Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Tràng An (Trang 52)

Bên cạnh những thành quả mà công ty đạt được, trong quá trình hoạt động của công ty còn có một số tồn tại.

2.2.5.2.1. Về khả năng thanh toán.

Khả năng thanh toán hiện hành trong cả hai năm 2010 và 2011 mặc dù có tăng nhưng vẫn ở mức thấp, thấp hơn rất nhiều so với tỷ số mong muốn của các chủ nợ. Nguyên nhân là do mức tiêu thụ hàng hoá bị chậm lại. Do đó mà công ty đã gặp phải khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.

Các khoản nợ phải trả của công ty tăng lên kéo theo sự tăng lên của nhu cầu thanh toán. Đối với công ty, tỷ lệ nợ năm 2011 là cao hơn so với năm 2010. Cụ thể: năm 2010 tỷ lên nợ là 81,08%, đến năm 2011 đã tăng lên ở mức 86,35%. Với tỷ lệ nợ 86,35% công ty có thể gặp khó khăn trong việc huy động tiền vay để tiến hành sản xuất kinh doanh.

2.2.5.2.2. Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn.

Qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn ta thấy cơ cấu tài sản chưa hợp lý: Trong tổng số tài sản thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 31,71% (năm 2010), chiếm 58,49% (năm 2011). Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 68,29% (năm 2010), chiếm 41,51% (năm 2011). Trong đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhưng lại có xu hướng giảm từ 68,29% xuống còn 41,51%. Song tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng lại có xu hướng tăng từ 31,71% lên 58,49%.

2.2.5.2.3. Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

chính. Vì chính hoạt động này doanh nghiệp đã bị mắc nợ.

Lượng hàng tồn kho vẫn tiếp tục gia tăng nhưng về lâu dài thì việc gia tăng hàng tồn kho quá mức sẽ gây lãng phí vốn. Ngoài ra, nó còn làm gia tăng các chi phí liên quan khác như: chi phí bảo quản, hao hụt, mất mát, hỏng...

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN

Từ những phân tích, đánh giá ở trên về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Tràng An, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tràng An.

3.1. Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả và an toàn trong sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần Tràng An, để đạt được điều này không có cách nào khác là phải đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng giá trị sản lượng và doanh thu, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tốc độ hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao xuống. Làm tốt được điều này công ty sẽ đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, từ đó tăng tích luy vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vốn sản xuất kinh doanh, để đầu tư xây dựng vật chất, hạn chế các khoản nợ phải trả.

Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường và xu hướng biến động của nó cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động trên thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm sao cho có hiệu quả. Trên cơ sở đó có những chủ trương biện pháp đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, cải tiến ky thuật hạ chi phí sản xuất dự tính mức dự trữ hàng tồn kho cho phù hợp và có lợi cho công ty, làm ra những sản phẩm có chất lượng phù hợp với thị hiếu của người sử dụng với giá thành thấp nhất có thể. Đây là một biện pháp rất hữu hiệu để tăng số lượng và doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai.

Tăng cường hoàn thiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao xuống công ty cần mở rộng hoạt động

sản xuất của mình nhiều hơn nữa. Công ty có thể tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tăng khối lượng tiêu thụ, tăng vòng quay vốn tạo uy tín và có mối quan hệ lâu dài với bạn hàng và khách hàng. Công ty cũng cần thực hiện chính sách ưu đãi trong thanh toán đối với khách hàng như cho phép trả chậm, cho chịu một phần đối với khách hàng thường xuyên, đặt hàng với khối lượng lớn trong một thời gian nhất định.

Việc thực hiện tốt các hoạt động trên sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất, sớm thu hồi vốn để tiếp tục chu kỳ sản xuất. Trên cơ sở đó công ty có điều kiện thuận lợi để đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thành các khoản nợ vay, hạn chế bớt các rủi ro, tăng chủ động trong sản xuất hơn nữa.

3.2. Tổ chức tốt công tác tài chính kế toán.

3.2.1. Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn lực.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần huy động những nguồn vốn bổ sung nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường, đồng thời đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất hay đầu tư chiều sâu. Như đã biết, các nguồn huy động thì có rất nhiều, việc lựa chọn nguồn vốn nào rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu nhu cầu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy động nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quy khuyến khích phát triển sản xuất, phần còn lại có thể vay tín dụng, vay ngân hàng thu hút vốn liên doanh, liên kết … Nếu nhu cầu bổ sung vốn lưu động thì trước hết doanh nghiệp cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quy trích lập theo quy định nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn trả, phần còn lại có thể vay ngân hàng hoặc các đối tượng khác. Việc đi vay đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự cân nhắc, lựa chọn và đặc biệt là có một quan điểm rõ ràng trong chính sách nguồn tài trợ của doanh nghiệp, bởi vì việc phải chịu lãi từ các khoản vay có thể gây trở ngại cho phát huy hiệu quả đồng vốn. Ngược lại, đối với doanh nghiệp thừa vốn thì tùy từng điều kiện cụ thể để lựa chọn khả

