Công tác tôn giáo phải đoàn kết được đồng bào lương giáo và đoàn kết giữa các tôn giáo.

Một phần của tài liệu Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay (Trang 27 - 37)

kết giữa các tôn giáo.

Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng nổi bật, xuyên suốt, nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Theo Người, đại đoàn kết dân tộc không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời mang tính sách lược mà là một chiến lược cách mạng có tính lâu dài, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Vào năm 1955, phát biểu trong Hội nghị Mặt trận Liên Việt, Hồ Chí Minh khẳng định: " Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ " [ 25, tr. 438 ].

Trong chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh thì việc đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau ... là một nội

dung quan trọng, nhằm thực hiện thành công mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Vì thế, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhắc nhở những người cộng sản: Bên cạnh việc tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phải coi đoàn kết đồng bào lương giáo và đoàn kết giữa các tôn giáo là sức mạnh, là phương châm, là nguyên tắc, là sợi chỉ đỏ trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo ở nước ta.

Giải quyết vấn đề này, Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo mới bởi Người rất am hiểu văn hóa dân tộc và nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lênin. Người cho rằng cách hiểu tôn giáo của người Việt Nam, không giống cách hiểu của người phương Tây. Người nói: " Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam. Những gia đình như thế ở nước chúng tôi không phải làm việc gì. Thanh niên trong những gia đình ấy thường học Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử. Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về " Thế giới đại đồng " [ 19, tr. 477 ]. Hay Người nói: " Người dân An Nam không có linh mục, không có tôn giáo, theo cách nghĩ của châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội. Chúng tôi không có những người tư tế nào. Những người già trong gia đình hay các già bản là người thực hiện những nghi lễ tưởng niệm. Chúng tôi không biết uy tín của người thầy cúng, của linh mục là gì " [ 19, 479 ].

Xuất phát từ quan điểm trên, để thực hiện được sự đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau ... ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Hồ Chí Minh đã viết: " Công hội chú trọng mặt kinh tế hơn. Đảng chú trọng mặt chính trị hơn. Ai là thợ thuyền thì được vào hội, dù tin Phật, tin đạo, tin cộng sản, tin vô Chính phủ, tin gì cũng mặc, miễn là theo đúng qui tắc hội là được " [ 20, tr. 303 ].

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 13/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc họp mặt với đại biểu các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao đài tại thủ đô Hà Nội, Người nói: " Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người đều là công dân của nước Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc " [ 1, tr. 40 ]. Sau đó, Người đã kêu gọi các tôn giáo hãy dẹp bỏ hiềm khích, đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà.

Trong thư gửi Hội Phật tử Việt Nam, ngày 15 tháng 7 âm lịch 1947 ( tức ngày 30 / 08 / 1947 ), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: " Từ ngày nước ta trở nên Dân chủ Cộng hòa, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện. Thế là: Nước có độc lập, thì đạo Phật mới dễ mở mang … Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ, đại bi của đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ " [ 23, tr. 197 ].

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn thể đồng bào cả nước hãy đoàn kết, Người nói: " Tôi tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đã đứng về phe nào, chúng ta hãy thật thà cộng tác, vì dân vì nước mà phấn đấu để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong nước Việt Nam yêu quí của chúng ta " [ 25, tr. 323 ].

Năm 1965, khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc nước ta ngày càng ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: " Đồng bào

các dân tộc, các tôn giáo hãy đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, cùng nhau ra sức chống Mỹ, cứu nước " [ 29, tr. 471 ].

Trên Báo Cứu quốc, ngày 14 và 15/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: " Công giáo hay không công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo đều phải nỗ lực đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà. Nhiệm vụ của toàn thể chúng ta là phải giữ vững nền độc lập. Trong Công giáo có câu " Tam vị nhất thể ", nhà Phật có câu " Vạn chúng nhất linh " nên chúng ta phải hy sinh cho nhân loại và chúng sinh " [ 1, tr. 41 ].

