Không giống các nhà máy dệt hay các đơn vị sản xuất xe đạp, mỗi phân xưởng sản xuất chỉ là một công đoạn của quy trình công nghệ. Ở các nhà máy kẹo nói chung và công ty Tràng An nói riêng, mỗi phân xưởng sản xuất là một dây chuyền công nghệ khép kín từ lúc bắt đầu bỏ nguyên liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành.
Giám đốc
Phó giám đốc Kinh doanh
Phó giám đốc Kỹ thuật
Các phân xưởng sản xuất Phòng kinh doanh Phòng phát triển thị trường Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức Phòng hành chính tổng hợp Phòng kỹ thuật
Theo cách thức tổ chức sản xuất ở công ty, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất một hoặc một số loại kẹo khác nhau nhưng nói chung quy trình sản xuất của các loại kẹo này đều giống nhau và trải qua 5 giai đoạn: Hoà đường, nấu, làm nguội, tạo hình và đóng gói.
- Giai đoạn 1: Hoà đường
Trong giai đoạn này, đường, nha và nước được hoà tan hoàn toàn với nhau thành dung dịch Si Rô đồng nhất ở nhiệt độ 100 0C - 110 0C theo tỷ lệ quy định cho từng loại kẹo. Chẳng hạn, đối với kẹo cứng, đường chiếm một tỷ lệ khá lớn từ 70% - 90% trong khi nha chỉ chiếm khoảng 10% - 30%. Nhưng với kẹo mềm, tỷ lệ nha và đường lại gần tương đương: đường từ 40% - 50%, nha từ 50% - 60%. Hoà đường là công việc được tiến hành một cách thủ công vì vậy, đòi hỏi người công nhân hoà đường phải có trình độ chuyên môn khá vững, nắm chắc các tiêu chuẩn ky thuật cho từng loại kẹo.
- Giai đoạn 2: Nấu
Đây là giai đoạn thực hiện quá trình cô đặc dịch kẹo từ độ ẩm 20% xuống còn 1% - 3%. Sau khi đã hoà tan, dung dịch sẽ được đưa vào nồi nấu thủ công hoặc nồi nấu hiện đại tuỳ thuộc vào máy móc thiết bị ở từng phân xưởng.Ở giai đoạn này mỗi loại kẹo sẽ được nấu ở một nhiệt độ khác nhau. Chẳng hạn, đối với kẹo cứng từ 140 0C - 165 0C, kẹo mềm từ 110 0C - 125 0C.
- Giai đoạn 3: Làm nguội
Khi nấu xong, dung dịch kẹo lỏng đã quánh lại và được đổ ra bàn làm nguội. Lúc này, tuỳ thuộc từng loại kẹo người ta sẽ cho thêm các chất phụ gia như: axít, tinh dầu, phẩm thực phẩm... vào hỗn hợp. Mục đích của khâu này là thực hiện quá trình làm nguội dịch kẹo từ hơn 100 0C xuống còn 80 0C - 90 0C để khi đưa vào khâu định hình kẹo không bị dính.
- Giai đoạn 4: Tạo hình
Công việc tạo hình gồm các công đoạn: Lăn côn, vuốt thoi, định hình và làm nguội. Giai đoạn này ở mọi phân xưởng đều được thực hiện bằng máy. Khi
các mảng kẹo được cho vào máy, máy sẽ lần lượt lăn côn, trộn đều các chất trong hỗn hợp một lần nữa rồi chuyển sang vuốt thoi, các mảng kẹo sẽ được vuốt thành các dải dài sau đó sẽ đưa vào máy định hình, cắt những dải này theo những khuôn mẫu kẹo định sẵn. Các viên kẹo được cắt xong rơi xuống các tấm sàng để làm nguội nhanh xuống đến nhiệt độ 40 0C - 50 0C, đảm bảo kẹo ở trạng thái cứng, giòn, không bị biến dạng khi gói.
