Mở rộng quan hệ đối ngoạ

Một phần của tài liệu Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay (Trang 50)

Gia nhập ASEAN, tăng cƣờng hội nhập khu vực Đông Nam Á

Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa, Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin

cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy, tăng cƣờng quan hệ với các nƣớc láng giềng và các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã thực hiện đẩy đủ mọi nghĩa vụ, cam kết và trách nhiệm của một nƣớc thành viên ASEAN, tích cực và chủ động trong việc đƣa ra các sáng kiến nhằm tăng cƣờng hợp tác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các thành viên ASEAN trên cơ sở các nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trong quá trình mở rộng ASEAN, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã mở đƣờng cho quá trình kết nạp Lào, Myanma và Campuchia, đƣa ASEAN hội tụ đầy đủ 10 thành viên nhƣ ngày hôm nay.

Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động của ASEAN, các Hội nghị cấp cao ASEAN: ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Á - Âu (ASEM). Tuy là một thành viên mới trong cộng đồng ASEAN nhƣng chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI (12/1998) tại Hà Nội với tiêu đề: “Xây dựng ASEAN thành cộng đồng các quốc gia phát triển bền vững, đồng đều và hợp tác”. Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Hà Nội”, “Chƣơng trình hành động Hà Nội” và nhiều quyết định quan trọng khác làm cơ sở cho quan hệ hợp tác hiện tại và tƣơng lai giữa các nƣớc ASEAN với nhau cũng nhƣ giữa ASEAN với các nƣớc và các tổ chức khác trên thế giới, thể hiện một cách cụ thể những ý tƣởng của văn kiện tầm nhìn 2020.

Việc tham gia của Việt Nam vào ASEAN đã góp phần tạo môi trƣờng khu vực thuận lợi cho sự phát triển chung của các quốc gia thành viên, nâng cao vị trí và vai trò của Việt Nam tại Đông Nam Á và trên trƣờng quốc tế, tạo thuận lợi mở rộng quan hệ với các đối tác quan trọng khác trên thế giới.

Sau hơn một thập kỷ tham gia ASEAN, với những nỗ lực mạnh mẽ, đƣợc sự hỗ trợ của các nƣớc thành viên và cộng đồng quốc tế, chúng ta đã tạo đƣợc lòng tin, sự tín nhiệm và có đƣợc sự ủng hộ từ các nƣớc ASEAN và thế giới. Việt Nam đã hội nhập khá nhanh chóng vào các hoạt động của ASEAN và là một thành viên có nhiều đóng góp tích cực vào các chủ trƣơng, mục tiêu và hành động

của ASEAN. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một nƣớc thành viên, tham gia và có những ý kiến tích cực đóng góp trong các cuộc họp của ASEAN trên mọi lĩnh vực. Tuy là một thành viên mới và đang trong giai đoạn bƣớc đầu của quá trình hội nhập nhƣng Việt Nam đã đảm nhiệm tốt chức trách chủ tịch của một số tiểu ban, chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng của ASEAN, đặc biệt đã là nƣớc đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội (tháng 12/1998).

Tháng 4/1999, Việt Nam đã tổ chức lễ kết nạp Campuchia làm thành viên thứ mƣời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Từ nay ASEAN đã bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới khi có đầy đủ 10 nƣớc thành viên. Một Đông Nam Á bị chia rẽ trong nhiều thập kỷ chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhƣờng chỗ cho sự đoàn kết và hợp tác để giải quyết các vấn đề mà các quốc gia cùng quan tâm, thực hiện các mục tiêu mà lãnh đạo các nƣớc ASEAN đã đề ra.

Với một nỗ lực đƣa tổ chức ASEAN có những bƣớc phát triển trong thế kỷ XXI, khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Lãnh đạo 10 nƣớc Đông Nam Á đã bàn thảo và quyết tâm xây dựng một Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột, đó là: Cộng đồng kinh tế ASEAN, Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN. Tuy nhiên, để tiến tới một Cộng đồng ASEAN phát triển trong tƣơng lai thì bản thân mỗi nƣớc thành viên cần phải có nhiều cố gắng trong rất nhiều công việc nhƣ: đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao; xây dựng chính sách tài chính hợp lý, bảo đảm một nền kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch hóa trong công tác quản lý, xây dựng hệ thống luật pháp hài hóa…

Sự phát triển trong tƣơng lai của Cộng đồng ASEAN sẽ có những điểm khó và khác so với Cộng đồng Châu Âu (EU). Điều đó thể hiện qua sự khác biệt lớn giữa các thể chế chính trị, quan điểm xã hội, mặt bằng kinh tế giữa các nƣớc ASEAN, mặc dù giữa các bên đã có nhiều nỗ lực nhằm xóa dần khoảng cách. Bên cạnh đó là những vấn đề nhƣ Mianma, vấn đề ly khai ở Thái Lan, vấn đề tranh chấp biên giới giữa các nƣớc thành viên… cũng gây những trở ngại lớn đối với tiến trình cụ thể hóa Cộng đồng

ASEAN.

