Hoàn thiện huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Lộc (Trang 52)

doanh của công ty

Qua sự phân tích về tình trạng sử dụng vốn của công ty Minh Lộc trong những năm gần đây ta nhận thấy nhu cầu về vốn của công ty ngày càng tăng dần. Mặt khác, dựa vào cơ cấu vốn ta có thể thấy công ty sử dụng vay nợ quá nhiều, điều này gây nên sự thiếu độc lập của công ty về tài chính. Việc quá lệ thuộc vào vốn vay của công ty còn đẩy công ty vào tình thế khó khăn hơn khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây nên tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư, khiến cho nguồn vốn đầu tư cũng giảm hẳn. Trong thời gian này, doanh nghiệp cũng đã ý thức được sự bất cập trong cơ cấu vốn nên đã có nhiều chính sách kiểm soát lượng vốn vay. Sự chuẩn bị các mặt từ bây giờ trong đó có sự chuẩn bị kỹ càng về các kế hoạch huy động nguồn vốn là rất cần thiết để trong tương lai công ty sẽ có thể chiếm ưu thế và giành thắng lợi trong kinh doanh. Muốn vậy biện pháp tạo và sử dụng vốn có hiệu quả cần phải được công ty quan tâm một cách đúng mức. Vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể huy động vốn từ các nguồn sau: vốn bổ sung, liên doanh liên kết, phát hành cổ phiếu, vốn vay. Có rất nhiều cách để tạo vốn nhưng cách đơn giản nhất là sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

Một số biện pháp có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty:

Giảm các khoản phải thu của khách hàng bằng cách sử dụng chiết khấu thanh toán

Lý do thực hiện biện pháp: khoản phải thu là phần doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn. Điều này tạo ra nhiều khó khăn cho công ty Minh Lộc trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh.

Xuất phát từ thực trạng tình hình tài chính đã phân tích ở trên của Minh Lộc, lượng vốn khách hàng chiếm dụng, tức là các khoản phải thu của Minh Lộc chiếm một tỉ trọng cao nhất, hơn 65 % trong tổng vốn lưu động của công ty. Ví dụ như khoản phải thu của Minh Lộc năm 2011 là 54.075,41triệu đồng chiếm 68,59 % tổng vốn lưu động, năm 2012 là 59.188,96 triệu đồng, chiếm 68,46 % vốn lưu động. Đây hoàn toàn là những bất lợi cho việc huy động vốn sản xuất của công ty.

Mục đích của biện pháp: giảm khoản phải thu của công ty để giải phóng phần vốn bị chiếm dụng, tăng số vòng chu chuyển của vốn kinh doanh.

Nội dung của biện pháp:

Phân loại khách hàng theo thời gian thanh toán:

Bảng 3.6 Phân loại khách hàng theo thời hạn thanh toán

Loại Thời gian thanh toán Tỷ trọng (%)

1 Thanh toán ngay 30

2 Thanh toán từ 1 – 30 ngày 35

3 Thanh toán từ 30 – 60 ngày 20

4 Thanh toán trên 60 ngày 15

Cộng 100

(Nguồn: phòng Kinh doanh)

Sau khi tính toán dựa vào lãi suất trung bình của ngân hàng, giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dòng tiền đơn ta có tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng theo thời gian thanh toán:

Bảng 3.7 Tỷ lệ chiết khấu thanh toán

Loại Thời gian thanh toán Tỷ lệ chiết khấu

2 Thanh toán từ 1 – 30 ngày 1,549

3 Thanh toán từ 30 – 60 ngày 0,778

4 Thanh toán trên 60 ngày Không có chiết khấu

(Nguồn: phòng Kinh doanh)

Sau khi thỏa thuận với khách hàng về việc trả tiền sau, Minh Lộc hi vọng với bảng tỷ lệ chiết khâu trên sẽ có thể khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh hơn.

Giảm lượng hàng hóa tồn kho để tránh tồn đọng vốn và giảm trả lãi ngân hàng

Lý do thực hiện biện pháp: Qua phân tích tình hình tài chính nói chung và tình trạng sử dụng vốn của Minh Lộc ở trên ta thấy trong tổng vốn lưu động của công ty, hàng hóa tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2011 tổng giá trị của lượng hàng hóa tồn kho là 17.037,73 triệu đồng chiếm 21,95% tổng vốn lưu động, năm 2012 là 19.354,75 triệu đồng chiếm 22,38 %. Ta nhận thấy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc thì việc dự trữ nguyên vật liệu hay việc tồn kho một số mặt hàng là không thể tránh khỏi tuy nhiên tổng giá trị của hàng hóa tồn kho của Minh Lộc là rất lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty và hơn nữa nó cũng làm tăng thêm một khoản chi phí trả lãi vay ngân hàng.

