Củng cố, phát triển nguồn lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt (Trang 99)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Củng cố, phát triển nguồn lực

3.3.1.1. Tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư

Đầu tư kinh phí để tăng cường nâng cấp và mở rộng hệ thống wifi miễn phí cho toàn khu vực trung tâm thành phố trên cơ sở hệ thống phát wifi cũ, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tra cứu và hướng dẫn thông tin cho khách được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Nâng cấp, tu sửa và bảo trì thường xuyên hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch và hệ thống đường nội bộ trong các khu, điểm du lịch. Kinh phí thu được từ hoạt động du lịch nên tái đầu tư lại 1 phần để đầu tư thêm

96

nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Bên cạnh đó nâng cấp thêm hệ thống hạ tầng du lịch.

3.3.1.2. Chú trọng phát triển nhân lực du lịch

- Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học. Tăng cường kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, quan tâm tới đào tạo kỹ năng nghề du lịch. Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của công việc thực tiễn của Đà Lạt, có sự trao đổi giữa đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, tránh những chương trình có sẵn, không theo sát nhu cầu của doanh nghiệp. Đánh giá công tác đào tạo thông qua hiệu quả làm việc của học viên trong công việc hàng ngày và ảnh hưởng của khóa đào tạo tới kết quả kinh doanh của đơn vị, việc đánh giá đào tạo được tổ chức bài bản sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cho những khóa học tiếp theo.

- Tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.Nên ban hành chính sách để khuyến khích những người có chuyên môn giỏi về du lịch tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước. Khảo sát đánh giá hiện trạng nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.

- Hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có đào tạo từ ngoài nước. Tuyển chọn và gởi những người có năng lực đi học ở những nước có chuyên môn phát triển cao trong các lĩnh vực: nhân giống hoa, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, quản lý các hoạt động du lịch chuyên nghiệp, thiết kế và tổ chức các sự kiện, lễ hội… giúp cho ngành du lịch tỉnh nhà học hỏi được nhiều điều hay từ các địa phương khác, nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động du lịch địa phương.

- Cần thường xuyên mở các lớp bổ túc kiến thức về du lịch cho đội ngũ phục vụ du lịch, đặc biệt là những người chưa được đào tạo qua du lịch. Hiện

97

nay, số lượng nhân lực đào tạo cho ngành du lịch nhiều nhưng lại thường làm trái ngành, trong khi nhân viên trực tiếp làm trong ngành thì lại được học từ các ngành khác rồi chuyển qua. Trên thực tế, đã có một số lớp mở ra nhưng nhiều đối tượng vẫn không đi học, vì thế sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch cũng có những biện pháp mạnh với những đối tượng này. Thường xuyên mở các lớp chuyên đề về một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch như: nghiệp vụ chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện, thuyết minh viên,… giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại.

- Nâng cao nhận thức toàn diện về du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, xây dựng phong trào toàn dân nhận thức đầy đủ về du lịch và làm du lịch của các cấp các ngành và nhân dân thành phố về năng lực giao tiếp, tinh thần mến khách để góp phần duy trì hình ảnh người dân Đà Lạt “thanh lịch – hiền hòa – mến khách”.

- Cần phải chú ý đến việc giữ chân và kêu gọi nguồn nhân tài của địa phương ở lại phục vụ. Nhiều sinh viên mới ra trường, thường xin vào những khách sạn hoặc công ty lớn một thời gian, khi đã có “lý lịch công việc đẹp” họ thường chuyển xuống thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác có mức lương cao hơn. Điều này thể hiện rõ nhất ở đội ngũ hướng dẫn viên Du lịch. Nhiều hướng dẫn làm việc ở Đà Lạt một thời gian, khi đã có kinh nghiệm thường chuyển xuống thành phố Hồ Chí Minh với môi trường làm việc năng động và thu nhập cao hơn. Do vậy, cần tăng cường các chế độ đãi ngộ cũng như có nhiều hình thức khuyến khích về lương bổng để giữ chân họ. Ngoài ra, cần thu hút nguồn nhân lực giỏi trong ngành du lịch đến địa phương công tác lâu dài bằng các chế độ đãi ngộ đặc biệt về lương bổng, chỗ ở… Tuy nhiên, cần bố trí, sử dụng nguồn nhân lực này một cách hiệu quả để có thể giữ chân họ ở lại làm việc lâu dài tại địa phương.

98

- Tăng cường nâng cao khả năng ngoại ngữ, giao tiếp cho nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, đặc biệt là những người phục vụ trực tiếp du khách bằng nhiều hình thức như đào tạo tại chỗ cho doanh nghiệp, tăng cường thành lập các câu lạc bộ về ngoại ngữ, khuyến khích thời gian và lương bổng cho nhân viên tự thu xếp đi học. Ngoài ra, cần đào tạo nâng cao khả năng tin học cho nhân viên để áp dụng những tiện ích của công nghệ thông tin phục vụ nhanh chóng và chính xác hơn các nhu cầu của du khách.

Tập huấn cho đội ngũ lái xe ôm, người bán hàng để nâng cao nhận thức về phát triển du lịch.

Tóm lại, để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực du lịch, cần huy động và phát triển nguồn nhân lực theo phương thức xã hội hóa và hợp tác quốc tế. Như thế, không chỉ có cơ quan nhà nước mà các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đều có điều kiện, cơ hội tham gia vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho địa phương.

3.3.1.3. Chú trọng công tác bảo tồn

Ngoài việc thay đổi, khắc phục những tồn tại, yếu kém để thu hút thêm khách du lịch nước ngoài, khách du lịch nội địa tiềm năng thì điểm đến du lịch Đà Lạt nên bảo tồn những hình ảnh, sản phẩm vốn có của mình để duy trì ổn được lượng khách thường xuyên vốn có của mình. Bảo vệ hình ảnh “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”. Bảo vệ các khu rừng thông nguyên sinh, hạn chế thấp nhất sự chặt phá rừng trong quá trình triển khai các dự án du lịch mới.

Nên quy hoạch một số khu vực chuyên trồng những “rừng hoa” đặc trưng của địa phương như Anh Đào, Mimosa… Nghiên cứu trồng các rừng hoa sao cho thời gian nở hoa có thể phân bố đều trong năm, đặc biệt là những mùa du lịch ít khách. Việc này nên học tập các nước Nhật Bản, Hàn Quốc khi họ trồng được những rừng hoa ngút ngàn. Mỗi khi đến mùa hoa nở, du khách

99

khắp nơi đến thưởng ngoạn và cảm thấy vô cùng thích thú khi lọt thỏm trong một cánh đồng hoa khổng lồ kéo dài xa tít tắp.

Bảo vệ hệ sinh thái hồ, thác. Chống rác đọng, bồi lắng và luôn bổ sung những yếu tố bị hao mòn trong quá trình khai thác du lịch như cây xanh, thảm cỏ… Xử lý tốt nguồn nước của hồ, thác nhằm đảm bảo tính mỹ quan và vệ sinh môi trường.

Bảo vệ hệ kiến trúc cảnh quan và kiến trúc công trình cổ nổi tiếng của Đà Lạt. Cần thu hồi và cải tạo lại hiện trạng của những khu biệt thự đang bị lấn chiếm và sử dụng không đúng mục đích, bị thay đổi kết cấu một cách hỗn tạp. Đối với những công trình xây dựng mới, cần đảm bảo quy trình phê duyệt chặt chẽ nhằm tránh việc xây dựng những công trình có khả năng phá vỡ kiến trúc cảnh quan đặc trưng của Đà Lạt.

Duy trì hoạt động văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số tại địa phương. Lựa chọn và phát triển một số lễ hội đặc trưng thành những lễ hội có quy mô lớn, nhưng phải chú ý đảm bảo duy trì tính nguyên bản của nó. Đồng thời, phải có biện pháp ngăn chặn tác động tiêu cực vào đời sống của các dân tộc bản địa. Chẳng hạn như tổ chức những lễ hội cồng chiêng với quy mô lớn, nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu biểu diễn đến địa điểm biểu diễn cho khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)