Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thư viện trường Đại học Tây Nguyên (Trang 58)

- Công tác bảo quản tài liệu

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

57

Nhận thức về vị trí và vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Nhà trường chưa thật sự đầy đủ, trong hệ thống Lãnh đạo Nhà trường không phải ai cũng hiểu rõ thư viện là bộ phận cấu thành của trường Đại học, là giảng đường thứ hai, là nơi cung cấp thông tin, tài liệu thường xuyên, liên tục, kịp thời, hỗ trợ đắc lực cho thầy và trò trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức, chưa đánh giá đầy đủ về vai trò của hoạt động thông tin thư viện. Thiếu sự chỉ đạo nhất quán cũng như những giải pháp tổng thể quy hoạch phát triển thư viện. Vì vậy, việc liên kết, phối hợp hoạt động thư viện trong trường chưa có đủ điều kiện để thực hiện.

Chất lượng đội ngũ cán bộ

Năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, nhất là trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học của cán cán bộ Thư viện còn rất thấp, đặc biệt là hầu hết cán bộ của Thư viện hiện nay chưa có thể dịch tài liệu bằng tiếng Anh.

Do vậy, khả năng đáp ứng yêu cầu tài liệu của bạn đọc về các tài liệu chuyên ngành sâu của nước ngoài, các nguồn tin điện tử trên mạng còn thấp. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cũng như hiệu quả phục vụ bạn đọc của thư viện.

Mặt khác, Thư viện trường Đại học Tây Nguyên phục vụ theo tính chất đa ngành, nhưng hầu hết cán bộ thư viện chỉ tốt nghiệp chuyên ngành về thư viện và một vài chuyên ngành khác, vì vậy, không có kiến thức về kỹ thuật, còn lúng túng trong khâu xử lý nội dung tài liệu.

Việc nâng cao năng lực cán bộ thư viện đáp ứng yêu cầu của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách và cần phải có giải pháp phù hợp.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế

Cơ sở vật chất tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và quy mô phát triển của Nhà trường trong quá trình đổi mới giáo dục đại học như hiện nay. Nhà trường vẫn chưa quan tâm đầu tư để hiện đại hoá thư viện. Kinh phí rót cho hoạt động thư viện hàng năm còn hạn chế so với hoạt động chung của trường.

58

Việc đào tạo, hướng dẫn NDT sử dụng có hiệu quả của các sản phẩm và dịch vụ của thư viện chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tiến hành thường xuyên, hầu như chỉ mới tổ chức hướng dẫn cho sinh viên năm đầu. Vì vậy, hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin – thư viện còn hạn chế.

 Để các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của Nhà trường nâng cao hơn nữa về mặt chất lượng thì tất cả các thông tin phải được cung cấp đầy đủ, chính xác, phù hợp với từng nhóm NDT, các hoạt động thông tin – thư viện phải được đổi mới và cải thiện một cách toàn diện bởi một hệ thống các giải pháp mới thiết thực, khả thi.

59

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thư viện trường Đại học Tây Nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)