Tăng cƣờng quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ

Sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố bình thƣờng hóa quan hệ với Việt Nam, từ ngày 5 đến 7 tháng 8 năm 1995, Ngoại trƣởng Mỹ W.Christopher thăm Việt Nam và chính thức ký thoả thuận thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc và trao đổi đại sứ. Ngoại trƣởng M. Onbrai đã thực hiện hai chuyến thăm làm việc tại Việt Nam vào tháng 6/1997 và tháng 6/1999. Vào tháng 3/2000, Bộ trƣởng Quốc phòng Hoa Kỳ W.Cohen thăm Việt Nam. Đặc biệt vào tháng 11/2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clintơn đã sang thăm chính thức Việt Nam. Đây là một chuyến thăm lịch sử của một vị Tổng thống Hoa Kỳ tới nƣớc Việt Nam thống nhất và độc lập. Chuyến thăm này đã đánh dấu một mốc mới trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc.

Về phía Việt Nam, các phái đoàn do Phó Thủ tƣớng Trần Đức Lƣơng, Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trƣởng Thƣơng mại Lê Văn Triết… đã sang thăm và làm việc với lãnh đạo Hoa Kỳ. Tháng 12/2001, Phó Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ. Những chuyến thăm, trao đổi cấp cao và chuyên viên giữa hai nƣớc tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Năm 2005, Thủ tƣớng Phan Văn Khải sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống G.W.Bush.

Trải qua quá trình 10 năm sau ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc, năm 2006 là năm đánh dấu việc bình thƣờng hóa hoàn toàn quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ với việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam. Năm 2006, Tổng thống Mỹ G.W. Bush sang thăm Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC-14 đƣợc tổ chức tại Hà Nội. Chuyến thăm này tạo đà thúc đẩy quan hệ giữa hai nƣớc trong những năm tới. Lãnh đạo hai nƣớc khẳng định tiếp tục nỗ lực thiết lập mối quan hệ ổn định, xây dựng trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hai bên đã đặt đƣợc một số thoả thuận

về hợp tác, hỗ trợ quan trọng. Sự tiến triển trong quan hệ giữa hai nƣớc có đƣợc nhờ vào sự điều chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình khu vực và quóc tế, sự nỗ lực của hai Chính phủ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nƣớc.

Về quan hệ kinh tế, phía Hoa Kỳ cam kết tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách và năng lực phát triển kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới; hỗ trợ trong việc phòng chống HIV/AIDS, chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến ma tuý; phòng chống dịch cúm gia cầm. Bên cạnh đó, phía Mỹ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc tìm kiếm thông tin về các trƣờng hợp quân nhân ta mất tích trong chiến tranh, thoả thuận cùng nỗ lực để giải quyết vấn đề nhiễm độc môi trƣờng gần các kho chứa điôxin trƣớc đây.

Trên một số lĩnh vực khác, hai bên đã có những hợp tác có hiệu quả. Trong lĩnh vực giáo dục, hàng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên, cán bộ Việt Nam sang Mỹ để nghiên cứu học tập, nhiều học giả Mỹ đã sang Việt Nam dự các cuộc hội thảo, nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực cụ thể; nhiều chƣơng trình học bổng, hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức, các trƣờng đại học Mỹ dành cho sinh viên, học viên Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều ngƣời Việt Nam theo học tự túc tại các trƣờng đại học của Mỹ.

Trong lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ cũng có những bƣớc tiến đáng kể. Hoa Kỳ đã có những hỗ trợ hiệu quả trong lĩnh vực nghiên cứu phòng chống các căn bệnh thế kỷ nhƣ AIDS, ung thƣ…

Từ khi bình thƣờng hóa đến nay, quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa hai nƣớc đã có những bƣớc tiến đáng kể. Việc Tổng thống Mỹ Clintơn tuyên bố miễn áp dụng điều luật Jackson – Vanik đối với Việt Nam đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ hợp tác, làm ăn có hiệu quả với các đối tác Việt Nam. Hợp tác kinh tế thƣơng mại đầu tƣ giữa hai nƣớc tiếp tục phát triển: Năm 1999 là 838,792 triệu USD [40, tr.358], đến năm 2005 đạt 7,5 tỷ USD và năm 2006 đạt

trên 9 tỷ USD [51, tr.418].

Tuy vậy, trong quan hệ ngoại giao vẫn còn tồn tại những vấn đề mà hai bên chƣa đi đến sự thống nhất: tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền. Hàng năm, phía Hoa Kỳ có bản báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, giữa hai nƣớc vẫn có những bất đồng quan điểm, và chƣa hiểu nhau trong việc giải quyết các vấn đề nêu trên.