năng sử dụng. Nếu đưa đi liên doanh, liên kết hoặc cho vay thì cần phải thận trọng, thẩm tra ky các dự án liên doanh, kiểm tra tư cách khách hàng nhằm đảm bảo liên doanh có hiệu quả kinh tế, cho vay không bị chiếm dụng vốn do quá hạn chưa trả hoặc mất vốn do khách hàng không có khả năng thanh toán.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch định mức vốn nói chung và định mức vốn lưu động nói riêng.

Vốn sản xuất kinh doanh mà trước hết là nguồn vốn chủ sở hữu là một đảm bảo cho doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản và là điểm tựa quan trọng cho mọi quyết định đầu tư cũng như tài trợ. Nguồn vốn chủ sở hữu được coi như sự bảo đảm trước Nhà nước, các bên đối tác, các nhà đầu tư về khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô của nguồn vốn chủ sở hữu cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đầu tư và tìm kiếm nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan nên giá trị của các nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp luôn luôn biến động.

Thực tế cho thấy rằng nhu cầu vốn của công ty tăng đáng kể, nguồn vốn chủ sở hữu đã đáp ứng đủ phần nào số thiếu công ty vẫn phải đi huy động từ bên ngoài gây nên tình trạng công nợ của công ty tăng. Để hạn chế tình trạng này công ty cần phải xây dựng định mức vốn, kế hoạch và sử dụng tài sản trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm phục vụ tốt hơn cho sản xuất, không gây lãng phí.

3.2.3. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển.

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý vốn lưu động. Mục đích của công việc này là nhằm: tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Thông qua việc xác định nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu để nắm được lượng vốn lưu động cần phải đi vay, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng. Qua đó, đảm bảo lượng đủ vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.4. Tổ chức tốt công tác thanh toán.

Trong quá trình hoạt động mặc dù công ty thiếu vốn phải đi vay nhưng vốn của công ty vẫn bị các đối tượng khác chiếm dụng. Muốn hạn chế tối đa tình trạng này đòi hỏi công ty cần phải tích cực hơn nữa trong thu hồi vốn. Điều này có nghĩa là công ty vẫn tiếp tục cho khách hàng nợ nhưng phải thường xuyên theo dõi và tiến hành đòi nợ nhanh chóng. Trên thực tế có thể xảy ra trường hợp không phải khách hàng nào cũng thanh toán cho công ty khi đến hạn trả. Như vậy, một mặt công ty thực hiện chính sách ưu đãi nhằm thu hút thêm đơn đặt hàng từ bên ngoài. Mặt khác công ty thu hồi các khoản nợ, tránh các khoản nợ lâu ngày khó có thể đòi được gây nên tình trạng ứ đọng vốn.

Công ty cần thực hiện nghiêm túc, triệt để công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi do, hạn chế tình trạng vốn bị chiếm dụng mà từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng lẽ không có. Vốn bị chiếm dụng ngày càng trơ thành nợ khó đòi, gây thất thoát vốn của doanh nghiệp. Do đó để có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, công ty nên lập các quy dự phòng tài chính để có thể bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.

Đồng thời trong quá trình hoạt động, công ty cần chú trọng công tác thanh quyết toán các hợp đồng mua bán, thu hồi và thanh toán các khoản nợ nhằm thực hiện tốt các hoạt động. Trong những trường hợp cần thiết khi các khoản nợ đến hạn phải trả công ty có thể tạm thời vay ngân hàng để trả nợ nhằm giữ vững quan hệ kinh doanh về lâu dài.

Tóm lại đi đôi với chính sách ưu đãi khách hàng trong thanh toán, công ty phải tổ chức ký hợp đồng tiêu thụ, kịp thời theo dõi một cách chặt chẽ. Đồng thời phải có những biện pháp đôn đốc khuyến khích hành chính, pháp lý cần thiết nhằm thu hồi vốn nhanh nhất.

3.2.5. Tăng cường quản lý hàng tồn kho.

2010, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Việc hàng tồn kho tăng lên sẽ làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động ở đơn vị. Do đó, giải pháp cần thiết đối với lượng hàng tồn kho là phải tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của thị trường và xu hướng biến động của nó cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động trên thị trường. Từ đó tính toán lượng hàng sẽ tiêu thụ trong các chu kỳ kinh doanh để cung cấp một lượng vừa đủ, tránh việc dự trữ quá nhiều để tồn đọng vốn và cũng tránh tình trạng mua thiếu hàng để lỡ cơ hội kinh doanh.