Với mức lãi suất vay ngân hàng trung bình xấp xỉ 16%/năm thì với lượng vốn mà công ty phải vay để đầu tư vào lượng hàng hóa tồn kho thì lãi suất mà Minh Lộc phải trả hàng năm là:

Năm 2011 17.037,73 triệu đồng X 16% = 2726,04 triệu đồng. Năm 2012 19.354,75 triệu đồng X 16% = 3096,76 triệu đồng.

Như vậy, Công ty Minh Lộc phải thường xuyên lo trả lãi cho ngân hàng với lượng tiền không hề nhỏ như vậy sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy giảm lượng hàng hóa tồn kho là điều rất cần thiết đối với Minh Lộc hiện nay, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo được tính liên tục, thường xuyên của quá trình sản xuất, kinh doanh.

Mục đích của biện pháp: giảm hợp lý lượng hàng hóa tồn kho để tránh ứ đọng vốn quá nhiều, giảm trả lãi ngân hàng mà vẫn đảm bảo nguyên vật liệu và sản phẩm cho quá trình sản xuất, kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung của biện pháp:

Như đã phân tích ở trên, tại công ty Minh Lộc, hàng hóa tồn kho là do hai nguyên nhân chính. Để giải quyết lượng hàng tồn kho ở nguyên nhân thứ nhất

còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù của ngành việc duy trì sản xuất ổn định và liên tục, cần phải dự trữ nguyên vật liệu chính là sợi len, được nhập chủ yếu từ nước ngoài mà cụ thể là Trung Quốc, …

Mặt khác, việc dữ trữ một số phụ liệu, ngành may và thiết bị ngành dệt may phải do một số hãng chuyên nghiệp chính hãng mà công ty đầu tư nhập khẩu về để sản xuất. Tuy nhiên Minh Lộc vẫn cần phải tính toán để có thể giảm một cách hợp lý nhất lượng nguyên, phụ liệu và máy móc dự trữ.

Do vậy, biện pháp giảm lượng hàng hóa tồn kho ở đây được đề ra để giải quyết nguyên nhân thứ hai: Tăng cường và phát huy trách nhiệm của bộ phận Marketing của công ty trong việc lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường mới và quảng bá thương hiệu, đưa ra những dự báo về tiêu thụ sản phẩm truyền thống cũng như tương lai cho công ty. Ngoài ra đội ngũ Marketting của công ty hầu như là những nhân viên trẻ, sinh viên mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy công ty cần đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ này để có thể nâng cao hiệu quả Marketting, tăng lượng hàng tiêu thụ cho công ty.

Giảm các khoản nợ ngắn hạn và lãi vay bằng cách huy động vốn của các bộ công nhân viên trong Công ty.

Lý do thực hiện biện pháp: Minh Lộc là một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng may mặc – lĩnh vực cần huy động vốn có hiệu quả cao. Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như vay ngân hàng, thỏa thuận khách hàng, chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, chậm thanh toán cho cán bộ công nhân viên…

Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta có thể nhận thấy hiện nay công ty Minh Lộc đang phải ay một khoản nợ ngắn hạn tương đối lớn. Cùng với việc mửo rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về vốn của công ty cũng tăng lên đáng kể và đi kèm với nó là những chi phí công tác tài chính với yêu cầu trả đúng hạn là khá lớn. Vì vậy công ty cần có những biện pháp linh hoạt trong việc huy động vốn, dù trong thời gian ngắn. Một trong những biện pháp mà Minh Lộc có thể sử dụng là huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của công ty.

Mục đích của biện pháp: Huy động vốn nhàn rỗi của các cán bộ công nhân viên công ty nhằm giảm bớt các khoản vay nợ ngắn hạn, làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

nhân viên từ các phòng ban vì ở đây nhân viên có lương cao, ổn định và hy vọng có lượng tiền nhàn rỗi cao. Ngoài ra cũng có thể huy động vốn từ những nhân viên khác tuy có thể lượng tiền nhàn rỗi thấp hơn. Bên cạnh việc thu hút vốn ta cũng cần tính toán để đưa ra được các biện pháp khuyến khích, cách chính sách đãi ngộ đối với những nhân viên có lượng đóng góp vốn cao. Qua đây, một khi người lao động đã nhận thấy lợi ích và sự an toàn về lượng vốn đóng góp của họ thì có thể huy động gia đình, người thân tham gia cho vay, từ đó công ty có thể huy động được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi hơn nữa, giảm được các chi phí lãi suất ngân hàng, chi phí tài chính, góp phần làm giảm tổng chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngoài những biện pháp cụ thể nêu trên ban lãnh đạo công ty Minh Lộc phải năng động nắm tình hình diễn biến của thị trường trong và ngoài nước để có những quyết sách liên quan đến việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả; công ty phải thiết lập quan hệ tốt với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định tài chính; trong quá trình đám phán ký kết hợp đồng, công ty cố gắng thoả thuận được điều kiện thanh toán trước một phần hợp đồng gia công…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Lộc (Trang 52)