- Giai đoạn 5: Đóng gói
Sau khi được cắt và làm nguội, kẹo sẽ được gói có thể là đóng gói bằng máy hoặc bằng tay. Gói xong kẹo sẽ được đóng gói vào thùng theo trọng lượng quy định sẵn. Quá trình sản xuất kẹo diễn ra rất nhanh, nếu sử dụng lao động thủ công thì trong 1 ca người ta sản xuất được 1 mẻ kẹo từ 25 đến 30 kg. Còn nếu sử dụng máy thì cứ 1 phút mẻ kẹo 5 kg sẽ được hoàn thành. Trong quy trình này, 3 giai đoạn đầu gói đóng một vai trò rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng tới việc xác định loại kẹo sản xuất mà còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm được sản xuất. Do vậy, ngoài việc bố trí vào các giai đoạn này những lao động có tay nghề cao, có kiến thức chuyên môn vững vàng, Công ty còn yêu cầu bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm của những giai đoạn này rất khắt khe và ky lưỡng.
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN
2.2.1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh trong mấynăm gần đây. năm gần đây.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, sự linh hoạt, nhạy bén trong quản lý kinh tế và quản lý sản xuất đã thực sự trở thành chìa khoá cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty đã vận dụng các quy luật kinh tế thị trường đồng thời thực hiện các chủ trương cải tiến cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nhờ vậy công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, sản phẩm
được thị trường chấp nhận và tạo được độ tin cậy lớn của bạn hàng.
Trong mấy năm gần đây, do thị trường có nhiều biến động nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty có phần chậm lại. Tình hình này đặt ra cho công ty những khó khăn thử thách mới. Những khó khăn thử thách hiện nay là sự cạnh tranh khốc liệt với các đơn vị sản xuất trong nước, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đứng trước tình hình trên đòi hỏi công ty phải có những sách lược mới, một mặt phải giữ được khách hàng cũ, khách hàng truyền thống. Mặt khác, công ty phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm bạn hàng mới nhằm mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ để công ty không những đứng vững mà ngày càng phát triển hơn nữa.
Ta có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2010, 2011
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
Chênh lệch 2011/2010 2010 2011 Tuyệt đối % 1. Tổng doanh thu tr.đ 239.835 249.664 9.829 4,10 2. Tổng chi phí tr.đ 237.700 244.018 6.318 2,66 3. Lợi nhuận tr.đ 1.708 4.446 2.738 160,30 4. Thu nhập bình quân Nghìn đồng/ người 4.010 4.324 314 7,83
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng 1 ta thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong hai năm gần đây. Cụ thể qua một năm hoạt động thì doanh thu tăng 9.829 tr.đ với mức tăng 4,1%. Chi phí tăng 6.318 tr.đ với mức tăng là 2,66%. Do đó mức tăng của chi phí thấp hơn so với mức tăng của doanh thu, đồng thời lợi nhuận sau thuế tăng 2.738 tr.đ với tốc độ tăng 160,3%. Mức thu nhập bình quân đầu
người tăng 314.000 đ/người/tháng với mức tăng 7,83%. Như vậy, công ty làm ăn có lãi, mức sống của người lao động được cải thiện. Đó là một kết quả đáng khích lệ.
2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.
2.2.2.1. Đánh giá khái quát.
