Tác động của môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Tràng An (Trang 27)

Đó là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như: khí hậu, thời tiết, môi trường... Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và từ đó tăng hiệu quả công việc.

Ngoài ra có một số nhân tố mà người ta thường gọi là nhân tố bắt khả kháng như thiên tai, địch hoạ... gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.2.3.2. Những nhân tố chủ quan.

1.2.3.2.1. Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.

1.2.3.2.2. Tác động của sản phẩm.

Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp .

Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh tranh hay độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không … sẽ quyết định tới lượng hàng bán ra và giá cả đơn vị sản phẩm. Chính vì ảnh hưởng tới lượng hàng hóa bán ra và giá cả của chúng mà sản phẩm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, trước khi quyết định sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ky nhu cầu của thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm. Có như vậy, doanh nghiệp mới mong thu được lợi nhuận.

1.2.3.2.3. Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp: nói chung yếu tố con người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp.

Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm làm việc, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình lao động sản xuất mới tăng được năng suất lao động, tiết kiệm trong sản xuất từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo có được một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp lý thì mới không bị lãng phí lao động... Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng, quy trình hạch toán của doanh nghiệp có phù hợp, số liệu kế toán có chính xác thì các quyết định tài chính của người lãnh đạo doanh nghiệp mới có cơ sở khoa học. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, việc thu, chi phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng việc, đúng thời điểm thì mới có thể năng cao hiệu quả sử dụng

vốn của doanh nghiệp.

Trình độ quản lý còn thể hiện trên một số mặt cụ thể như: quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ... chỉ khi các công tác quản lý này được thực hiện tốt thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mới được nâng cao rõ rệt.

1.2.3.2.4. Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh.

Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ

- Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động... nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng phù hợp của từng loại nguyên nhiên vật liêu, số lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra, đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hóa đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá tình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả thì phải xác định được mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản.

- Khâu sản xuất (đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này) trong giai đoạn này phải sắp xếp dây chuyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất, khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm .

- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời cũng phải có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.

1.2.3.2.5. Việc xác định cơ cấu vốn và nhu cầu vốn. 1.2.3.2.5.1. Việc xác định cơ cấu vốn.

Cơ cấu vốn đầu tư là một nhân tố mang tính chủ quan có tác động đến hiệu quả của sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc chung, tỷ trọng các khoản vốn đầu tư cho tài sản đang dùng và sử dụng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải là cao nhất thì mới là cơ cấu vốn tối ưu.

- Phải đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp .

- Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực và vốn cố định không tích cực.

- Phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất để phát huy tối đa hiệu quả công suất về thời gian và số lượng.

1.2.3.2.5.2. Việc xác định nhu cầu vốn.

Nhu cầu vốn của một doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng bằng chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Việc xác định nhu cầu vốn là hết sức quan trọng.

Do chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác hay chính xác cũng ảnh hưởng đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thừa hay thiếu vốn đều là nguyên nhân hay biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kém hiệu quả. Ngược lại, xác định nhu cầu vốn phù hợp thực tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.2.3.2.6. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn.

Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán - tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.

Lựa chọn phương án đầu tư là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Cụ thể, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để dựa vào đó đưa ra được phương án đầu tư nhằm tạo ra được những sản phẩm cung ứng rộng rãi trên thị trường, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ có doanh thu cao, lợi nhuận nhiều, hiệu quả sử dụng vốn vì thế mà tăng lên. Ngược lại nếu phương án đầu tư không tốt sản phẩm làm ra chất lượng kém không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ không tiêu thụ được hàng hóa, vốn bị ứ đọng, vòng quay vốn bị chậm lại, là tất yếu, đó là biểu hiện không tốt về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3.2.8. Các mối quan hệ của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ... là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trì mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, vừa thiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những biện pháp thích hợp: đổi mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu, áp dụng các biện pháp kinh tế để tăng cường lượng hàng bán, đa dạng hóa sản phẩm, bán hàng trả chậm, các khoản giảm giá …

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty.

Công ty Cổ phần Tràng An - doanh nghiệp Nhà nước, tiền thân là: "Xí

nghiệp công tư hợp danh bánh kẹo Hà nội" được thành lập sau ngày giải phóng thủ đô. Với các tên gọi qua từng thời kỳ như sau:

18/04/1975: Xí nghiệp Kẹo Hà nội, thuộc Sở Công nghiệp Hà nội, đóng

tại 204 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà nội.

01/08/1989: Nhà máy kẹo Hà nội, gồm 2 cơ sở đóng tại phường Quan

Hoa và phường Nghĩa Đô, Cầu giấy, Hà nội.

