Đánh giá khái quát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Tràng An (Trang 39)

Bảng 2: Kết cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty cổ phần Tràng An Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch 2011/2010 Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối % A. Tài sản

I. TSLĐ 52.695 31,71 137.621 58,49 84.926 161,17

1. Vốn bằng tiền 7.159 4,30 9.365 3,98 2206 30,81

2. Khoản phải thu 7.000 4,21 81.984 34,84 74.984 1071,2 3. Hàng tồn kho 37.535 22,59 43.827 18,63 6292 16,76

4. TSLĐ khác 1.001 0,61 2.445 1,04 1444 144,26

II. TSCĐ 113.479 68,29 97.676 41,51 -15.803 -13,93

Tổng TS 166.174 100,00 235.297 100,00 69.123 41,60 B. Nguồn vốn

I. Nợ phải trả 134.737 81,08 203.178 86,35 68.441 50,80 1. Nợ ngắn hạn 88.610 53,32 181.942 77,32 1.869 105,33 2. Nợ dài hạn 46.126 27,76 21.236 9,03 -24.890 -53,96 3. Nợ khác

II. NVCSH 31.437 18,92 32.119 13,65 682 2,17

Tổng NV 166.174 100,00 235.297 100,00 69.123 41,60

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Từ số liệu bảng 2 ta thấy:

Tổng tài sản mà công ty quản lý tới đầu năm 2011 là 166.174 trđ. Trong đó tài sản lưu động chiếm 31,71%, tài sản cố định chiếm 68,29%. Trong tài sản lưu động riêng hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn 22,59% tổng giá trị tài sản,

khoản phải thu chiếm 4,21%. Mà tổng tài sản được hình thành từ các nguồn là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó nợ phải trả chiếm 81,08%, vốn chủ sở hữu chiếm 18,92%. Qua một năm hoạt động, quy mô tài sản và nguồn vốn tăng 69.123 trđ. Năm 2011 tổng tài sản tăng 41,60% so với 2010. Giá trị tổng tài sản tăng từ 166.174 trđ lên 235.297 trđ. Điều đó cho thấy công ty đang có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn cho các tài sản của mình để tiến hành sản xuất kinh doanh. Về nguồn vốn, nợ phải trả là nguồn chính, nợ phải trả tăng 68.441 trđ, với mức tăng 50,80% so với năm 2010. Việc tăng tài sản, nguồn vốn có hợp lý hay không ta sẽ tiếp tục phân tích đánh giá ở phần sau.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2010, 2011 dùng để nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

1. Tỷ suất tài trợ =VCSH/ Tổng NV(%) 18,92 13,65

2. Tỷ suất đầu tư =TSCĐ/ Tổng TS (%) 68,29 41,51

3. Tỷ lệ NPT/ Tổng TS (%) 81,08 86,35

4. HS KNTT ngắn hạn = TS ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn 0,60 0,76 5. HS KNTT nhanh = Vốn bằng tiền/ Nợ ngắn hạn 0,17 0,52

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Về tỷ suất tài trợ, năm 2010 là 18,92% đến năm 2011 giảm xuống còn 13,65%. Như vậy, tỷ suất tài trợ của năm sau là thấp hơn so với năm trước. Trong khi tổng nguồn vốn tăng, vốn chủ sở hữu cũng tăng. Sự biến động như vậy là không hợp lý, điều đó cho thấy rằng mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp là thấp.

Tỷ suất đầu tư cho tài sản cố định năm 2011 thấp hơn so với năm 2010. Cụ thể năm 2010 là 68,29%, năm 2011 là 41,51%.

Đối với công ty thì tỷ lệ nợ của năm sau là cao hơn so với năm trước. Cụ thể năm 2010 là 81,08%, đến năm 2011 đã tăng đến 86,35%. Nguyên nhân của sự biến động này là do tăng các khoản nợ phải trả (năm 2010 nợ phải trả là 134.737 tr.đ, đến năm 2011 tăng lên đến 203.178 tr.đ). Điều này cho thấy với tỷ

lệ nợ 86,35% công ty có thể gặp khó khăn trong việc huy động tiền vay để tiến hành sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Mặc dù tỷ số khả năng thanh toán nhanh của của Công ty năm 2011 là có thể chấp nhận được song tỷ lệ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức khá thấp, thấp hơn nhiều so với tỷ số mong muốn của các chủ nợ (tỷ số bằng 2). Điều này thể hiện khả năng thanh toán tổng quát các khoản nợ ngắn hạn của Công ty cả hai năm đều chưa tốt. Với mức dự trữ lượng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán thấp dễ đưa doanh nghiệp vào tình trạng rủi ro thanh toán. Tuy nhiên, các tỷ số khả năng thanh toán của Công ty đang có xu hướng được cải thiện hơn so với năm trước.