Bảng 2: Kết cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty cổ phần Tràng An Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2011/2010 Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối % A. Tài sản
I. TSLĐ 52.695 31,71 137.621 58,49 84.926 161,17
1. Vốn bằng tiền 7.159 4,30 9.365 3,98 2206 30,81
2. Khoản phải thu 7.000 4,21 81.984 34,84 74.984 1071,2 3. Hàng tồn kho 37.535 22,59 43.827 18,63 6292 16,76
4. TSLĐ khác 1.001 0,61 2.445 1,04 1444 144,26
II. TSCĐ 113.479 68,29 97.676 41,51 -15.803 -13,93
Tổng TS 166.174 100,00 235.297 100,00 69.123 41,60 B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả 134.737 81,08 203.178 86,35 68.441 50,80 1. Nợ ngắn hạn 88.610 53,32 181.942 77,32 1.869 105,33 2. Nợ dài hạn 46.126 27,76 21.236 9,03 -24.890 -53,96 3. Nợ khác
II. NVCSH 31.437 18,92 32.119 13,65 682 2,17
Tổng NV 166.174 100,00 235.297 100,00 69.123 41,60
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Từ số liệu bảng 2 ta thấy:
Tổng tài sản mà công ty quản lý tới đầu năm 2011 là 166.174 trđ. Trong đó tài sản lưu động chiếm 31,71%, tài sản cố định chiếm 68,29%. Trong tài sản lưu động riêng hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn 22,59% tổng giá trị tài sản,
khoản phải thu chiếm 4,21%. Mà tổng tài sản được hình thành từ các nguồn là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó nợ phải trả chiếm 81,08%, vốn chủ sở hữu chiếm 18,92%. Qua một năm hoạt động, quy mô tài sản và nguồn vốn tăng 69.123 trđ. Năm 2011 tổng tài sản tăng 41,60% so với 2010. Giá trị tổng tài sản tăng từ 166.174 trđ lên 235.297 trđ. Điều đó cho thấy công ty đang có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn cho các tài sản của mình để tiến hành sản xuất kinh doanh. Về nguồn vốn, nợ phải trả là nguồn chính, nợ phải trả tăng 68.441 trđ, với mức tăng 50,80% so với năm 2010. Việc tăng tài sản, nguồn vốn có hợp lý hay không ta sẽ tiếp tục phân tích đánh giá ở phần sau.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2010, 2011 dùng để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
1. Tỷ suất tài trợ =VCSH/ Tổng NV(%) 18,92 13,65
2. Tỷ suất đầu tư =TSCĐ/ Tổng TS (%) 68,29 41,51
3. Tỷ lệ NPT/ Tổng TS (%) 81,08 86,35
4. HS KNTT ngắn hạn = TS ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn 0,60 0,76 5. HS KNTT nhanh = Vốn bằng tiền/ Nợ ngắn hạn 0,17 0,52
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Về tỷ suất tài trợ, năm 2010 là 18,92% đến năm 2011 giảm xuống còn 13,65%. Như vậy, tỷ suất tài trợ của năm sau là thấp hơn so với năm trước. Trong khi tổng nguồn vốn tăng, vốn chủ sở hữu cũng tăng. Sự biến động như vậy là không hợp lý, điều đó cho thấy rằng mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp là thấp.
Tỷ suất đầu tư cho tài sản cố định năm 2011 thấp hơn so với năm 2010. Cụ thể năm 2010 là 68,29%, năm 2011 là 41,51%.
Đối với công ty thì tỷ lệ nợ của năm sau là cao hơn so với năm trước. Cụ thể năm 2010 là 81,08%, đến năm 2011 đã tăng đến 86,35%. Nguyên nhân của sự biến động này là do tăng các khoản nợ phải trả (năm 2010 nợ phải trả là 134.737 tr.đ, đến năm 2011 tăng lên đến 203.178 tr.đ). Điều này cho thấy với tỷ
lệ nợ 86,35% công ty có thể gặp khó khăn trong việc huy động tiền vay để tiến hành sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Mặc dù tỷ số khả năng thanh toán nhanh của của Công ty năm 2011 là có thể chấp nhận được song tỷ lệ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức khá thấp, thấp hơn nhiều so với tỷ số mong muốn của các chủ nợ (tỷ số bằng 2). Điều này thể hiện khả năng thanh toán tổng quát các khoản nợ ngắn hạn của Công ty cả hai năm đều chưa tốt. Với mức dự trữ lượng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán thấp dễ đưa doanh nghiệp vào tình trạng rủi ro thanh toán. Tuy nhiên, các tỷ số khả năng thanh toán của Công ty đang có xu hướng được cải thiện hơn so với năm trước.
