Đối với Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Tây (Trang 68)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CHO MHB CHI NHÁNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN TỚ

3.3.3.Đối với Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tuy chỉ mới hoạt động được hơn 13 năm nhưng MHB đã dần dần khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết; để có thể tiếp tục phát triển và giữ vững thương hiệu, vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay thì MHB cần phải hoàn thiện và phát triển hơn nữa về mọi mặt.

Về chính sách huy động vốn:

MHB cần phải tăng cường công tác dự báo dài hạn để các chi nhánh nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường, từ đó có những biện pháp phù hợp trong công tác huy động vốn.

Cần xây dựng và hoàn chỉnh các chức năng cơ chế huy động vốn mang tính ổn định, từ đó xây dựng các chế độ nghiệp vụ phù hợp nhằm chủ động thực hiện các kế hoạch kinh doanh.

Cần có chiến lược quảng cáo đồng bộ trong toàn hệ thống với các panô, áp phích, tờ rơi, tài trợ học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học, xây nhà tình thương, tặng bàn ghế cho trường học, tặng đồ chơi cho các trường mầm non. Quảng cáo đi kèm với thương hiệu đã nổi tiếng một cách nhất quán nhằm đưa hình ảnh MHB đến với khách hàng.

Có chế độ lương thưởng nhằm khuyến khích hoạt động huy động vốn của các chi nhánh.

Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi chiến dịch huy động để khắc phục được những hạn chế cho những lần huy động vốn sau.

Nên thuê tư vấn làm chiến dịch truyền thông, quan hệ công chúng và chiến lược Marketing tổng thể.

thống ngân hàng MHB; đẩy mạnh liên kết, nối mạng thanh toán với các ngân hàng khác để có thể thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế, tạo thuận tiện cho khách hàng.

Nên triển khai kịp thời và có những văn bản hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản, quy định, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long về các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, tạo điều kiện cho các ngân hàng chi nhánh luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Cần đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn những đòi hỏi của thị trường và chuẩn mực quốc tế cả về trình độ lẫn đạo đức nghề nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc phân tích thực trạng huy động vốn của MHB – Chi nhánh Hà Tây, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại đó đồng thời căn cứ vào định hướng hoạt động kinh doanh và định hướng tăng cường huy động vốn của MHB – Chi nhánh Hà Tây, em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần vào việc tăng cường huy động vốn cho MHB – Chi nhánh Hà Tây trong điều kiện thị trường ngân hàng tài chính đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

KẾT LUẬN

Ngân hàng là tổ chức tài chính, có nhiệm vụ trung chuyển vốn cho nền kinh tế nên công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại giữ vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, khi mà thực tế ở nước ta cho thấy lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư là vô cùng lớn, do đó công tác huy động vốn để nhằm phát huy tối đa nội lực kinh tế, góp phần ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cải thiện phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân là cần thiết hơn bao giờ hết.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn với xu thế phát triển của đất nước, trong những năm qua, các NHTM nói chung và MHB – Chi nhánh Hà Tây nói riêng đã không ngừng cố gắng bằng mọi biện pháp để mở rộng vốn huy động, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nâng cao chất lượng dịch vụ… Tuy nhiên ở bất cứ NHTM nào cũng còn những tồn tại cần được khắc phục trong công tác huy động vốn, để công tác này phát huy hiệu quả hơn nữa.

Khóa luận trên đã phân tích, làm rõ các nhân tố làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và đi sâu phân tích thực trạng, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của của những tồn tại trong công tác huy động vốn của MHB – Chi nhánh Hà Tây. Trên cơ sở đó, khóa luận đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối với công tác huy động vốn của MHB – Chi nhánh Hà Tây.

Do trình độ và thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận, em không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng Ban lãnh đạo MHB – Chi nhánh Hà Tây.

Cuối cùng, em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới TS Đỗ Thị Hồng Hạnh đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu cùng toàn thể cán bộ nhân viên đang làm việc tại MHB – Chi nhánh Hà Tây đã giúp em hoàn thành khóa luận này.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Tây (Trang 68)