Thị trường lao động

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị nhân lực Nghiên cứu quy trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long (Trang 27)

Điều kiện của thị trường lao động có ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp. Thị trường lao động được thể qua chất lượng lao động, mức cung và cầu lao động. Nếu trên thị trường dư thừa lao động mà doanh nghiệp cần tức là cung lớn hơn cầu, điều này sẽ đem lại lợi ích cho công tác tuyển dụng, doanh nghiệp khi đó không chỉ dễ dàng tuyển được đủ số lao động theo chỉ tiêu mà cơ hội tuyển được những ứng viên tiềm năng là rất lớn. Thông thường tỷ lệ lao động thất nghiệp càng cao thì nguồn cung ứng viên càng nhiều và doanh nghiệp dễ dàng thu hút và tuyển chọn lao động.

Ngược lại, nếu trên thị trường lao động cung nhỏ hơn cầu, doanh nghiệp không thể lựa chọn phương pháp tuyển chọn thông thường mà phải chớp lấy thời cơ tuyển dụng ngay nếu không nguồn nhân lực sẽ rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần phải chi một khoản tài chính cũng như thời gian lớn để có được ứng viên phù hợp với công việc đang có nhu cầu tuyển dụng. Doanh nghiệp còn có nhiều chính sách ưu đãi với các ứng viên để thu hút họ tham gia vào tuyển dụng.

2.3.5. Pháp luật và các chính sách, quy định của nhà nước về công tác tuyển dụng

Pháp luật và các chính sách, quy định của nhà nước cũng ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng. Các doanh nghiệp có phương pháp tuyển dụng khác nhau, nhưng áp dụng phương pháp nào thì cũng phải chấp hành các quy định của pháp luật lao động. Doanh nghiệp phải chấp hành các quy định về đối tượng chính sách, đối tượng ưu tiên nhà nước trong tuyển dụng. Chẳng hạn khi nhà nước ưu tiên tuyển dụng quân nhân xuất ngũ thì trong trường hợp này cùng với các ứng viên có đủ tiêu chuẩn trình độ và điều kiện như nhau thì doanh nghiệp phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho lực lượng lao động trên

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG THĂNG LONG 3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thăng Long

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG THĂNG LONG Địa chỉ: xã Thạch Hòa- Huyện Thạch Thất-tp.Hà Nội

Văn phòng: 58 láng hạ- Phường Láng Hạ-Quận Đống Đa-TP. Hà Nội. Điện thoại : 04-3776.1759

Website: http://thanglongtci.com/Gioi-thieu/Gioi-thieu-Cong-ty Email: info@thanglongtci.com

Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Thăng Long tiền thân là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và tư vấn Thăng Long được thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 1998. Trong quá trình phát triển, công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Thăng Long tự hào đã góp phần to lớn vào sự nghiệp hiện đại hóa ngành xây dựng, tiên phong trong việc ứng dụng các lĩnh vực tiên tiến hiện đại.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

* Chức năng của Công ty:

Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơ quan chức năng của Nhà nước; Thực hiện theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ký kết các hợp đồng lao động.

* Nhiệm vụ của Công ty:

Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty với phương châm năm sau cao hơn năm trước; Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động.

3.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là xây dựng các công trình cầu đường bộ, sản xuất các loại sản phẩm composite (FRP) có quy mô công nghiệp, hiện đại. Đào tạo lái xe ô tô, gia công các sản phẩm cơ khí, sửa chữa ô tô, máy xây dựng cho các công trường, đơn vị khác trong toàn công ty. Cùng với đó là gia công chế tạo các kết cấu thép cho các công trình công nghiệp, thử nghiệm các tính chất cơ lý của VLXD, kiểm định chất lượng công trình.

3.1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây

3 năm liên tiếp từ 2012-2014, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thăng Long có những biến đổi nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo báo cáo thường niên hàng năm của công ty thì kết quả hoạt động của công ty có xu hướng tăng, trong đó năm 2013: doanh thu tăng 9%, LNST tăng 4 %, đồng thời kèm theo đó chi phí hoạt động SXKD cũng tăng 5 % so với năm 2012. Tuy nhiên do trong năm 2014 doanh thu tăng 3% chi phí cũng tăng 9%. Vì vậy lợi nhuận giảm -6% so với năm 2014 (phụ lục 2).