2.2.2.2. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp xem xét thực trạng quá trình vận động của tài sản và nguồn vốn tạo nên bức tranh tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó mà nhận biết được khả năng đáp ứng nhu cấu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời biết được tính hợp lý của cơ cấu vốn và sự ảnh hưởng của chúng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc so sánh tổng tài sản và nguồn vốn giữa các kỳ báo cáo để thấy được sự biến động về quy mô tài sản cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Nếu tổng tài sản và nguồn vốn tăng, đồng thời giá trị sản lượng hàng hoá và doanh thu tăng thì quy mô kinh doanh của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Sự so sánh trên giúp chúng ta thấy được sự biến động của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Chúng ta biết rằng trong cơ chế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp có càng nhiều tài sản thì càng tốt nhưng vấn đề ở chỗ doanh nghiệp phải phân bổ tài sản đó sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích sự biến động của các khoản nợ và nguồn vốn chủ sở hữu cả về mặt giá trị và tỷ trọng để thấy được khả năng huy động vốn, khả năng tự đảm

bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập cũng như tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua bảng 2 ta thấy, về tài sản thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2010 là 52.695 tr.đ, năm 2011 tăng lên là 137.621 tr.đ. Như vậy, năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 84.926 tr.đ với mức tăng là 161,17%. Trong tổng số thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 34,56% (năm 2010), 62,68% (năm 2011). Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2010 là 99.789 tr.đ, năm 2011 giảm xuống 81.954 tr.đ. Năm 2011 giảm so với năm 2010 là 17.835 tr.đ với mức giảm là 17,87%. Trong tổng số tài sản thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 65,44% (năm 2010), 37,32% (năm 2011). Năm 2010, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm ít hơn so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn, năm 2011 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh với tỷ trọng tăng 28,12% (34,56% - 62,68%).

Về nguồn vốn: Nợ phải trả là nguồn vốn chính, năm 2010 chiếm 81,08% đến năm 2011 tăng lên 86,35%. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm từ 18,92% (năm 2010) xuống 13,65% (năm 2011). Năm 2010 nợ phải trả là 134.737 tr.đ, năm 2011 tăng lên đến 203.178 tr.đ với mức tăng 50,8%. Trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2010 là 31.437 tr.đ, năm 2011 là 32.119 tr.đ với tốc độ tăng là 2,17%. Nợ phải trả tăng chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng cho thấy uy tín của Công ty cổ phần Tràng An đối với nhà cung cấp và các chủ nợ ngày càng lớn, do vậy công ty được ưu đãi nhiều hơn về các điều kiện thanh toán cũng như các điều kiện vay vốn.

2.2.3.Tình hình tổ chức và quản lý vốn lưu động.

Như chúng ta biết công tác xây dựng cơ cấu vốn là một nội dung trong công tác quản lý vốn của các doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Do vậy, cơ cấu vốn lưu động cũng được biểu hiện thông qua cơ cấu tài sản lưu động của công ty.

vào tính chất, đặc điểm của các loại tài sản lưu động. Trong năm 2010, 2011 cơ cấu tài sản lưu động có sự biến động như sau:

Bảng 4: Cơ cấu TSLĐ của Công ty cổ phần Tràng An

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối %

1. Vốn bằng tiền 7.159 13,59 9.365 6,80 2206 30,81 2. Khoản phải thu 7.000 13,28 81.984 59,57 74.984 1071,2 3. Hàng tồn kho 37.535 71,23 43.827 31,85 6292 16,76 4.TSLĐ khác 1.001 1,90 2.445 1,78 1444 144,26 Tổng TSLĐ 52.695 100,00 137.621 100,00 84.926 161,17

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua số liệu bảng trên ta thấy: tổng số vốn lưu động năm 2011 tăng 84.926 tr.đ so với năm 2010 với mức tăng 161,17%. Nguyên nhân là do sự gia tăng của tất cả các loại vốn lưu động trong công ty. Sự gia tăng này biểu hiện những bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn lưu động được mở rộng sau một năm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để đánh giá đúng đắn về sự thay đổi này ta xem xét sự thay đổi tỷ trọng cũng như mức tăng giảm của từng loại vốn lưu động.

+ Vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền là một bộ phận trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều hình thái như: Tiền mặt tại quy, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Trong năm 2010 thì lượng vốn lưu động bằng tiền là 7.159 tr.đ chiếm 13,59% tổng số vốn lưu động trong công ty, năm 2011 con số này đã tăng lên đến 9.365 tr.đ chiếm 6,80 % tổng số vốn lưu động. Số vốn bằng tiền chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Qua một năm hoạt động thì con số này tăng 2.206 tr.đ với tỷ lệ tăng 30,81%. Điều này cho thấy rằng tăng lượng vốn bằng tiền là một dấu hiệu tốt về sự tự chủ tài

chính của doanh ngiệp, vậy công ty cần phát huy hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng của loại vốn lưu động này trong những năm tiếp theo.

