét và nâng cao.

Thứ nhất: Phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Kết quả thẩm định là nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định, có ảnh hưởng đến cả giai đoạn trước và sau cho vay nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên, một số cán bộ tín dụng đã coi nhẹ khâu này đã dẫn đến chất lượng thẩm định không cao, tình hình sao chép nguyên thông tin do khách hàng cung cấp mà không đối chiếu, phân tích xác nhận từ nguồn thông tin khác, việc thẩm định doanh nghiệp còn sơ sài, chưa toàn diện và không phải là căn cứ để ngân hàng quyết định cho vay hay không mà quyết định cho vay chủ yếu dựa vào tài sản hữu hình đảm bảo, nội dung chưa toàn diện, chưa quan tâm đúng mức đến lưu chuyển tiền tệ, phân tích dòng tiền, thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn....tất cả những điều này làm giảm độ chính xác trong thẩm định.

Hệ thống định hạng tín dụng đối với khách hàng còn thiếu sót

Hiện nay, với các đối tượng khách hàng như doanh nghiệp mới thành lập, khách hàng cá nhân hộ gia đình thì chưa có hệ thống, chỉ tiêu thống nhất để đánh giá. Do đó đối với các đối tượng này việc đánh giá, phân loại nợ vẫn chỉ thực hiện đánh giá theo tuổi nợ ( Điều 6 quyết định 493). Bên cạnh đó, bản thân hệ thống chấm điểm, xếp loại doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.

Hệ thống nhóm ngành chưa phong phú một số ngành kinh doanh vẫn chưa có hệ thống đánh giá riêng.

Sử dụng chung một bộ chỉ tiêu để đánh giá cả một doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy kết quả đánh giá sẽ không hợp lý do những doanh nghiệp này có những đặc thù rất khác nhau.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ít được cập nhật, thay đổi đáp ứng được với tình hình mới. Do đó kết quả phản ánh sẽ không chính xác, nhất là nền kinh tế có nhiều sự biến động lớn như hiện nay.

Cơ cấu tín dụng mất cân đối đã gây khó khăn trong việc quản lý nợ của ngân hàng, độ phân tán rủi ro sẽ bị giảm sút dễ gây ra thiệt hại lớn cho ngân hàng. Trong giai đoạn trước khủng hoảng, ngân hàng đã cho vay tập trung vào một số ngành như bất động sản...Vì vậy khi những ngành này gặp khó khăn, như thị trường bất động sản bị đóng băng, sụt giảm nghiêm trọng, đã đẩy ngân hàng vào thế bị động và gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, ngân hàng cũng cho vay với các ngành xây lắp, sắt thép...đây cũng là những ngành trong giai đoạn suy thoái vừa rồi đã gặp khó khăn rất lớn.

Hệ thống kiểm tra nội bộ chưa đạt hiệu quả cao

Việc kiểm tra nội bộ chưa đạt hiệu quả cao mặc dù được chia tách công tác kiểm tra nội bộ được độc lập với các chi nhánh, tuy nhiên đội ngũ kiểm tra nội bộ tại khu vực vẫn còn khá mỏng so với khối lượng công việc hiện tại, các đơn vị liên quan tới việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tại chi nhánh vẫn đang phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Trong khi đó, để việc kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả cao cần có sự kiểm tra, giám sát kĩ lưỡng, chi tiết nhất là trong giai đoạn tăng trưởng cao, cũng như trong các giai đoạn còn lại của kinh tế, cần có một đội ngũ cán bộ đông đảo hơn mới có thể bao quát hết được các mặt nghiệp vụ.

Hạn chế của chuyên viên quan hệ khách hàng trong việc định giá TSDB

Hệ thống TSDB tập trung nhiều vào bất động sản và máy móc phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Chuyên viên quan hệ khách hàng đã không tính đến sự biến động của thị trường có thể thay đổi theo chiều hướng xấu như hiện nay, “thị trường bất động sản đóng băng”. Với máy móc thiết bị là loại chỉ dùng cho một ngành sản xuất, thì khi ngành sản xuất đó gặp khó khăn thì rất khó thanh lý, và có thanh lý được thì giá cũng bị sụt giảm..

