NHỮNG HỆ QUẢ CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay (Trang 84 - 87)

Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam đƣợc triển khai trong giai đoạn từ năm 1995 đã để lại những hệ quả cơ bản, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo ra thế và lực mới cho đất nƣớc, nâng cao vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế

Thứ nhất, đƣờng lối và chính sách đối ngoại rộng mở đã đem lại hệ quả về sự kết hợp thành công giữa nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam với quá trình hội nhập xu thế của thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc.

cách mạng Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm đổi mới đất nƣớc, trƣớc tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động sâu sắc có tác động trực tiếp tới cách mạng và con đƣờng xây dựng và phát triển đất nƣớc của Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những bổ sung, điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với xu thế của thế giới.

Trong tình hình mới, nhất là trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, khu vực hóa, chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam vẫn giữ đƣợc tính nhất quán trong đƣờng lối và chính sách đối ngoại. Kiên trì theo đuổi mục tiêu hàng đầu và nhất quán là tạo dựng môi trƣờng quốc tế thuận lợi nhất cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta vẫn giữ đƣợc tính độc lập trong việc xử lý các mối quan hệ quốc tế trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và tình hình trong nƣớc, nắm bắt xu thế của thế giới. Với chủ trƣơng đa phƣơng hóa trong quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế và ngày càng có vai trò trong việc giải quyết các vấn đề mà nhiều quốc gia quan tâm.

Trên cơ sở những thành tựu mà Việt Nam đã dành đƣợc trong những năm đầu đổi mới, chúng ta tiếp tục có những bƣớc phát triển mới trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại và bƣớc đầu hội nhập quốc tế. Triển khai chủ trƣơng hội nhập quốc tế trong công cuộc đổi mới, nƣớc ta đã từng bƣớc tham gia vào các cơ chế hợp tác quốc tế; khôi phục lại quan hệ với nhiều nƣớc, các trung tâm tài chính – kinh tế; sau đó chúng ta tham gia vào hợp tác khu vực (ASEAN), liên khu vực (APEC, ASEM) và toàn cầu (WTO).

Thứ hai, việc hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, kết hợp giữa quan hệ chính trị với quan hệ kinh tế, coi trọng hội nhập kinh tế quốc tế, đem lại hệ quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế trong nƣớc.

Từ năm 1995 đến nay, chính sách hội nhập kinh tế của Việt Nam đã ngày càng thiết thực và hiệu quả. Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc và các tổ

chức quốc tế, trong việc đề cập những vấn đề về chính trị thì những vấn đề cụ thể về hợp tác kinh tế cũng đã đƣợc bàn và giải quyết.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng mở rộng thị trƣờng và đối tác kinh tế - thƣơng mại. Thông qua hội nhập kinh tế, chúng ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, tranh thủ đƣợc nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nƣớc ngoài. Đầu tƣ nƣớc ngoài đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách, tăng cƣờng nội lực của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực hội nhập. Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập và ngày càng trƣởng thành.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng đã đem lại hệ quả là làm cho vị thế quốc tế của Việt Nam đƣợc nâng lên; hội nhập các tổ chức quốc tế, bƣớc đầu tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế.

Trƣớc xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển, Việt Nam đã tích cực tham gia hội nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của khu vực. Sau đó, Việt Nam đã trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Á - Âu. Trở thành thành viên chính thức của APEC và đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO).

Việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế đã làm cho vị thế, vai trò của nƣớc ta đƣợc nâng lên. Tại các diễn đàn trên thế giới, Việt Nam đã tích cực thể hiện lập trƣờng quan điểm của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Với uy tín của mình, Việt Nam đã đƣợc bầu làm Uỷ viên không thƣờng trực Hội đồng

Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. Sự kiện này không chỉ thể hiện sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, mà còn là dịp để Việt Nam bƣớc đầu tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế, thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)