Đối với quan hệ quốc tế của tôn giáo: Quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa theo tinh thần Việt Nam muốn

Một phần của tài liệu Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay (Trang 52 - 55)

độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa theo tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước vì hòa bình và tiến bộ xã hội trong quan hệ quốc tế của các tôn giáo. Quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải tuân thủ chế độ chung về quan hệ quốc tế và đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích Tổ quốc, giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia.

Các tổ chức tôn giáo muốn đặt quan hệ chính thức hoặc tham gia tổ chức tôn giáo nước ngoài phải xin phép Nhà nước. Tổ chức tôn giáo nước ngoài đặt ra những vấn đề liên quan đến tổ chức tôn giáo trong nước phải có sự thỏa thuận của Nhà nước ta trước khi triển khai. Giáo hội trong nước khi nhận được chủ trương của tổ chức tôn giáo nước ngoài phải báo cáo với Nhà nước và chỉ thực hiện sau khi được Nhà nước cho phép.

Tín đồ là người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam được sinh hoạt tín ngưỡng cá nhân theo qui định của luật pháp Việt Nam. Cấm người nước ngoài vào truyền đạo bất hợp pháp ở nước ta. Xuất cảnh, nhập cảnh vì lý do tôn giáo và viện trợ nhân đạo có liên quan đến tôn giáo và viện trợ thuần túy tôn giáo đều phải tuân theo luật pháp và sự quản lý của Nhà nước.

Chương 2

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 ĐẾN NAY DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO

2.1. Khái quát đặc điểm tôn giáo tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú.

Dân số toàn tỉnh Đồng Nai theo số liệu thống kê năm 2012 của Ban Tôn giáo tỉnh là 2.628.572 người.

Việc hình thành cộng đồng cư dân Việt trên đất Đồng Nai là quá trình nhiều đoàn người từ những vùng đất xa xôi đến cư ngụ và xem đây là quê hương của mình. Quá trình đó trải qua 3 cuộc di dân lớn: Cuộc di dân lớn thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVI, đây là tiến trình nhập cư tự phát của lưu dân người Việt. Nguyên nhân chính là do cuộc chiến tranh tương tàn của hai dòng họ phong kiến Trịnh - Nguyễn; Cuộc di dân lớn thứ 2 diễn ra từ năm 1679 khi có nhiều thường dân, binh lính, quan lại nhà Minh ( Trung Quốc ) không thuần phục nhà Mãn Thanh trốn sang nước Việt được Chúa Nguyễn cho đi khai khẩn Nam Bộ. Cuộc di dân lớn thứ 3 diễn ra vào năm 1954 của dân cư nhiều tỉnh miền Bắc vào định cư chủ yếu ở huyện Thống Nhất và thành phố Biên Hòa. Từ sau năm 1975 đến nay, nhân dân nhiều tỉnh ở nước ta vẫn đến cư ngụ tại Đồng Nai. Chính vì thế, Đồng Nai là nơi tụ hợp của dân cư ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với nhiều sắc dân khác nhau.

Do đặc điểm hình thành cộng đồng cư dân Việt trên đất Đồng Nai là dân " tứ chiếng " hợp lại. Mỗi người, mỗi dân tộc đến đây lại mang theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Từ đó hình thành phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo hết sức đa dạng trên đất Đồng Nai.

- Về phong tục, tập quán: Có lễ thức và tập quán trong một vòng đời người, như: Việc sinh, dưỡng - khi xưa gồm đủ các lễ: quan ( mừng ), hôn ( cưới người, như: Việc sinh, dưỡng - khi xưa gồm đủ các lễ: quan ( mừng ), hôn ( cưới xin ), tang ( đám ma ), tế ( cúng ); Tục thờ cúng trong nhà như: thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ cúng các thần bản gia ( ông địa, thổ công, thần tài … )

Ngoài rằm Trung thu, có ba ngày rằm quan trọng được người dân Biên Hòa - Đồng Nai thực hiện lễ cúng đặc biệt là:

+ Rằm tháng Giêng: Còn gọi là Tết nguyên tiêu. " Lễ phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng ". Dân gian tin đây là ngày Phật giáng nên tổ chức lễ trọng: lễ hội ở chùa và lễ cúng ở gia đình.

+ Rằm tháng Bảy: Là rằm " xá tội vong nhân " gắn với tích truyện Mục Kiều Liên và lễ Vu lan của Phật giáo. Dân gian tin rằng, ngày này các vong nhân ở địa ngục được con người ở dương thế làm cỗ bàn cúng, thể hiện sự tha thứ, xóa tội đối với mọi lỗi lầm của họ ở cõi âm cũng như ở cõi dương.

+ Rằm tháng Mười: Có ý nghĩa như " tết cơm mới " của một số vùng thuộc đồng bằng Bắc bộ, nhưng theo nghi thức Phật giáo.

Ngoài ra, ở nhiều nơi còn có thêm phong tục khác: Thờ thần độ mạng ( quan công; mẹ sanh, mẹ đẻ ); thờ bà ( thờ mẫu ); cúng miếu, cúng đình ( thờ các vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian; thờ các anh hùng dân tộc … ) …

Một phần của tài liệu Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)