Quan điểm của Đảng ta đối với tôn giáo.

Một phần của tài liệu Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay (Trang 42 - 46)

Tôn giáo là vấn đề được Đảng ta hết sức quan tâm giải quyết trong cả cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới đất nước, cùng với việc đổi mới tư duy lý luận, Đảng ta đã từng bước đổi mới nhận thức về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo.

Quan điểm, chính sách của Đảng ta đối với tôn giáo được thể hiện rõ nét trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV khẳng định: " Chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo là: Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tất cả những người yêu nước và tiến bộ trong các tôn giáo, đoàn kết đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, để cùng nhau xây dựng đất nước ... chống những hoạt động làm hại đến lợi ích của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội ".

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V khẳng định: " Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo nào để cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước, nghiêm trị những hoạt động lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, của chủ nghĩa xã hội ... ".

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khẳng định: " Đảng và Nhà nước ta, trước sau như một, thực hành chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng. Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tôn giáo, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc. Cảnh giác, kiên quyết và kịp thời chống lại âm mưu và thủ đoạn của bọn đế quốc và phản động chia rẽ đồng bào có đạo với đồng bào không có đạo, giữa đồng bào theo đạo này với đồng bào theo đạo khác ".

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII khẳng định: " Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá CNXH, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân ".

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: " Về tôn giáo, thi hành nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Bảo đảm cho sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Nhà nước. Nghiêm cấm việc xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Nhà nước chăm lo phát triển kinh tế, xã hội, giúp đỡ đồng bào có đạo xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, tham gia các công việc xã hội, từ thiện. Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống Tốt đời đẹp đạo ".

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: " Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào. Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống " tốt đời đẹp đạo ", phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia ".

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: " Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống " tốt đời, đẹp đạo ". Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân ".

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: " Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung, phát triển năm 2011 ) khẳng định: " Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân ".

Quan điểm, chính sách của Đảng ta đối với tôn giáo còn được thể

hiện trong các Nghị quyết chuyên đề về tôn giáo: Từ năm 1990 đến nay,

Đảng ta đã có 13 văn kiện về tôn giáo và công tác tôn giáo: 2 Nghị quyết, 2 Chỉ thị, 9 Thông báo. Trong đó, cấp Ban Bí thư ban hành 1 Chỉ thị, 7 Thông báo; cấp Bộ Chính trị ban hành 1 Nghị quyết, 1 Chỉ thị và 2 Thông báo; cấp Ban Chấp hành Trung ương ban hành 1 Nghị quyết.

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về

" Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới " là văn bản mở đầu bước ngoặt phát triển nhận thức của Đảng ta về vấn đề tôn giáo với hai luận điểm mang " tính đột phá " là: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của

một bộ phận nhân dân; Tôn giáo có những giá trị văn hóa đạo đức phù hợp với chế độ mới. Nghị quyết đã xác định: " Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân ".

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/03/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Công tác tôn giáo đã chỉ rõ quan điểm, chính sách của Đảng ta đối với tôn giáo, gồm các nội dung cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)