Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh được xem xét và đánh giá một cách tổng quát thông qua một số chỉ tiêu sau: hiệu suất sử dụng vốn, tỷ suất sinh lợi của doanh thu, tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Ta có bảng sau:
Bảng 5: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 11/10
Tuyệt đối %
1. Doanh thu thuần 249.664 276.751 27.087 10,85
2. Lợi nhuận sau thuế 1.706 4.445 2.739 160,55
3. Tổng vốn bình quân 150.083 200.735 50.652 33,75
4. Vốn chủ sở hữu bình quân 32.121 31.778 -343 -1,07 5. Tỷ suất sinh lợi doanh thu 0,007 0,016 0,009 128,57
6. Hiệu suất sử dụng vốn 1,664 1,379 -285 -17,13
7. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn 0,011 0,022 0,011 100,00
8. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu 0,053 0,140 0,087 164,15
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua số liệu bảng trên ta thấy: Hiệu suất sử dụng vốn năm 2010 là 1,664 và năm 2011 là 1,379. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn năm 2011 là giảm 17,13% so với năm 2010. Nó cho biết một đồng vốn đem lại cho doanh nghiệp 1,664 đồng doanh thu. Trong khi đó, năm 2011 thì một đồng vốn chỉ đem lại 1,379 đồng doanh thu. Ta nhận thấy với kết quả như vậy thì chưa có dấu hiệu khả quan.
Về doanh thu thuần: năm 2011 doanh thu tăng 10,85% so với năm 2010, về số tuyệt đối là 27.087 tr.đ. Chính vì doanh thu tăng nên khoản lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên. Cụ thể: năm 2010 lợi nhuận là 1.706 tr.đ, năm 2011 đã tăng 2.739 tr.đ so với năm 2010 với mức tăng 160,55%. Đây là một dấu hiệu khả quan.
Xét tỷ suất sinh lợi của doanh thu ta thấy: năm 2010 là 0,007 và năm 2011 là 0,016. Tỷ suất sinh lợi doanh thu tăng 128,57% so với năm 2010. Nó cho biết:
Năm 2011 một đồng doanh thu tạo ra 0,016 đồng lợi nhuận. Về tỷ suất lợi nhuận/vốn:
Năm 2010 một đồng vốn tạo ra 0,011 đồng lợi nhuận. Năm 2011 một đồng vốn tạo ra 0,022 đồng lợi nhuận.
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận/vốn tăng 100,00% so với năm 2010 mà mức tăng của doanh thu năm 2011 tăng 10,85% so với năm 2010. Do đó, mức tăng của lợi nhuận vượt xa mức tăng của doanh thu gấp nhiều lần.
Về tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: năm 2010 là 0,053 và năm 2011 là 0,140. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm sau tăng 164,15% so với năm trước. Cụ thể là:
Năm 2010 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,053 đồng lợi nhuận. Năm 2011 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,140 đồng lợi nhuận.
Qua việc nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp ta thấy: chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn là không mấy khả quan như đã phân tích ở trên. Các chỉ tiêu còn lại có sự biến động một các tích cực. Do đó, chúng ta cần đi sâu phân tích chi tiết để phát hiện thêm những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tràng An.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc theo dõi, xem xét, đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động. Nhưng yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị không đơn thuần là đánh giá xem vốn lưu động có hiệu quả hay không, mà còn thông qua quá trình đánh giá để các nhà quản trị đưa ra được những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho những năm tiếp theo.
dụng những chỉ tiêu như: hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, sức sinh lợi của vốn lưu động, số vòng quay vốn lưu động, thời gian một vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, thời gian một vòng quay hàng tồn kho.
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tràng An Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 11/10
Tuyệt đối %
1. Doanh thu thuần 249.664 276.751 27.087 10,85
2. Lợi nhuận trước thuế 1.901 5.367 3.466 182,33
3. VLĐ bình quân 48.403 95.159 46.756 96,60
4. HTK bình quân 30.636 40.681 10.045 32,79
5. Tỷ suất sinh lời của VLĐ 0,039 0,056 0,017 43,59
6. Hệ số đảm nhiệm của VLĐ 0,19 0,34 0,15 78,95
7. Số vòng quay VLĐ(vòng) 5,16 2,90 -2,26 -43,80
8. Thời gian một vòng quay VLĐ(ngày)
70 124 54 77,14
9. Vòng quay HTK(Vòng) 7,55 6,33 -1,22 -16,16
10. Thời gian một vòng quay HTK(ngày)
48 57 9 18,75
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Thông qua số liệu bảng 6 ta thấy: Doanh thu thuần trong năm 2011 cao hơn so với năm 2010 là 27.087 tr.đ với mức tăng 10,85%. Điều này làm cho lợi nhuận tăng 3.466 tr.đ với mức tăng 182,33% so với năm 2010.
Vốn lưu động bình quân năm 2011 cao hơn năm 2010 là 46.756 tr.đ với mức tăng 96,60%. Trong đó hàng tồn kho bình quân tăng 32,79%.
Ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn lưu động năm sau cao hơn so với năm trước với mức tăng 43,59% so với năm 2010 và ở mức 1 tr.đ vốn lưu động tạo ra 56.000 đồng lợi nhuận. Cụ thể:
Năm 2010 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,039 đồng lợi nhuận. Năm 2011 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,056 đồng lợi nhuận.
2011 là có hiệu quả và hiệu quả ngày càng cao. Nguyên nhân của sự biến động này là do cả hai yếu tố lợi nhuận và vốn lưu động bình quân tăng nhưng mức tăng của lợi nhuận cao hơn mức tăng của vốn lưu động bình quân. Đây là một dấu hiệu khả quan.
Về hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động, ta thấy hệ số này tăng lên 78,95% so với năm 2010. Cụ thể:
Năm 2010 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,19 đồng vốn lưu động. Năm 2011 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,34 đồng vốn lưu động.
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi, số vốn tiết kiệm được ít đi.
Kế tiếp chúng ta xem xét các chỉ tiêu: số vòng quay của vốn lưu động và thời gian một vòng quay vốn lưu động. Việc phân tích, đánh giá chỉ tiêu này giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Từ năm 2010 đến năm 2011 số vòng quay của vốn lưu động giảm xuống và thời gian một vòng quay vốn lưu động tăng lên. Cụ thể là:
Năm 2010 vốn lưu động quay được 5,16 vòng, thời gian một vòng luân chuyển là 70 ngày.
Năm 2011 vốn lưu động quay được 2,9 vòng, thời gian một vòng luân chuyển là 124 ngày.
Điều đó cho chúng ta thấy, việc giảm vòng quay VLĐ và tăng kỳ luân chuyển là dấu hiệu không tốt với công ty, cho thấy công ty quản lý VLĐ chưa tốt, không những công ty không tiết kiệm đượcVLĐ mà còn lãng phí VLĐ.
Đối với hai chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và thời gian một vòng quay hàng tồn kho. Ta thấy, từ năm 2010 đến năm 2011 vòng quay hàng tồn kho giảm đi và thời gian một vòng quay hàng tồn kho thì tăng lên. Cụ thể:
Năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho là 7,55 vòng/ năm, thời gian một vòng quay là 48 ngày.
Năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho là 6,33 vòng/ năm giảm 16,16% so với năm 2010, thời gian một vòng quay tăng lên 57 ngày.
Nguyên nhân của việc này là do tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng HTK. Trong năm doanh nghiệp kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế thông qua các gói kích cầu của Chính phủ, cộng thêm việc gia tăng quy mô vốn nên đã đầu tư khá nhiều để tăng VLĐ. HTK tăng so với năm 2010(tăng 16,76%) trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 11,28% so với năm 2010 chứng tỏ doanh nghiệp bị ứ đọng hàng trong kho gây lãng phí vốn. Ngoài ra, nó còn làm gia tăng các chi phí khác như: chi phí bảo quản, hao hụt, mất mát, hỏng…Chính vì vậy mà công tác quản trị hàng tồn kho đòi hỏi phải giảm đến mức tối thiểu lượng hàng tồn kho để có thể giảm được đến mức thấp nhất các khoản chi phí trên.
Tóm lại, công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp chưa được tốt, việc giảm vòng quay VLĐ và tăng kỳ luân chuyển là dấu hiệu không tốt với công ty, cho thấy công ty quản lý VLĐ chưa tốt, không những công ty không tiết kiệm đượcVLĐ mà còn lãng phí VLĐ. Với HTK thì tốc độ luân chuyển giảm trong năm 2011 thể hiện doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn trong khâu sản xuất, làm giảm lượng vốn bằng tiền để phục vụ nhu cầu SXKD cho các chu kỳ tiếp theo và đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong tương lai doanh nghiệp cần có các biện pháp từng bước kiểm soát chặt chẽ hơn VLĐ, giảm kỳ thu tiền bình quân, ngoài ra cần dự báo và tính toán lượng HTK thích hợp để đáp ứng được nhu cầu thị trường mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí lưu kho và các chi phí liên quan khác.
2.2.5. Những thành quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tràng An. công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tràng An.
2.2.5.1. Những thành quả đạt được.
Kể từ khi mới thành lập cho tới nay, đã gần 40 năm trôi qua, Công ty cổ phần Tràng An đã trải qua biết bao trăng trầm. Bằng sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi công ty đã dần dần tự khẳng định mình, tạo cho mình một vị trí đáng kể
trong trái tim người tiêu dùng cả nước.
Để có được quy mô sản xuất và trình độ quản lý như hiện nay là một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của toàn bộ cán bộ, công nhân viên các thế hệ của công ty. Đặc biệt trong điều kiện cơ chế thị trường có tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bằng mọi cách, mọi nỗ lực Công ty cổ phần Tràng An đã cố gắng tìm biện pháp để hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp độ phát triển của đất nước. Bằng sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi công ty đã dần dần tự khẳng định mình, tạo cho mình một vị trí đáng kể trong trái tim người tiêu dùng cả nước. Công ty đã từng bước nâng cao thu nhập, đời sống của cán bộ công nhân viên. Sản phẩm được thị trường chấp nhận và tạo được độ tin cậy lớn của bạn hàng.
