CÁC NHTM
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì điều kiện trước nhất là phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Với đặc thù là kinh doanh chủ yếu dựa trên đồng vốn vay mượn của người khác, nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của NHTM.
a) Vốn là cơ sở để các NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Vốn là điều kiện bắt buộc đối với các NHTM để được phép hoạt động. Ngay từ khi bước vào hoạt động, các ngân hàng cần vốn để mua đất đai, xây dựng cở sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, và những điều kiện làm việc khác. Và với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, ngân hàng không thể chỉ dựa vào nguồn vốn ban đầu, mà phải thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các nguồn khác nhau trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Quy mô hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài chính của ngân hàng. Những ngân hàng có nguồn vốn lớn sẽ có thế mạnh trong cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng tốt hơn, và dễ dàng xâm nhập thị trường hơn. Vốn nhỏ sẽ khiến ngân hàng dè dặt, không dám mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mới hay lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng mang lại mức lợi nhuận cao. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu ban đầu là điều kiện để ngân hàng được phép hoạt động, các ngân hàng phải thường xuyên chăm lo, bổ sung cho nguồn vốn của mình bằng hoạt động huy động vốn trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình.
b) Vốn quyết định quy mô của ngân hàng trong hoạt động tín dụng và các hoạt động khác
Vốn của ngân hàng có tính chất quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động tín dụng, đầu tư của ngân hàng, khả năng thanh toán, chi trả cũng như các hoạt động khác. Thông thường, so với các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và đối tượng cho vay của các ngân hàng này cũng nhỏ hơn. Trong khi đó, các ngân hàng lớn dễ dang mở rộng phạm vi cho vay, không chỉ trên địa bàn mình mà còn hướng ra khu vực và quốc tế. Thêm vào đó, do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy bén được với sự biến động về lãi suất, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Với nguồn vốn lớn, các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc chủ động quyết định kỳ hạn, lãi suất, thời hạn của các khoản mục cho vay và đầu tư, phạm vi và khối lượng cũng được nhiều hơn. Vốn có tầm quan trọng lớn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện tại và tương lai nhu cầu vốn là rất lớn, nếu các ngân hàng không dự đoán, điều chỉnh công tác huy động để duy trì nguồn vốn thì có thể bỏ qua những cơ hội phát triển quý báu.
c) Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng
Như đã trình bày ở trên, phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Đặc điểm của nguồn tiền này là hoàn trả khi có yêu cầu, nên ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với nhu cầu rút tiền của khách hàng. Vì thế năng lực thanh toán cao là yếu tố các ngân hàng cần phải đảm bảo và luôn được chú trọng. Vốn khả dụng của ngân hàng càng cao thì khả năng thanh toán chi trả của ngân hàng càng lớn. Do đó, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng nói riêng.
coi là có uy tín trên thị trường, các ngân hàng phải đáp ứng tốt nhất, tức thời các yêu cầu của khách hàng, trong đó có nhu cầu thanh toán. Nếu ngân hàng không thể thực hiện ngay, sẽ mất lòng tin của khách hàng, nghiêm trọng hơn, phản ứng dây chuyền lan truyền trong dân chúng có thể dẫn đến việc rút tiền đồng loạt, ngân hàng mất khả năng thanh toán, phá sản và có thể gây ra khủng hoảng tài chính.
Vì vây, việc nâng cao hoạt động huy động vốn để tạo ra nguồn vốn lớn trong ngân hàng đã gián tiếp nâng cao khả năng thanh toán cũng như uy tín của ngân hàng trên thương trường.
d) Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kinh doanh ngân hàng đang là một lĩnh vực có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng đang là vấn đề cấp bách của các nhà quản lý ngân hàng. Trong lĩnh vực này rất khó có thể tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ hay lãi suất. Do đó, để có thể thu hút khách hàng, ngân hàng phải có một tiềm lực tài chính mạnh và ổn định. Tiềm lực tài chính mạnh được xây dựng dựa trên một nguồn vốn lớn. Khả năng vốn lớn là điều kiện để các ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, vốn lớn tăng quyền chủ động của ngân hàng trong việc thỏa thuận quy mô, kỳ hạn, thời hạn, thậm chí cả lãi suất. Có như vậy, các ngân hàng mới có thể mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận, bổ sung làm gia tăng nguồn vốn tự có. Hơn thế nữa, quy mô vốn lớn sẽ giúp các ngân hàng đa dạng hóa danh mục đầu tư, có thể góp vốn thành lập các công ty tài chính, mở rộng dịch vụ thuê mua, thành lập các công ty chứng khoán… Một danh mục đa dạng như vậy sẽ làm tăng thu cho ngân hàng, phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn và tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường.
Vốn có vai trò quyết định trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để có nguồn vốn lớn, các ngân hàng phải nâng cao hoạt
động huy động vốn của mình kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, để có thể phát triển bền vững và lâu dài, các ngân hàng phải tự xây dựng cho mình một chiến lược huy động vốn khả thi, hiệu quả và lâu dài.