thứ X của Đảng (4/2006)
Năm 2006 đánh dấu chặng đƣờng 20 năm đất nƣớc đổi mới. 20 năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nƣớc ta đã dành đƣợc những thành quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta có nhiệm vụ tổng kết chặng đƣờng 20 năm đổi
mới đất nƣớc và đề ra phƣơng hƣớng phát triển trong những năm tiếp theo.
Đại hội nhận định tình hình khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng nói chung và Đông Nam Á nói riêng vẫn tồn tại những nhân tố gây mất ổn định mặc dù xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng. Giữa các nƣớc vẫn xẩy ra tranh chấp về ảnh hƣởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nƣớc, những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nƣớc…
Đồng thời Đảng ta cũng nhận định tình hình trong nƣớc vừa có những thuận lợi nhƣng cũng có nhiều khó khăn thách thức.
Từ những nhận định trên, Đại hội X đã chủ trƣơng “Thực hiện nhất quán đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [20, tr.112].
Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ của công tác đối ngoại là “giữ vững môi trƣờng hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc…” [20, tr.112]. Đặc biệt trong vấn đề hội nhập quốc tế việc “đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phƣơng, lấy phục vụ lợi ích đất nƣớc” [20, tr.113-114] đƣợc coi làm mục tiêu cao nhất. Mục tiêu của hoạt động đối ngoại là hƣớng mạnh vào các nhiệm vụ kinh tế- xã hội thiết thực, trong đó “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lƣợc phát triển đất nƣớc từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” [20, tr.114]. Trƣớc xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang tiếp tục phát triển, Đảng ta coi việc tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chúng ta cần “chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa
phƣơng. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nƣớc ASEAN, các nƣớc Châu Á - Thái Bình Dƣơng. “Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phƣơng tin cậy với các đối tác chiến lƣợc; khai thác có hiệu quả cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nƣớc ta là thành viên Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)” [20, tr.114].
Đại hội X khẳng định kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Tiếp tục khẳng định và phát triển tƣ tƣởng của Đảng trong các kỳ Đại hội VII, VIII, IX đó là “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế” với mong muốn “tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [20, tr.112].
Trong việc thúc đẩy và tăng cƣờng quan hệ với các quốc gia trên thế giới, Đại hội X không đặt thứ tự ƣu tiên quan hệ với các đối tác khác nhau mà nhấn mạnh chủ trƣơng “phát triển quan hệ với tất các các nƣớc, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế” [20, tr.112].
Tóm lại, qua các kỳ Đại hội Đảng, trong chính sách đối ngoại nói chung thì chủ trƣơng đƣa đất nƣớc từng bƣớc hội nhập quốc tế một cách vững chắc và có hiệu quả đƣợc Đảng ta đặc biệt quan tâm. Trong một thế giới mà xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang là xu thế chủ đạo, các tổ chức khu vực và quốc tế đang ngày càng lớn mạnh thì việc tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ cần thiết, là một nhu cầu khách quan và cũng là mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc ta hƣớng tới. Hội nhập quốc tế vừa đảm bảo đƣợc lợi ích quốc gia nhƣng vừa giữ đƣợc an ninh chính trị và chủ quyền đất nƣớc.