Tăng cƣờng quan hệ với Trung Quốc

Kể từ khi bình thƣờng hóa (năm 1991) đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng đƣợc thúc đẩy nhờ vào sự nỗ lực của lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển cả chiều rộng và chiều sâu trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, đào tạo…đƣợc lãnh đạo hai nhà nƣớc xác định trên tinh thần 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” sau đó đƣợc bổ sung thêm 4 tốt là “Láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”. Nhiều cuộc viếng thăm lẫn nhau của lãnh đạo hai nƣớc, các cấp các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Hai bên đã ký kết nhiều văn bản quan trọng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là việc ký Hiệp định phân định biên giới trên bộ và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ. Việc ký kết 2 văn bản quan trọng trên đã giải quyết một vấn đề tồn tại lâu dài giữa hai nƣớc đó là vấn đề biên giới, thúc đẩy quan hệ giữa hai nƣớc và nhân dân hai bên biên giới, đồng thời thực hiện mục tiêu xây dựng biên giới Việt – Trung thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.

Quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa hai nƣớc đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Nhiều văn bản thoả thuận, trong đó có các hiệp định tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc phát triển. “Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo Chƣơng trình thu hoạch sớm” [39, tr. 188]. Đây là văn bản đƣợc ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đi đến hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung

Quốc. Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt – Trung liên tục tăng. “Năm 1991 mới đạt 30 triệu USD, đến năm 2001 đã lên tới 2,815 tỷ USD…Hai nƣớc phấn đấu đến năm 2010 đạt 10 tỷ USD” [39, tr. 188-189].

Trong quan hệ đầu tƣ buôn bán giữa hai nƣớc, Việt Nam đã cấp giấy phép cho nhiều công ty Trung Quốc đầu tƣ vào Việt Nam. Các dự án đầu tƣ của Trung Quốc vào nhiều lĩnh vực và nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Tuy vậy, đa số các dự án của Trung Quốc đầu tƣ tại Việt Nam còn ở quy mô nhỏ. Chính phủ Trung Quốc đã giúp Việt Nam triển khai hai dự án: “Cải tạo nhà máy gang thép Thái Nguyên và nhà máy phân đạm Bắc Giang bằng nguồn vốn vay ƣu đãi là 36 triệu USD và viện trợ không hoàn lại trên 18 triệu USD của Chính phủ Trung Quốc “ [39, tr. 189]

Có thể nói, từ khi bình thƣờng hóa quan hệ đến nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có nhiều bƣớc tiến trên tất cả các lĩnh vực. Hàng năm, lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nƣớc có những cuộc gặp gỡ, hội đàm, trao đổi tình hình mỗi bên nhằm đi tới việc củng cố chắc chắn hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

Sau khi Liên Xô tan rã, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc thuộc Liên Xô (cũ) nói chung và với Liên bang Nga nói riêng gặp một số khó khăn nhất định. Sự thay đổi nền chính trị tại Liên bang Nga cũng nhƣ những thay đổi trong tƣơng quan lực lƣợng trên thế giới, sự đảo lộn của tình hình quan hệ quốc tế đã có những tác động mạnh mẽ tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Tuy vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn xác định mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên bang Nga là hết sức quan trọng bởi truyền thống quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trƣớc đây. Bên cạnh đó, Liên bang Nga còn có vai trò to lớn trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh trên thế giới và ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng.

Trong tình hình mới, hàng loạt những hoạt động ngoại giao giữa hai nƣớc nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa

hai nƣớc lên một tầm cao mới. Tháng 8/2000, Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã đi thăm Liên bang nga. Chuyến thăm đƣợc đánh giá có ý nghĩa đặc biệt là tháo gỡ đƣợc một trở ngại về mặt kinh tế trong quan hệ giữa hai nƣớc: đó là vấn đề nợ của Việt Nam đối với Liên bang Nga. Cụ thể là xử lý khoản nợ 15 tỷ USD mà Việt Nam nợ Liên Xô trƣớc đây. Hai bên đã ký Hiệp định xử lý nợ, theo đó, “Việt Nam chỉ phải trả 1,5 tỷ USD trong vòng 23 năm với điều kiện 10% bằng tiền mặt và 90% bằng hàng hóa. Nga còn cho Việt Nam vay 100 triệu USD để xây dựng và cải tạo một số nhà mày thuỷ điện và nhiệt điện nhƣ Plây Crông, Sesan 3, Uông Bí…” [39, tr 244]. Một thể hiện sinh động nữa mối quan hệ giữa hai nƣớc đó là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga V.Putin (tháng 3/2001). Hai bên đã ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lƣợc giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga. Với nỗ lực của cả hai bên, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã vƣơn lên trở thành mối quan hệ đối tác chiến lƣợc, lâu dài và ổn định.

Tháng 3/2002, Thủ tƣớng Liên bang Nga M. Caxianốp sang thăm Việt Nam, cùng với đó là những cam kết ƣu đãi mà Chính phủ Liên bang Nga dành cho Việt Nam.

Tháng 10/2002, Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm chính thức Liên bang Nga khẳng định nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta là không ngừng củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và sự hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga, coi đó là một ƣu tiên trong đƣờng lối đối ngoại của Việt Nam.

Tháng 1/2003, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm Liên bang Nga và có những cuộc hội đàm với hai viện của Liên bang Nga.

Một phần của tài liệu Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)