ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của bà con giáo dân.
Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung, đồng bào theo đạo nói riêng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong khi các tổ chức, các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo chỉ chủ yếu chú trọng đến mặt tín ngưỡng, tâm linh, thoát ly cuộc sống thực tế, một bộ phận đồng bào theo đạo vẫn còn cam chịu cảnh nghèo đói, đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, đòi hỏi các tổ chức đảng,
chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở phải có chủ trương, kế hoạch, biện pháp thiết thực khắc phục khó khăn nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, hướng dẫn nhân dân có đạo sản xuất, làm kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống.
Động viên các tín đồ, chức sắc tôn giáo bên cạnh việc đạo, phải tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, các phong trào thi đua xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân không có nghĩa là bỏ mặc quần chúng tín đồ đói nghèo, lạc hậu, thất học, bị lệ thuộc và ràng buộc vào sự khắt khe, vâng phục thần quyền hoặc mê muội trong hoạt động mê tín dị đoan.
Kế hoạch, biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa ở các địa phương có đông đồng bào theo đạo phải phù hợp, thống nhất và nằm trong chủ trương, kế hoạch phát triển chung của địa phương, vừa đáp ứng và giải quyết nhu cầu trước mắt, vừa có kế hoạch, đề án phát triển lâu dài và toàn diện. Đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa ở cơ sở, trường học, trạm y tế ở vùng đồng bào theo đạo, không để các thôn, ấp, khu dân cư có đồng bào theo đạo lạc hậu, nghèo nàn hơn các nơi khác trong cùng địa phương, dễ tạo sơ hở để kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây mâu thuẫn, chia rẽ nhân dân, dân tộc.