Thực tế cho thấy, một trong các biện pháp hiệu quả nhất là làm sao để trong một thời gian mà lượng vốn lưu động quay vòng được nhiều nhất sẽ đem lại hiệu quả nhất có thể cho công ty. Do đó, để quay nhanh được vòng quay vốn lưu động thì chỉ có biện pháp là làm sao bán được nhiều hàng nhất trong thời gian đó với mức giá hợp lý. Muốn thực hiện được công việc này thì công ty cần quan tâm và chú ý đến một số hoạt động, chính sách sau:

Trước tiên phải kể đến đó là: công tác nghiên cứu thị trường. Việc thực hiện công tác này giúp cho công ty xác định được các đối thủ cạnh tranh, tập quán, thị hiếu tiêu dùng trên thị trường về loại hàng hoá mà công ty sản xuất và kinh doanh. Từ đó, công ty đưa ra được biện pháp, chính sách hợp lý về giá cả, sản phẩm, quảng cáo…

Thứ hai đó là: chính sách sản phẩm. Trong điều kiện thị trường hiện nay cạnh tranh ngày càng khốc liệt, vậy làm sao để cho khách hàng chấp nhận sản phẩm của mình là một vấn đề đáng phải suy nghĩ về phía các nhà quản trị. Muốn thực hiện tốt được chính sách này thì công ty phải chú ý quan tâm đến chất lượng cũng như mẫu mã của các loại kẹo, bánh, bột ngọt và tính ưu việt của chúng.

Ba là: chính sách giá cả. Công ty nên thực hiện hình thức chiết khấu bán hàng. Với những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty với khối lượng lớn hoặc là những bạn hàng quen thuộc của công ty thì công ty nên áp dụng hình

thức chiết khấu nhằm thúc đẩy sức mua của bạn hàng.

Bốn là: chính sách phân phối. Khi thực hiện chính sách này, công ty nên tính toán một cách ky lưỡng trước khi đưa ra quyết định phân phối cụ thể làm sao để tiết kiệm được chi phí, tận dụng các nguồn lực khác và giảm tối thiểu lượng thành phẩm, hàng hoá tồn kho. Đây là biện pháp quan trọng nhằm giảm lượng hàng hoá tồn kho gây ứ đọng vốn lưu động cho công ty.

Năm là: chính sách quảng cáo. Chúng ta biết rằng, nền kinh tế thị trường đa dạng sản sinh ra nhiều loại hình doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệp ồ ạt mọc lên và cùng sản xuất một loại sản phẩm. Điều này khiến cho khách hàng rất khó lựa chọn mặt hàng nào là thực sự phù hợp với nhu cầu của mình. Chính vì lẽ đó mà dẫn đến một tâm lý lựa chọn những mặt hàng có nhiều tiếng tăm, được mọi người nhắc đến nhiều và hay dùng. Với những lý do này thì chính sách quảng cáo thực sự là một biện pháp rất hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho công ty.

3.2.6. Tăng cường tiện ích cho khách hàng đồng thời quản lý tốt khoản phải thu.

Việc quản lý chặt chẽ khoản phải thu để công ty vừa gia tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa đảm bảo tính hiệu quả là điều rất quan trọng. Do đó, việc nên làm là giảm thiểu khoản phải thu. Muốn vậy, công ty không chấp nhận bán chịu với mọi giá để giải phóng hàng tồn kho. Mà trước khi quyết định bán chịu hay không thì công ty nên xem xét, phân tích ky lưỡng lịch sử tín dụng của khách hàng và đánh giá khoản tín dụng được đề nghị. Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng là nhằm xác định liệu khoản tín dụng này sẽ được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không. Kế tiếp là công ty phải phân tích, đánh giá cái được cái mất của khoản tín dụng này. Công ty chỉ cung cấp khoản tín dụng thương mại cho khách hàng khi có khả năng thu hồi nợ.

Thực tế cho thấy: công ty đã có quan tâm đến khách hàng, tạo tin tưởng trong quan hệ kinh doanh thông qua hoạt động bán chịu sản phẩm. Mặc dù việc

tăng số dư nợ các khoản phải thu là tăng rủi ro cho công ty, song việc tăng cường quan hệ mua bán và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn hàng là điều kiện cần thiết trong hoạt động của công ty.

Song song với việc tồn tại số dư nợ các khoản phải thu thì công ty cũng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Tràng An (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w