Nguyên nhân chủ quan:
• Với mô hình cơ cấu tổ chức của công ty là mô hình trực tuyến chức năng, số phòng ban của công ty còn tương đối lớn. Sự chuyên môn hóa tương
đối cao nhưng khi đi sâu vào hoạt động của từng phòng thì thấy rằng sự bố trí công việc trong mỗi phòng lại chưa thực sự hợp lý. Chi phí quản lý của công ty là còn tương đối cao.
• Do yêu cầu và tính cạnh tranh của thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá cả của các sản phẩm dệt may nói chung và dệt len nói riêng phải vươn lên ngang tầm quốc tế nên việc nhập khẩu nhưng thiết bị máy móc, dây chuyền hiện đại là cần thiết. Nhưng do vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nên công ty phải nhờ vào nguồn vốn đi vay, chịu lãi suất cao khi đáo hạn ngân hàng nên chi phí tài chính và chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao, khiến giá thành của sản phẩm tăng.
• Với quy mô hoạt động lớn về cả thị trường và mẫu mã sản phẩm trong khi lực lượng cán bộ làm marketing, tiếp thị của công ty thì phần lớn là chưa có kinh nghiệm, một số là sinh viên mới ra trường nên chưa bám sát được thị trường.
• Trong các kế hoạch kinh doanh đôi khi còn thiếu thông tin, luồng thông tin phản hồi của thị trường còn rất yếu dẫn đến các quyết định thiếu chính xác thiếu phù hợp với những động thái của thị trường.
• Hình thức nhập khẩu các yếu tố đầu vào hiện nay chưa đa dạng nên nghiệp vụ kinh doanh của cán bộ nhân viên chưa được củng cố hoàn thiện.
Nguyên nhân khách quan
• Những tiêu cực của kinh tế thị trường đang gây khó khăn rất lớn cho công ty trong hoạt động kinh doanh như: trở ngại trong công việc giải quyết thủ tục tiếp nhận hàng hoá tại các cửa khẩu về phía hải quan thuế vụ; đào tạo, giữ gìn đạo đức kinh doanh của đội ngũ cán bộ của công ty trước những tiêu cực của cơ chế thị trường; diễn biến tình hình tài chính trong nước khu vực và trên thế giới đang diễn ra hết sức phức tạp đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên toàn thế giới nói chung và trong khu vực Châu Á nói riêng đã và đang để lại những ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của công ty nói riêng.
• Nguồn hàng bị cắt giảm đáng kể khi thị trường dệt may thế giới đang có sự cạnh tranh gay gắt, nhất là các sản phẩm dệt may của nước ta đang phải đứng trước sự cạnh tranh với sản phẩm của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước trong khu vực ASEAN… Sự cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế đòi hỏi chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú khiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
nhiều khi chưa đúng và phù hợp nên đã gây khó khăn cho công ty trong việc xác định kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mình.
• Cơ chế thưởng phạt và khuyến khích các công ty chưa thực sự hợp lý. Môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung chưa thực sự hoàn chỉnh và mang tính khuyến khích đối với các doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MINH LỘC