Việc khởi kiện ra tòa chủ yếu được thực hiện bởi chuyên viên quan hệ khách hàng từ việc chuẩn bị hồ sơ đến khi thu hồi nợ vay, nên không tránh khỏi những sai sót, mất thời gian hơn, và hiệu quả xử lý công việc cũng không được cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

a. Nguyên nhân chủ quan

Phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Thứ nhất : Chính sách tín dụng còn nhiều bất cập

Việc quản lý danh mục tín dụng còn hạn chế, mới đưa ra được những định hướng lớn trong hoạt động, việc triển khai thành những chỉ đạo cụ thể vẫn còn chồng chéo, gây khó khăn cho các phòng, ban trong quá trình thực hiện.

Thứ hai: Đội ngũ cán bộ ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm thực tế

Đội ngũ cán bộ trong ngân hàng là trẻ, nhiệt huyết với công việc, có trình độ nghiệp vụ, tạo được ưu thế trong cạnh tranh, nhưng vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng và quản lý được hoạt động đầy rủi ro này.

Năng lực nhận biết gian lận khi phân tích khách hàng của các cán bộ làm công tác tín dụng còn yếu kém. Đối với hoạt động tín dụng, bên cạnh yêu cầu về trình độ học vấn tốt thì còn phải cần rất nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, phải có kỹ năng phân tích tổng hợp thông tin trên nhiều lĩnh vực hoạt động, từ đó mới có thể đánh giá toàn diện, chính xác thông tin khách hàng, và giá trị của TSDB.

Thứ ba: Hệ thống thông tin chưa đầy đủ, kịp thời thiếu tính hệ thống và tính chính xác

Vấn đề thiếu thông tin là tình trạng chung của bất cứ Ngân hàng nào, đặc biệt là thông tin của khách hàng vay vốn và thông tin của môi trường kinh tế liên quan đến

khách hàng. Việc chia sẻ thông tin còn nhiều bất cập, có thể nói chỉ có cán bộ tín dụng mới quan tâm đến các thông tin về rủi ro tín dụng, các cán bộ tại bộ phận khác không quan tâm đến hoặc nếu có biết cũng không có cơ chế truyền tải thông tin đến bộ phận chịu trách nhiệm xử lý. Không có sự phân cấp rõ ràng giữa người cập nhật và sử dụng thông tin.

Chưa có bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin về thị trường, ngành nghề, khách hàng. Việc lấy thông tin khách hàng chủ yếu dựa vào kênh thông tin do khách hàng cung cấp, từ CIC, thông tin riêng....

Thứ tư: Chưa xét đến ảnh hưởng của các nhân tố thị trường ảnh hưởng đên TSDB

Việc đánh giá TSDB chưa xem xét đến sự biến động của thị trường. Cơ cấu TSDB tập trung chủ yếu vào bất động sản và dây chuyền máy móc thiết bị, khi thị trường biến động, việc sản xuất của các ngành nghề bị ngưng trệ hay thị trường bất động sản bị đóng băng như hiện nay thì giá trị của TSDB khi thanh lý sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.

Thứ năm: Việc giám sát, kiểm tra lại chất lượng thẩm định của chuyên viên quan hệ khách hàng chưa được thực hiện đúng mức

Việc chuyên viên quan hệ khách hàng sử dụng thông tin thiếu tính chính xác, thông tin cũ để đưa ra nhận định, các phòng ban quản trị khó kiểm soát, rủi ro xảy ra không lường trước được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ sáu: Chưa tính đến các yếu tố kinh tế khi thẩm định tín dụng

Trong thời gian qua Agribank Hoàng Mai đã chú trọng đến công tác thẩm định. Tuy nhiên chất lượng thẩm định còn bị sai lệch do chưa có các chỉ tiêu phân tích, đánh giá và dự báo được sự biến động của các yếu tố kinh tế.

Một vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay là, các trình tự tố tụng đã được cải tiến, việc có ngay được các bản án nhất là với những khoản nợ xấu kiện ra tòa có đầy đủ hồ sơ chứng minh là tương đối dễ dàng, nhưng quá trình thi hành án lại mất rất nhiều thời gian và tốn kém, điều đó cũng là nguyên nhân mà các ngân hàng hiện nay chưa chú trọng lắm vào việc này.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng từ ngân hàng của sinh viên chương trình tiên tiến và chất lượng cao trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (Trang 43)