3.1.5. Tình hình nhân lực và hoạt động quản trị nhân lực của công ty trong thời gian gần đây

*Tình hình nhân lực tại công ty:

Hiện tại, công ty có tổng cộng 398 người, cơ cấu cụ thể như bảng 2.1( phụ lục 3) Theo thống kê của phòng TC-HC, trình độ đại học (kỹ sư) chiếm 35%, trình độ thạc sỹ chiếm trên 2%, trình độ cao đẳng chiếm trên 10% còn lại là trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá lớn là trên 48%. Lực lượng lao động trung cấp được sử dụng cho các vị trí lao động giản đơn như: bảo vệ, lái xe, lao công phục vụ, công nhân công trường. Cơ cấu tổ chức trên phù hợp với đặc điểm công ty xây dựng. Lĩnh vực hoạt động của công ty là công ty trong lĩnh vực xây dựng nên có những đặc thù riêng ảnh hưởng đến cơ cấu lao động trong công ty. Do đó, số lượng lao động nam nhiều hơn so với lao động nữ.

* Tình hình hoạt động QTNL của công ty:

Nhìn nhận được tầm quan trọng của hoạt động QTNL đối với các hoạt động SXKD nên công ty ngày càng chú trọng và quan tâm hơn đến việc thực hiện và hoàn thiện các hoạt động QTNL. Trong đó, hoạt động đào tạo nhân lực công ty Cổ phần tập đoàn xây dựng Thăng Long được thực hiện khá hiệu quả. Công tác đánh giá thực hiện

công việc ở công ty được thực hiện một cách công khai, có sự trao đổi cởi mở giữa nhân viên và quản lý. Công tác trả công lao động được công ty đặc biệt chú trọng và quan tâm. Ngoài ra, công ty còn chú trọng đến môi trường làm việc, tạo bầu không khí hưng phấn, thoải mái và giá trị công việc nhằm khai thác tối đa khả năng sáng tạo và năng lực làm việc của nhân viên trong công ty.

Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động QTNL của công ty vẫn còn những hạn chế nhất định. Tổ chức công đoàn tại công ty Cổ phần tập đoàn xây dựng Thăng Long hiện nay hoạt động chưa hiệu quả chưa bảo vệ được lợi ích của người lao động. Công tác định mức lao động vẫn chưa được thực hiện rõ ràng. Hệ thống bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc ở một số chức danh còn thiếu. Công tác tuyển dụng của công ty mặc dù được thực hiện theo một quy trình cụ thể, rõ ràng nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong từng bước thực hiện.

3.2. Phân tích sự ảnh hưởng nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến quy trình tuyển dụng nhân lực của công ty Cổ phần tập đoàn xây dựng Thăng Long

3.2.1. Năng lực của bộ phận tuyển dụng nhân lực tại công ty

Năng lực của bộ phận tuyển dụng nhân lực của công ty có ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động tuyển dụng. Hiện nay phòng Tổ chức –hành chính nhân sự của công ty gồm 3 người (phụ lục 04), trong đó 1 nhân viên chịu trách nhiệm chính cho việc thực hiện công tác tuyển dụng của công ty. Hội đồng tuyển dụng còn có đại diện của bộ phận có nhu cầu nhân lực và trưởng phòng (phó phòng) của phòng TCNS nếu cần.

Về mặt năng lực, đội ngũ tuyển dụng của công ty đều là những người có nhiều năng lực và kinh nghiệm về mảng nhân lực. Bên cạnh đó, họ còn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Điều này đem lại thuận lợi cho quá trình tuyển chọn nhân lực của công ty, giúp công ty tìm và lựa chon được những nhân lực thực sự phù hợp với vị trí cần tuyển nhanh chóng. Phần lớn nhân viên được điều tra đều đánh giá cao đội ngũ tuyển dụng.

3.2.2. Hình ảnh và uy tín của công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thăng Long là một trong những công ty được đánh giá có thâm niên hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, phạm vi hoạt động trên khắp các cả nước với doanh thu ổn định hàng năm. Hình ảnh và uy tín của công ty được khẳng định qua các công trình giao thông cầu, đường mà công ty đã đảm nhận. Chính vì vậy đã tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường, được đánh giá là một

trong những công ty có uy tín nhất trong lĩnh vực xây dựng. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thăng Long còn là một công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và luôn tạo cơ hội cho nhân viên phát triển. Hình ảnh và uy tín đó đã giúp thu hút được nhiều ứng viên tham gia

3.2.3. Khả năng tài chính của công ty

Khả năng tài chính là nhân tố quyết định đến ngân sách tuyển dụng của công ty. Khi ngân sách tuyển dụng nhiều, công ty dễ dàng tiếp cận ứng viên vì có điều kiện sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả như ti vi, thông qua các trung tâm săn đầu người… Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thăng Long là một công ty lớn, phạm vi hoạt động trên cả nước với doanh thu hàng tỷ đồng trong năm (phụ lục 02). Chính vì vậy khả năng tài chính của công ty được đánh giá cao. Do đó ngân sách mà công ty dành cho tuyển dụng cũng không quá khắt khe và tiết kiệm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tuyển dụng của công ty trong việc lựa chọn các phương pháp tiếp cận nguồn ứng viên.

3.2.4. Thị trường lao động nước ta

Hiện nay có nhiều trường đại học đào tạo sinh viên trong lĩnh vực này, như: Đại học Kiến trúc, đại học Mở, đại học Giao thông Vận tải,…Nên mỗi năm có một số lượng lớn sinh viên ra trường, cung cấp lực lượng lao động đông đảo. Trong tương lai sẽ là lực lượng lao động tiềm năng cho công ty. Tuy nhiên hiện nay, việc thu hút các kỹ sư trong ngành xây dựng cũng gặp phải vấn đề khó khăn. Do sự vất vả, không ổn định cuộc sống khi phải đi theo công trình, khiến mức lương cao (với người có thâm niên là hơn 10 triệu) cũng khó thu hút được người lao động. Thực tế này công ty cần tính đến để không chỉ có giải pháp tuyển dụng hiệu quả mà còn giữ chân được người lao động của mình.

3.2.5. Pháp luật và các chính sách, quy định của nhà nước về công tác tuyển dụng

Hoạt động quản trị nhân lực nói chung và hoạt động tuyển dụng nói riêng tại Công ty Cổ phần Xây dựng Thăng Long chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi bộ luật lao động Việt Nam, một số nghị định quy định trong việc ưu tiên đối tượng tuyển dụng. Đối tượng xuất ngũ luôn được ưu tiên trong tuyển dụng một số vị trí tại công ty như bảo vệ, nếu có tay nghề ưu tiên trong tuyển dụng làm việc theo quy định của pháp luật. Sự sửa đổi và bổ sung luật bảo hiểm xã hội vể chế độ thai sản: “Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (Luật BHXH), Nghị định 152/2006/NĐ-CP” có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty

3.3. Kết quả phân tích dữ liệu về thực trạng quy trình tuyển dụng nhân lực Công ty Cổ phần Xây dựng Thăng Long

Quy trình tuyển dụng nhân lực khối văn phòng của công ty được thực hiện theo sơ

đồ sau:

Nguồn: Phòng TC-HC

Hình 3.1. Quy trình tuyển dụng nhân lực của công ty 3.3.1. Thực trạng xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực tại công ty

* Xác định nhu cầu tuyển dụng: Xác định nhu cầu tuyển dụng do bộ phận phòng TCNS thực hiện. Qua phiếu điều tra cho thấy, việc xác định nhu cầu tuyển dụng dựa trên nhu cầu nhân lực của công ty, thực trạng đội ngũ nhân lực hiện có và kết quả phân tích công việc đều được sử dụng trong mỗi đợt tuyển dụng của công ty.

Bảng 3.1. Tần suất sử dụng các căn cứ xác định nhu cầu tuyển dụng

Đơn vị: % ST T Căn cứ Không sử dụng Rất ít Khá thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên

1 Nhu cầu nhân lực của công ty 0 0 0 28,6 71,4

2 Thực trạng đội ngũ hiện có 0 0 14,3 28,6 57,1

3 Kết quả phân tích công việc 0 0 28,6 28,6 42,8

Phòng TCNS dựa trên mục tiêu, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng TCNS kết hợp với các phòng ban khác, tiến hành đánh giá đội ngũ nhân lực hiện có và xác định nhu cầu nhân lực cần có để thực hiện các kế hoạch, yêu cầu của hoạt động SXKD. Từ đó cân đối số lao động cần bổ sung, tổng hợp trình giám đốc phê duyệt. Công việc này thường được thực hiện cuối năm, khi lập kế hoạch cho năm sau. Đây cũng là thời điểm để chuẩn bị ứng phó cho sự biến động nhân lực đầu năm

Bên cạnh đó, mỗi phòng ban có thể dựa vào tình hình nhân lực của phòng ban tại mỗi thời điểm, nếu số lao động hiện tại không đáp ứng được hết khối lượng công việc thì trưởng phòng gửi đề nghị tuyển thêm nhân viên tới phòng TCNS (Xem phụ lục 05).

* Tiêu chuẩn tuyển dụng

Dựa trên kết quả của phân tích công việc từ bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn từng công việc cụ thể của từng vị trí, nhân viên tuyển dụng sẽ xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tuyển dụng cho từng vị trí. Có thang điểm từ 1,2,3,4,5 công khai cho mỗi tiêu chí tuyển dụng.

- Ngoại hình, tác phong, giao tiếp, tính cách, thái độ - Ngoại ngữ, năng lực và kiến thức.

- Khả năng thích nghi

- Kỹ năng cá nhân khác (quản lý lãnh đạo) - Kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ.

- Kiến thức, kỹ năng khác: Tinh thần hợp tác, giải quyết vấn đề, kỹ năng thích ứng , nắm bắt công việc, phân tích thông tin…

Như vậy việc xác định nhu cầu nhân lực của công ty xuất phát từ cả hai phía Ban giám đốc do phòng TCNS đảm nhận và từ phía các phòng ban. Điều này tăng tính linh hoạt trong việc xác định nhu cầu nhân lực, các phòng ban không bị gò bó về nhân lực khi số lượng công việc quá tải. Mặc dù bộ phận tuyển dụng nhìn nhận được chính xác tính chất công việc để đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp nhất. Tuy nhiên các tiêu chuẩn tuyển dụng về chuyên môn, kỹ năng, thái độ…chưa được cụ thể hóa dựa trên cách đưa ra các định nghĩa, giải thích cụ thể cho từng tiêu chuẩn ứng với mỗi thang điểm. Ngoài ra, công tác xác định nhu cầu tuyển dụng chỉ dự đoán được thời điểm nhân lực biến động do có sự biến động theo chu kỳ nhưng không thể dự đoán được số lượng bao nhiêu để chuẩn bị phương án đối phó.

Phương án tuyển dụng : Công ty Cổ phần Tập đoàn Thăng Long thường sử dụng phương án tuyển dụng qua phỏng vấn trực tiếp. Khi công ty có nhu cầu tuyển nhân sự cấp cao sẽ tiến hành hai vòng phỏng vấn : Vòng 1 có sự tham gia của chuyên viên tuyển dụng và trưởng phòng nhân sự, qua vòng 1 ứng viên sẽ có phỏng vấn ngắn với trưởng bộ phận công ty trong 10-20 phút. Tuyển nhân sự cấp thấp chỉ cần một vòng phỏng vấn trực tiếp với chuyên viên tuyển dụng hoặc có cả trưởng phòng nhân sự. Căn cứ trên số lượng,

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị nhân lực Nghiên cứu quy trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w