Bất cứ ở đâu, vào thời điểm nào nếu có cơ hội là Người đều nêu và giáo dục ý thức đoàn kết cho nhân dân. Trong một lần tiếp Việt kiều trong đó có nhiều tín đồ Công giáo, Người nói: " Tôi và phái đoàn sang đây, mang cho kiều bào một mòn quà, không phải là bánh trái, cũng không phải là tiền bạc, mà là khẩu hiệu: Đoàn kết trên hết, Tổ quốc trên hết " [ 1, tr. 41 ].

Để đoàn kết được đồng bào lương giáo, đoàn kết giữa các tôn giáo, Hồ Chí Minh chủ trương giải quyết hài hòa giữa lợi ích của bộ phận với toàn thể, giữa cá nhân với xã hội. Một mặt, Người chủ trương triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thể chế hóa quyền đó thông qua hệ thống pháp luật của Nhà nước, yêu cầu Nhà nước và công dân thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của luật pháp. Mặt khác, Người yêu cầu Chính phủ phải có chính sách cụ thể để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo. Người nhắc nhở: " Các cấp ủy phải thật quan tâm đến phần đời và phần đạo của đồng bào Công giáo " [ 29, tr. 83 ], làm sao cho họ " phần xác ấm no, phần hồn thong dong " [ 28, tr. 606 ]. Bởi suy cho cùng, mục đích của cách mạng là làm cho dân khỏi đói, khỏi rét, khỏi áp bức, bóc lột và làm cho dân có cuộc sống ngày càng được ấm no, tự do, hạnh phúc. Theo Người, trong điều kiện đất nước mới bước vào thời kỳ xây dựng xã hội

mới, muốn thực hiện được điều đó, phải " ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên. Đồng thời phải đảm bảo tín ngưỡng tự do. Nhưng hoạt động tôn giáo không được cản trở sản xuất của nhân dân, không được trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước "[ 28, tr. 606 ].

Theo Hồ Chí Minh sự đoàn kết lương giáo và đoàn kết giữa các tôn giáo được xây dựng trên cơ sở: Sự tương đồng giữa người có đạo và người không có đạo; sự tương đồng giữa các tôn giáo; Sự tương đồng giữa ước vọng của các tôn giáo chân chính với mục tiêu, lý tưởng của cách mạng; Sự tương đồng giữa đức tin của các tín đồ với đạo đức, niềm tin của người cộng sản ... Nói về điều này, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

Ở Việt Nam, do đặc điểm về lịch sử, văn hóa nên sự khác biệt giữa Đạo với Đời thường ít rõ rệt. Đồng bào ta, dù là lương hay giáo, thì cũng đều là người Việt Nam, đều cùng một nòi giống " con Lạc cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên ", đều yêu nước nồng nàn, đều đồng lòng phấn đấu vì mục tiêu: độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân ... Người nói: " Tôi đã thường nói: Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước " [ 23, tr. 422 ]. Người còn cho rằng: " Cố nhiên chủ nghĩa duy linh đối lập với chủ nghĩa duy vật nhưng điều đó không cản trở quyết tâm giành, giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho đồng bào của người Việt Nam ".

Đầu năm 1946, phát biểu trong lễ mừng Liên hiệp quốc gia do các Phật tử trong Hội Phật giáo cứu quốc tổ chức tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: " Nước Phật ( chỉ Ấn Độ ) ngày xưa có những 4 đảng phái làm ly tán lòng dân và hại Tổ quốc. Nhưng nước Việt Nam ngày nay chỉ có 1 đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập. Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia tô tin ở đức Chúa trời, cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy " [ 22, tr. 148 ]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh:

Độc lập cho dân tộc và ấm no, hạnh phúc cho toàn dân là mẫu số chung để đoàn kết mọi người, không kể lương hay giáo, có đạo hay không có đạo, cũng như có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau ... trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cũng vì vậy mà ở nước ta tuyệt đại đa số đồng bào có đạo cơ bản là người yêu nước, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

Các tôn giáo chân chính ở nước ta, dù là nội sinh hay ngoại nhập, đều mơ ước về một xã hội tốt đẹp - dù xã hội tốt đẹp đó là mô hình xã hội không tưởng, là " hạnh phúc hư ảo của nhân dân "; đều phản ánh khát vọng tự do và mong muốn ấm no, hạnh phúc của quần chúng lao động bị áp bức, đau khổ; đều chứa đựng trong giáo lý của mình những lời khuyên răn điều hay lẽ phải ở đời; đều khuyên con người trong cuộc sống nên làm điều thiện, tránh điều ác ... Đó cũng chính là những điểm tương đồng rất cần thiết để có thể đoàn kết được các tôn giáo. Hồ Chí Minh đã khái quát giá trị đạo đức tốt đẹp có trong các tôn giáo: " Chúa Giê su dạy: Đạo đức là bác ái; Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi; Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa " [ 24, tr. 225 ]. Người còn chỉ rõ lý tưởng, khát vọng cao cả của các nhà sáng lập tôn giáo: " Mục tiêu cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giêsu đều giống nhau: Thích Ca và Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng ". Cũng vì vậy, mặc dù là quốc gia có nhiều tôn giáo, giữa chúng cũng có mâu thuẫn nhất định, nhưng Việt Nam không có chiến tranh giữa các tôn giáo, mà lại diễn ra quá trình " đồng nguyên ", " đồng qui " của các tôn giáo ngoại nhập trên cơ sở của tín ngưỡng bản địa.

Hiểu tôn giáo như là nơi gửi gắm nguyện vọng thiết tha của quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức mong chờ được giải thoát, thì giữa tôn giáo và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người không có mâu thuẫn, đối lập về mục tiêu; giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội cũng không có sự đối lập, mâu thuẫn như nước với lửa. Trong nhiều

bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã khẳng định một cách giản dị, chân thực về sự tương đồng giữa ước vọng của các tôn giáo với mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội; sự tương đồng giữa đức tin của các tôn giáo với đạo đức, niềm tin của người cộng sản ... là đều hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, khổ đau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn tả sự tương đồng giữa ước vọng của các tôn giáo với mục tiêu, lý tưởng của cách mạng trong một đoạn văn nổi tiếng: Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng những có ưu điểm chung đó sao ? Họ đều mưu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi cho rằng họ nhất định sống chung với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy.

Để chống lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù nhằm chia rẽ tôn giáo và cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định: " Mục đích Chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Song để đạt tới hạnh phúc đó cho mọi người cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu đức Chúa Giêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước những nỗi khổ đau của người đương thời, chắc ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm con đường cứu khổ loài người " [ 11, tr. 72 - 73 ].

Hồ Chí Minh nói: " Đường lối mục đích của chính phủ gồm 3 mục tiêu sau đây: 1. Giải phóng nhân dân khỏi đói rét ( khổ sở ) và khỏi dốt; 2. Đem lại cho nhân dân tự do, tự do sống, tự do tín ngưỡng; 3. Bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Nếu cộng sản mà thực hiện những việc trên đây, tôi tin chắc rằng mọi người sẽ chấp nhận thứ Cộng sản đó " [ 11, tr. 72 ].

Năm 1953, Hồ Chí Minh viết: " Đồng bào ta, lương cũng như giáo, đoàn kết kháng chiến, ủng hộ chính sách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, tức là làm đúng lời dạy của Chúa Giêsu " [ 11, tr. 73 ].

Khi nói về Đức Giêsu, Người khẳng định: " Đức Giêsu hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả Lương cả Giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu " [ 22, tr. 50 ].

Trong thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Nôen 1953, Người viết: " Phúc âm dạy chúng ta rằng: Chúa Cơ đốc sinh ra làm gương mọi giống phúc đức như: hy sinh vì nước vì dân, làm gương lao động, công bằng ruộng đất, tin thờ Chúa bằng tinh thần. Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế là những việc Chính phủ và nhân dân ta làm, đều hợp với tinh thần Phúc âm. Cho nên tôi chúc đồng bào Công giáo làm trọn chính sách của

Một phần của tài liệu Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)