Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần

Một phần của tài liệu Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay (Trang 47)

chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.

4. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị: Công tác

tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.

5. Vấn đề theo đạo và truyền đạo: Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành

đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo

đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

1.3.2. Chính sách của Nhà nước ta đối với tôn giáo.

Mọi quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng đều được Nhà nước ta kịp thời thể chế hóa bằng các văn bản pháp qui để đưa quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng vào thực hiện trong cuộc sống.

Ngoài những qui phạm pháp luật chứa đựng trong các bộ luật như: Luật Hiến pháp; Luật Hình sự, Tố tụng hình sự; Luật Đất đai … Nhà nước ta còn ban hành nhiều văn bản pháp qui làm cơ sở pháp lí cho việc giải quyết các vấn đề tôn giáo như: Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/06/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Một số công tác với đạo Tin Lành; Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất có liên quan đến tôn giáo ... Có thể nói các văn bản pháp lý trên của Nhà nước ta đã thể hiện rõ nét chính sách của Nhà nước ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo.

Những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối với tôn giáo: Để công tác

tôn giáo đạt được hiệu quả cao, các chính sách của Nhà nước ta đối với tôn giáo phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo cũng như giữa các tôn giáo khác nhau.

- Đoàn kết gắn bó đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân.

- Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

- Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được bảo đảm. Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy.

- Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân ... đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại bỏ.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận động quần chúng và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đàng và nhà nước.

Những nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay.

- Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp phải bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, lành mạnh, hợp pháp, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo. Vận động tín đồ, chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, tích cực tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng cuộc sống mới ở cơ sở, ở các khu dân cư.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội phải tích cực tuyên truyền, phổ biến,

giải thích chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong nhân dân, nhất là với tín đồ và chức sắc các tôn giáo. Hướng dẫn các tôn giáo hoạt động theo hướng: phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo phù hợp với truyền thống văn hóa.

- Chính phủ bổ sung Nghị định qui định về hoạt động của tôn giáo, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo pháp luật.

Chính phủ có qui định và hướng dẫn cụ thể về hoạt động của các dòng tu, lập quĩ và hoạt động tài chính, hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật của các tôn giáo; Quan hệ đối ngoại; Việc sử dụng đất đai, việc xây dựng, tu sửa cơ sở thừa tự; Việc đào tạo các tu sĩ, chức sắc tôn giáo và các hoạt động khác của tôn giáo phù hợp chính sách, pháp luật.

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ tín đồ và chức sắc tôn giáo nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

- Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở các địa phương, địa bàn có đồng bào các tôn giáo. Cán bộ, đảng viên nói chung và đảng viên theo tôn giáo nói riêng phải gương mẫu thực hiện và vận động các tín đồ tôn giáo thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đàng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo ở các cấp, các ngành. Có qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở các ngành, các cấp.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tăng cường công tác vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo hòa nhập cùng

cộng đồng trong công cuộc đổi mới; Thực hiện công cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư "; Xây dựng, củng cố tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể; Ủng hộ các nhân tố tích cực và phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các tôn giáo, thực hiện " tốt đời, đẹp đạo ", góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở từng cơ sở, địa phương và cả nước.

Một số chính sách cụ thể đối với các tôn giáo.

Một phần của tài liệu Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)