Nhìn chung trong năm 2010, 2011 quy mô sản xuất của công ty được giữ vững và phát triển. Biểu hiện, năm 2011 nguồn vốn đầu tư của công ty tăng 41,60% so với năm 2010. Cụ thể: năm 2010 là 166.174 tr.đ, năm 2011 là 235.297 tr.đ. Sự tăng lên của vốn sản xuất kinh doanh cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên, tính cạnh tranh trên thị trường tăng lên. Đồng thời với việc mở rộng quy mô sản xuất, khả năng huy động vốn từ bên ngoài vào càng tốt.
Đối với vấn đề quản lý và sử dụng vốn lưu động, nguồn vốn của công ty đã đạt được những thành tích nhất định. Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã tăng lên 137.621 tr.đ với mức tăng 161,17%. Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được bổ sung, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công ty đã có nhiều biện pháp quản lý và sử dụng vốn, nguồn vốn chặt chẽ, phân bổ cho các bộ phận, các phân xưởng sản xuất hợp lý. Từ đó hạn chế được những lãng phí về vốn, vì vậy vốn trong công ty được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. Biểu hiện:
Một là, doanh thu cũng như lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm 2010. Về tỷ suất sinh lợi của doanh thu tăng 128,57% so với năm 2010. Cụ thể: năm 2010
là 0,007 đồng lợi nhuận/một đồng doanh thu, năm 2011 tăng lên 0,016 đồng lợi nhuận/một đồng doanh thu .
Hai là, tỷ suất lợi nhuận/vốn tăng 100% so với năm 2010 và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu tăng 164,15% so với năm 2010. Cụ thể: năm 2010 là 0,053 đồng lợi nhuận/một đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2011 tăng lên 0,14 đồng lợi nhuận/một đồng vốn chủ sở hữu.
Ba là, sức sinh lợi của vốn lưu động tăng 43,59% so với năm 2010. Cụ thể: năm 2010 là 0,039 đồng lợi nhuận/một đồng vốn lưu động, năm 2011 tăng lên 0,056 đồng lợi nhuận/một đồng vốn lưu động.
Để đạt được kết quả như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu liên tục, không ngừng của toàn bộ cán bộ, công nhân viên các thế hệ của công ty, phải kể đến đó là sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, công ty đã tăng cường đổi mới máy móc trang thiết bị, công nghệ mới để phục vụ cho sản xuất. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, sự linh hoạt, nhạy bén trong quản lý kinh tế và quản lý sản xuất đã thực sự trở thành chìa khoá cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
Là doanh nghiệp với quy mô sản xuất vừa, công ty tổ chức được một bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng hoạt động hiệu quả, cung cấp một cách kịp thời, chính xác tình hình sản xuất kinh doanh…cho ban lãnh đạo công ty để từ đó có cách thức quản lý, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả hơn. Hàng năm công ty giao chỉ tiêu cho các phân xưởng về các chỉ tiêu kinh tế tài chính cơ bản như: doanh thu, lợi nhuận, thuế…Đặc biệt là các phân xưởng tự xây dựng phương án sản xuất, sử dụng và bố trí nhân công lao động, được quyền phê bình thẳng thắn những hiện tượng tiêu cực, tích cực phát huy các mặt tích cực.
Cùng với sự phát triển công ty, bộ máy kế toán là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế, tài chính của công ty. Bộ máy kế toán được tổ chức tương đối gọn nhẹ, hoàn chỉnh, đội ngũ nhân viên có trình độ
nghiệp vụ, chức năng của từng bộ phận do mình phụ trách. Hầu hết các cán bộ phòng kế toán tài chính đều có trình độ đại học và cao đẳng. Hiện nay công ty đang tạo điều kiện để các cán bộ phòng kế toán tài chính được tham gia các khoá học ngoài giờ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
2.2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại.
Bên cạnh những thành quả mà công ty đạt được, trong quá trình hoạt động của công ty còn có một số tồn tại.
2.2.5.2.1. Về khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán hiện hành trong cả hai năm 2010 và 2011 mặc dù có tăng nhưng vẫn ở mức thấp, thấp hơn rất nhiều so với tỷ số mong muốn của các chủ nợ. Nguyên nhân là do mức tiêu thụ hàng hoá bị chậm lại. Do đó mà công ty đã gặp phải khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.
Các khoản nợ phải trả của công ty tăng lên kéo theo sự tăng lên của nhu cầu thanh toán. Đối với công ty, tỷ lệ nợ năm 2011 là cao hơn so với năm 2010. Cụ thể: năm 2010 tỷ lên nợ là 81,08%, đến năm 2011 đã tăng lên ở mức 86,35%. Với tỷ lệ nợ 86,35% công ty có thể gặp khó khăn trong việc huy động tiền vay để tiến hành sản xuất kinh doanh.
2.2.5.2.2. Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn.