Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn khoa khách sạn du lịch Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân viên bộ phận bàn của Nhà hàng Sochu, Hà Nội (Trang 42)

- Nhân viên bộ phận bàn nhà hàng được bố trí tương đối hợp lý về cơ cấu độ

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Định mức công việc cho nhân viên bàn còn cao, tình trạng nhân viên xin nghỉ phép vì quá sức xảy ra thường xuyên vào chính vụ gây khó khăn cho việc kinh doanh vì đây là yếu tố nhà quản trị không thể lường trước được nên không có sự chuẩn bị trước về nhân sự. Tình trạng không ổn định về nhân sự làm cho công suất phục vụ bị giảm, nhà hàng bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Định mức công việc cao còn dẫn đến tình trạng nhân viên làm bừa, làm ẩu cho khách dẫn đến chất lượng phục vụ giảm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của nhà hàng.

- Ở một số bộ phận nhân viên bàn không có tính hợp tác. Như thực trạng đã phân tích ở trên nhiêu thời điểm các cá nhân, bộ phận chưa biết liên kết, hợp tác với nhau thực hiện công việc dẫn đến tình trạng có nhân viên phải gắng sức làm việc nhưng có nhân viên thì ngồi chơi làm cho hiệu quả kinh doanh thấp. Đặc điểm kinh doanh của bộ phận nhân viên bàn trong nhà hàng có tính thời điểm rất cao nên nhà quản trị phải biết bố trí nhân viên bàn giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt công việc.

- Tỷ lệ nhân viên bàn gắn bó lâu năm với nhà hàng chiếm tỷ lệ rất thấp. Đồng nghĩa với nó là tỷ lệ nhân viên bàn rời bỏ nhà hàng sang vị trí khác chiếm tỷ lệ rất cao gây ra xáo trộn trong công việc. Vì khi một người lao động chuyển đi nhà hàng lại phải tìm kiếm, lựa chọn người khác để thay thế, và phải đào tạo lại từ đầu.

(0 8 – 10m2) khó đảm bảo điều kiện làm việc cho người nhân viên dẫn đến hiệu quả làm việc giảm

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đổi mới một cách đồng bộ, một số bộ phận nhân viên vẫn phải sử dụng thiết bị cũ dẫn đến tình trạng sai hỏng ngay trong quá trình phục vụ ảnh hưởng xấu đến quá trình phục vụ khách hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Định mức công việc còn cao là do nhà hàng sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm, và phương pháp tương tự để định mức nhưng do kinh nghiệm của nhà quản trị còn nhiều hạn chế kết hợp với môi trường kinh doanh luôn có sự thay đổi. Vì thế bản định mức công việc hiện tại còn chưa phù hợp với đặc điểm của bộ phận bàn.

- Sự hợp tác ở một số nhân viên chưa đạt hiệu quả cao là do nhà quản trị chưa biết, bố trí, sắp xếp nhân viên của mình hợp tác, giúp đỡ nhau vào những giờ cao điểm trong ngày để tận dụng tối đa công suất phục vụ.

- Nguyên nhân của việc nhân viên bàn không muốn gắn bó với nhà hàng thứ nhất là do chính sách đãi ngộ của nhà hàng chưa hấp dẫn người lao động, thứ hai là do công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong nhà hàng chưa đảm bảo nguyên tắc bố trí và sử dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường, nguyện vọng của người nhân viên nên họ không có động lực, không có hứng thú với công việc được giao, Thứ ba là do nhà hàng sử dụng phần lớn là lao động trẻ mà đặc trưng của lao động trẻ là thường có tâm lý nhảy việc, họ chưa hài lòng ở vị trí hiện tại muốn nhảy sang vị trí khác cao hơn.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị ở một số bộ phận còn cũ, lạc hậu là do tài chính của nhà hàng còn hạn hẹp chưa có khả năng đổi mới trang thiết bị một cách đồng bộ, nhà hàng vẫn đang tiến hành đổi mới các trang thiết bị kỹ thuật ở một số bộ phận có nhu cầu cấp thiết hơn. Việc đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị cũng được ban giám đốc và phòng kỹ thuật cân nhắc rất kỹ lưỡng tránh tình trạng đầu tư một cách ồ ạt gây lãng phí lớn.

Một phần của tài liệu luận văn khoa khách sạn du lịch Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân viên bộ phận bàn của Nhà hàng Sochu, Hà Nội (Trang 42)