b) Sổ kế toán tổng hợp.
3.3.2. Giải pháp về việc hoàn thiện trích lập dự phòng
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho JIG dùng đê sản xuất vỏ điện thoại di động:
Thị trường luôn biến động và giá cả hàng hóa cũng luôn biến động. Và việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc làm cần thiết. Dự phòng là dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của HTK. Công ty nên mở TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho để lập dự phòng giảm giá cho mặt hàng JIG dùng để sản xuất vỏ điện thoại di động của công ty.
• Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
+ Cuối niên độ kế toán vào thời điểm BCTC năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là phần chênh lệch giữa giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
+ Phần chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay so với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước được xử lý như sau:
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ cuối toán năm nay lơn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch được ghi tăng dự phòng và tăng giá vốn hàng bán trong kỳ.
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Có TK 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết giảm giá hàng tồn kho). Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi:
Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài Chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá gốc của hàng tồn kho.
Là những loại hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập BCTC có gái trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc được ghi nhận trên sổ kế toán của DN.
Tài khoản sử dụng: (công ty sử dụng tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC, ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính)
TK 159 dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự giiamr sút của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. TK 159 ‘ dự phòng giảm giá hàng tồn kho’
Bên nợ : giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
Bên có: giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn trong kỳ. Số dư bên có : giá trị dự phòng giảm gái hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.
- Lập dự phòng phải thu khó đòi: Trong kinh doanh thì việc theo dõi công nợ của khách hàng là việc quan trọng và việc phát sinh các khoản nợ xấu là không thể tránh khỏi. Do vậy phải phân loại, ghi chép chi tiết quản lý chặt chẽ để thu hồi đúng hạn và có thể trích lập khoản dự phòng nếu có những khoản phải thu khó đòi phát sinh. Công ty nên mở thêm tài khoản 139- Dự phòng phải thu khó đòi để đề phòng các khoản thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ.
• Căn cứ vào quy định của cơ chế tài chính, cuối niên độ kế toán, tính dự phòng các khoản phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 642: Chi phí QLDN
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
+ Khi hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định, ghi: Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642: Chi phí QLDN
+ Nếu có khoản phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được, doanh nghiệp làm thủ tục xoá nợ, ghi:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 131: Phải thu khách hàng Có TK 138: Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý
+ Đối với những khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá nợ, nếu khách hàng trả lại, khi thu tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112…: Các khoản thanh toán Có TK 711: Thu nhập khác
Đồng thời ghi vào bên có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý. (TK ngoài bảng) + Khi tính số dự phòng phải thu khó đòi của niên độ sau:
Trường hợp số dự phòng cần lập của niên độ sau ít hơn số dự phòng đã lập của niên độ trước thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642: Chi phí QLDN
Trường hợp số dự phòng cần lập của niên độ sau nhiều hơn số dự phòng đã lập còn lại của niên độ trước thì số phải lập dự phòng bổ sung ghi:
Nợ TK 642: Chi phí QLDN
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Vì công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 200/2014/TT - BTC Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành ngày 22/12/2014 nên TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” và TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi” được thay bằng TK 229 “ Dự phòng tổn thất tài sản”.Vì vậy, rất khó để phân biệt các khoản dự phòng. Để phân biệt các khoản dự phòng, công ty cần phải lập các khoản dự phòng chi tiết như TK 2291 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, TK2292 “ Dự phòng phải thu khó đòi”,...Công ty cần phải chuyển sổ và thay đổi phương pháp kế toán.