+ Khoản phải thu:

Nếu như trong năm 2010, tỷ trọng KPT trong tổng VLĐ chỉ là 13,28% so với 71,23% của HTK thì đến năm 2011, KPT đã vượt HTK để chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ của công ty, cho thấy công ty đã ngày càng có chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng. Khách hàng lớn của công ty thường là các siêu thị nên khả năng thanh toán tương đối đảm bảo, do đó khoản mục dự phòng khoản phải thu luôn rất ít hoặc không có. Việc khoản phải thu tăng mạnh có tác dụng tăng doanh thu trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc công ty cần thận trọng và tìm hiểu ky khách hàng trước khi bán chịu, tránh trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn gây ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

+ Hàng tồn kho:

Đối với lượng hàng tồn kho, ở Công ty cổ phần Tràng An thì hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm. Trong năm 2010 có 37.535 chiếm tỷ trọng 71,23%, sang đến năm 2011 thì giá trị hàng tồn kho tăng lên 43.827 tr.đ chiếm 31,85%. Trị giá hàng tồn kho năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 6.292 tr.đ với tỷ lệ tăng 16,76%, nhưng tỷ trọng hàng tồn kho trong năm 2011 lại giảm 39,38% so với năm 2010. Điều này thể hiện một xu hướng biến đổi tốt về cơ cấu vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tràng An, nó cho biết công tác tiêu thụ hàng hoá trong năm nay được tiến hành tốt, diễn ra một cách thuận lợi.

Việc tăng mạnh khoản mục HTK và KPT là tín hiệu cho thấy nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của công ty tương đối lớn. Và để xem xét việc tăng các khoản mục này có làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty hay không thì cần phân tích các tỷ số tài chính sẽ được xét đến ở các phần sau.

2.2.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tràng An.

2.2.4.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh được xem xét và đánh giá một cách tổng quát thông qua một số chỉ tiêu sau: hiệu suất sử dụng vốn, tỷ suất sinh lợi của doanh thu, tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Ta có bảng sau:

Bảng 5: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 11/10

Tuyệt đối %

1. Doanh thu thuần 249.664 276.751 27.087 10,85

2. Lợi nhuận sau thuế 1.706 4.445 2.739 160,55 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tổng vốn bình quân 150.083 200.735 50.652 33,75

4. Vốn chủ sở hữu bình quân 32.121 31.778 -343 -1,07 5. Tỷ suất sinh lợi doanh thu 0,007 0,016 0,009 128,57

6. Hiệu suất sử dụng vốn 1,664 1,379 -285 -17,13

7. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn 0,011 0,022 0,011 100,00

8. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu 0,053 0,140 0,087 164,15

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua số liệu bảng trên ta thấy: Hiệu suất sử dụng vốn năm 2010 là 1,664 và năm 2011 là 1,379. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn năm 2011 là giảm 17,13% so với năm 2010. Nó cho biết một đồng vốn đem lại cho doanh nghiệp 1,664 đồng doanh thu. Trong khi đó, năm 2011 thì một đồng vốn chỉ đem lại 1,379 đồng doanh thu. Ta nhận thấy với kết quả như vậy thì chưa có dấu hiệu khả quan.

Về doanh thu thuần: năm 2011 doanh thu tăng 10,85% so với năm 2010, về số tuyệt đối là 27.087 tr.đ. Chính vì doanh thu tăng nên khoản lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên. Cụ thể: năm 2010 lợi nhuận là 1.706 tr.đ, năm 2011 đã tăng 2.739 tr.đ so với năm 2010 với mức tăng 160,55%. Đây là một dấu hiệu khả quan.

Xét tỷ suất sinh lợi của doanh thu ta thấy: năm 2010 là 0,007 và năm 2011 là 0,016. Tỷ suất sinh lợi doanh thu tăng 128,57% so với năm 2010. Nó cho biết:

Năm 2011 một đồng doanh thu tạo ra 0,016 đồng lợi nhuận. Về tỷ suất lợi nhuận/vốn:

Năm 2010 một đồng vốn tạo ra 0,011 đồng lợi nhuận. Năm 2011 một đồng vốn tạo ra 0,022 đồng lợi nhuận.

Ta thấy tỷ suất lợi nhuận/vốn tăng 100,00% so với năm 2010 mà mức tăng của doanh thu năm 2011 tăng 10,85% so với năm 2010. Do đó, mức tăng của lợi nhuận vượt xa mức tăng của doanh thu gấp nhiều lần.

Về tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: năm 2010 là 0,053 và năm 2011 là 0,140. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm sau tăng 164,15% so với năm trước. Cụ thể là:

Năm 2010 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,053 đồng lợi nhuận. Năm 2011 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,140 đồng lợi nhuận.

Qua việc nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp ta thấy: chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn là không mấy khả quan như đã phân tích ở trên. Các chỉ tiêu còn lại có sự biến động một các tích cực. Do đó, chúng ta cần đi sâu phân tích chi tiết để phát hiện thêm những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tràng An.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc theo dõi, xem xét, đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động. Nhưng yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị không đơn thuần là đánh giá xem vốn lưu động có hiệu quả hay không, mà còn thông qua quá trình đánh giá để các nhà quản trị đưa ra được những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Tràng An (Trang 39)