Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Tây (Trang 66)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CHO MHB CHI NHÁNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN TỚ

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước

Dùng tiền mặt đã trở thành một tập quán từ hàng nghìn năm nay. Còn thói quen không dùng tiền mặt trong thanh toán mới xuất hiện trên thế giới vài chục năm và ở Việt Nam được vài năm nay. Người dân vẫn có thói quen

sử dụng tiền mặt trong thanh toán, sử dụng tiền nhàn rỗi dưới dạng tích trữ vàng, ngoại tệ. Một vài năm gần đây, người dân có xu hướng sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán. Thói quen này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan là do người dân thiếu sự tin tưởng vào khả năng ổn định của nền kinh tế…Do đó, để có thể thu hút thêm nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải có một chính sách tiền tệ hợp lý thông qua các công cụ lãi suất, thị trường mở, tỷ giá…Vì vậy Ngân hàng Nhà nước phải theo dõi sát sao những biến động của thị trường, từ đó đề xuất và thực hiện các chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong giai đoạn giá cả tiêu dùng và tỷ giá biến động như hiện nay.

Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin ngân hàng; từng bước công khai hoá và minh bạch hoá các thông tin về hoạt động ngân hàng bảo đảm cho khách hàng, người dân và các nhà quản lý, lãnh đạo có đủ thông tin chính xác về hoạt động ngân hàng nhằm tranh thủ được những đóng góp tốt cho ngành ngân hàng phát triển.

Ngân hàng Nhà nước phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các văn bản khác cần được rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra các văn bản luật tạo điều kiện và bảo vệ cho những người dùng thẻ ngân hàng. Từ đó, giảm lượng tiền mặt thanh toán trong lưu thông, giúp các ngân hàng thương mại huy động được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Việt Nam đã ra nhập WTO, thị trường tài chính ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngân hàng Nhà nước nên tạo ra một sân chơi mà ở đó các ngân hàng thương mại có thể hợp tác và cạnh tranh một cách lành mạnh, bình đẳng, nhất là giữa ngân hàng thương mại quốc doanh với ngân

hàng thương mại cổ phần, ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Tây (Trang 66)