2.2.2.2. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp xem xét thực trạng quá trình vận động của tài sản và nguồn vốn tạo nên bức tranh tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó mà nhận biết được khả năng đáp ứng nhu cấu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời biết được tính hợp lý của cơ cấu vốn và sự ảnh hưởng của chúng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc so sánh tổng tài sản và nguồn vốn giữa các kỳ báo cáo để thấy được sự biến động về quy mô tài sản cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Nếu tổng tài sản và nguồn vốn tăng, đồng thời giá trị sản lượng hàng hoá và doanh thu tăng thì quy mô kinh doanh của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Sự so sánh trên giúp chúng ta thấy được sự biến động của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Chúng ta biết rằng trong cơ chế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp có càng nhiều tài sản thì càng tốt nhưng vấn đề ở chỗ doanh nghiệp phải phân bổ tài sản đó sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Phân tích sự biến động của các khoản nợ và nguồn vốn chủ sở hữu cả về mặt giá trị và tỷ trọng để thấy được khả năng huy động vốn, khả năng tự đảm
bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập cũng như tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng 2 ta thấy, về tài sản thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2010 là 52.695 tr.đ, năm 2011 tăng lên là 137.621 tr.đ. Như vậy, năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 84.926 tr.đ với mức tăng là 161,17%. Trong tổng số thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 34,56% (năm 2010), 62,68% (năm 2011). Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2010 là 99.789 tr.đ, năm 2011 giảm xuống 81.954 tr.đ. Năm 2011 giảm so với năm 2010 là 17.835 tr.đ với mức giảm là 17,87%. Trong tổng số tài sản thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 65,44% (năm 2010), 37,32% (năm 2011). Năm 2010, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm ít hơn so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn, năm 2011 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh với tỷ trọng tăng 28,12% (34,56% - 62,68%).
Về nguồn vốn: Nợ phải trả là nguồn vốn chính, năm 2010 chiếm 81,08% đến năm 2011 tăng lên 86,35%. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm từ 18,92% (năm 2010) xuống 13,65% (năm 2011). Năm 2010 nợ phải trả là 134.737 tr.đ, năm 2011 tăng lên đến 203.178 tr.đ với mức tăng 50,8%. Trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2010 là 31.437 tr.đ, năm 2011 là 32.119 tr.đ với tốc độ tăng là 2,17%. Nợ phải trả tăng chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng cho thấy uy tín của Công ty cổ phần Tràng An đối với nhà cung cấp và các chủ nợ ngày càng lớn, do vậy công ty được ưu đãi nhiều hơn về các điều kiện thanh toán cũng như các điều kiện vay vốn.
2.2.3.Tình hình tổ chức và quản lý vốn lưu động.
Như chúng ta biết công tác xây dựng cơ cấu vốn là một nội dung trong công tác quản lý vốn của các doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Do vậy, cơ cấu vốn lưu động cũng được biểu hiện thông qua cơ cấu tài sản lưu động của công ty.
vào tính chất, đặc điểm của các loại tài sản lưu động. Trong năm 2010, 2011 cơ cấu tài sản lưu động có sự biến động như sau:
Bảng 4: Cơ cấu TSLĐ của Công ty cổ phần Tràng An
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối %
1. Vốn bằng tiền 7.159 13,59 9.365 6,80 2206 30,81 2. Khoản phải thu 7.000 13,28 81.984 59,57 74.984 1071,2 3. Hàng tồn kho 37.535 71,23 43.827 31,85 6292 16,76 4.TSLĐ khác 1.001 1,90 2.445 1,78 1444 144,26 Tổng TSLĐ 52.695 100,00 137.621 100,00 84.926 161,17
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua số liệu bảng trên ta thấy: tổng số vốn lưu động năm 2011 tăng 84.926 tr.đ so với năm 2010 với mức tăng 161,17%. Nguyên nhân là do sự gia tăng của tất cả các loại vốn lưu động trong công ty. Sự gia tăng này biểu hiện những bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn