Phân loại cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt (Trang 28)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Phân loại cạnh tranh

Cạnh tranh có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau:

* Tiêu chí về đạo đức kinh doanh:

- Cạnh tranh lành mạnh: là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương châm của cạnh tranh lành mạnh là “không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng”. Ở Việt Nam có câu “buôn có bạn, bán có phường” có nghĩa là không nhất thiết các doanh

25

nghiệp cạnh tranh cùng một mặt hàng phải sống chết với nhau mà thông thường phải liên kết với nhau thành các phố kinh doanh cùng một mặt hàng như phố hàng Trống, hàng Mã…

- Cạnh tranh không lành mạnh: là tất cả những hành động trong hoạt động kinh doanh trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi. Trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp thường xuyên phải cạnh tranh khốc liệt trong tình huống đối đầu để duy trì sự phát triển và gia tăng lợi nhuận. Do đó các nhà kinh doanh cho rằng cạnh tranh thuộc phạm trù tư bản nên quan điểm về cạnh tranh trước kia được hầu hết các nhà kinh doanh đều nhầm tưởng “cạnh tranh” với nghĩa đơn thuần theo kiểu “thương trường là chiến trường”.

* Theo tiêu chí chủ thể tham gia cạnh tranh có thể phân loại cạnh tranh theo các hình thức sau:

- Cạnh tranh giữa người sản xuất với nhau: đây là hình thức phổ biến nhất của cạnh tranh. Theo hình thức này, các nhà sản xuất đấu tranh với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường (thị phần, kênh phân phối, sản phẩm....) để có thể đạt được các mục tiêu ngắn hạn của mình và qua đó đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: người mua ở đây không chỉ là người tiêu dùng mà còn bao gồm cả các nhà sản xuất. Theo hình thức này, những người mua sẽ đấu tranh với nhau để có thể tiếp cận được nguồn hàng ổn định cả về số lượng và chất lượng với mức giá thấp nhất. Cường độ của hình thức cạnh tranh này phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ cung cầu và sẽ tăng cao khi cầu lớn hơn cung. Hình thức này rất phổ biến trong những ngành

26

kinh doanh mang tính thời vụ (như du lịch) khi vào thời vụ tiêu dùng.

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: hình thức cạnh tranh này luôn xảy ra trong các hoạt động kinh tế. Theo đó người mua luôn tìm mọi cách để mua được sản phẩm và dịch vụ tại mức giá thấp nhất với chất lượng, số lượng, chủng loại và điều kiện giao hàng (thực hiện dịch vụ) thuận lợi nhất trong khi người bán lại mong muốn ngược lại. Lợi thế cạnh tranh trong trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ cung cầu, số lượng các chủ thể tham gia giao dịch (người mua và người bán) cũng như mức độ quan trọng của sản phẩm, dịch vụ đối với người mua.

* Tiêu chí cấp độ của cạnh tranh:

- Cạnh tranh của sản phẩm: đây là hình thức cạnh tranh phổ biến, diễn ra đối với hầu hết các mặt hàng/dịch vụ có nhiều hơn một nhà cung cấp. Theo hình thức này, các doanh nghiệp sẽ cố gắng đầu tư từ khâu thiết kế, sản xuất (hoặc thực hiện) đến hoạt động xúc tiến, phân phối và bán hàng sao cho sản phẩm của mình dễ dàng xâm nhập thị trường và có được chỗ đứng ngày càng vững chắc, ổn định trên thị trường so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Xét trên một số khía cạnh, hình thức cạnh tranh này có nhiều điểm tương đồng với hình thức cạnh tranh giữa người bán với nhau.

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành: đây là quá trình đấu tranh hoặc giành giật từ một hoặc một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp trong cùng một ngành để có thể tồn tại và phát triển trong ngành đó. Trong một lĩnh vực kinh doanh, một doanh nghiệp có thể có nhiều sản phẩm nhưng việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không đơn thuần là tổng cạnh tranh của các sản phẩm mà nó còn bao gồm các yếu tố hạ tầng của doanh nghiệp cũng như cách quản lý, khai thác và phát triển các yếu tố này.

27

ngành trong nền kinh tế, từ việc thu hút, phân bổ nguồn lực đến cả việc phân chia thị trường. Một biểu hiện hay được nhắc đến của cạnh tranh ngành là việc cạnh tranh của các sản phẩm thay thế. Tuy nhiên nội dung đặc biệt quan trọng của cạnh tranh ngành là việc thu hút và phân bổ nguồn lực có thể dẫn đến sự thay đổi kết cấu ngành và thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một ngành, một lĩnh vực trong nền kinh tế. Về mặt lý thuyết, cạnh tranh ngành sẽ giúp xã hội phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả.

- Cạnh tranh quốc gia: hình thức cạnh tranh này thể hiện qua việc các quốc gia nỗ lực để xây dựng môi trường kinh tế chung ổn định, đảm bảo phân bổ hiệu quả nguồn lực và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và công dân của mình. Vấn đề cạnh tranh quốc gia hiện rất được các chính phủ quan tâm và có ảnh hưởng sâu sắc tới các doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa về kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)