08/12/1992: Công ty Bánh kẹo Tràng An, đóng tại Phùng Chí Kiên -

Nghĩa Đô - Cầu giấy - Hà nội.

01/10/2004: Chính thức Cổ phần hoá theo quyết định của UBND thành

phố HN thành Công ty Cổ phần Tràng An. Trụ sở chính: Phố Phùng Chí Kiên - phường Nghĩa Đô - Cầu giấy - Hà nội.

Trải qua gần 40 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Tràng An đã không ngừng phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt nam, đặc biệt là thương hiệu "Tràng An" đã thành thương hiệu uy tín chất lượng được công nhận và đứng vững trên thị trường.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức.

Công ty Cổ phần Tràng An có 3 xí nghiệp:

- Xí nghiệp kẹo: sản xuất kẹo cứng cao cấp (Lillipop, Lạc xốp, hoa quả) Tổng hợp, kẹo mềm cao cấp – Coffee, Hương cốm, Sôcôla sữa, Cà phê sữa, Sữa

dừa …

- Xí nghiệp bánh: Sản xuất Bánh quy, Bánh quế, Snacks, Gia vị. - Xí nghiệp cơ nhiệt: Xí nghiệp phục vụ (Cơ – Nhiệt – Điện)

2.1.2.2. Bộ máy quản lý của công ty.

Có nhiều cách thức tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Tuỳ thuộc đặc điểm cụ thể của các doanh nghiệp mà người ta có thể tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, cơ cấu chương trình mục tiêu... Nhưng dù bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản là: tính linh hoạt, tính tin cậy, tính kinh tế...

Tại Công ty cổ phần Tràng An, bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu chức năng. Theo cơ cấu này, các nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận chức năng và mỗi người lãnh đạo chỉ đảm nhận một chức năng nhất định còn người thừa hành ở bộ phận sản xuất không chỉ nhận mệnh lệnh từ người quản lý chung mà còn từ người lãnh đạo chức năng khác. Tổ chức bộ máy theo kiểu này, Công ty đã thu hút được nhiều chuyên gia tham gia vào công tác lãnh đạo giúp cho công tác chuyên môn được tiến hành tốt hơn nhưng đồng thời lại đặt người thừa hành vào tình thế khó xử - cùng một tình huống có thể có nhiều mệnh lệnh của các cấp lãnh đạo khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này và để thực hiện tốt các yêu cầu về tổ chức quản lý: tối ưu, linh hoạt, tin cậy và kinh tế. Công ty đã sắp xếp lại lao động cho phù hợp với đặc điểm và quy mô sản xuất của mình. Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Tràng An gồm 80 người được chia thành một ban giám đốc và 6 phòng ban chức năng.

- Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:

Giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ công ty trước pháp luật.

+ Phó giám đốc ky thuật: chuyên trách việc điều hành giám sát hoạt động sản xuất và chương trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới.

+ Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách mọi hoạt động kinh doanh của công ty từ việc tìm nguồn hàng, nguồn tiêu thụ đến việc nghiên cứ mở rộng thị trường, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện...

- Các phòng ban được tổ chức hết sức gọn nhẹ, đảm bảo cho quá trình quản lý diễn ra thông suốt. Nhiệm vụ chung của các phòng ban này là chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước, của công ty, các mệnh lệnh chỉ thị của Ban giám đốc, tham gia đề xuất với giám đốc những chủ trương biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, giải quyết khó khăn vướng mắc trong công ty theo trách nhiệm quyền hạn từng phòng, phục vụ đắc lực cho các phân xưởng sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài nhiệm vụ chung, mỗi phòng ban, tuỳ thuộc chức năng đảm nhiệm còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, cụ thể:

+ Phòng phát triển thị trường: tìm kiếm các nguồn hàng và nơi tiêu thụ thông qua việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu giá cả, sự biến động cung cầu của vật tư, hàng hoá, tổ chức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư hàng hoá. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của phòng phát triển thị trường, phòng kinh doanh lập kế hoạch lịch trình mua nguyên vật liệu. Ký kết hợp đồng mua hàng đồng thời còn phải nắm được số nhập - xuất, tồn kho thành phẩm hàng ngày để có kế hoạch bán hàng hợp lý.

+ Phòng ky thuật: kết hợp với phòng kinh doanh lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn, xây dựng hệ thống định mức kinh tế ky thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lý việc sửa chữa máy móc thiết bị, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

+ Phòng tổ chức: có nhiệm vụ quản lý lao động trong toàn công ty, lên kế hoạch sắp xếp lao động theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng lao động.

+ Phòng kế toán tài vụ: theo dõi mọi hoạt động kinh tế của công ty, phản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Tràng An (Trang 27)