Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Đà Lạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt (Trang 40)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Đà Lạt

2.1.1.1. Điểm hấp dẫn du lịch

* Tài nguyên du lịch

Tọa lạc trên độ cao 1.500m so với mực nước biển, thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Lạt những thứ mà không nơi nào có được, với khí hậu mát mẻ quanh năm, rừng thông bạt ngàn, thác nước hùng vĩ và muôn ngàn loài hoa đua nhau khoe sắc. Tất cả đã tạo cho Đà Lạt một bức tranh muôn màu muôn vẻ, có sức hút kỳ lạ với những danh thắng nổi tiếng của Đà Lạt như: thác Preen, thác Đatala, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, thung lũng Tình yêu, thung lũng Vàng,… đây là những địa danh thu hút khá đông khách du lịch trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, Đà Lạt nằm gần hai vườn quốc gia là Cát Tiên và Bidoup - Núi Bà, còn lưu giữ và bảo vệ được nhiều loại động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 50 km, với diện tích khoảng 64.366 ha, đã bảo tồn được các hệ sinh thái rừng khí hậu á nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Là một trong 221 khu bảo tồn chim đặc hữu thế giới và một trong 3 vùng bảo tồn chim đặc hữu của Việt Nam, bảo tồn các sinh cảnh rừng, văn hóa bản địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.

Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân của toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Ngày nay Đà Lạt là nơi hội tụ của nền văn hóa đa bản sắc, ngoài người Kinh còn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như người K’Ho, Mạ, Chu Ru, M'nông, Raglai, Gié Triêng, Xtiêng,

37

Bru-Vân kiều, Ba Na… gắn liền với hình ảnh những lễ hội cồng chiêng, những vũ điệu đêm rừng bên chóe rượu cần say đắm. Đây chính là đặc điểm thu hút sự khám phá của du khách khi tới vùng đất này.

Với lịch sử 120 năm hình thành và phát triển, Đà Lạt tuy không phải là một thành phố cổ kính nhưng cũng đã có không ít những công trình kiến trúc độc đáo, đa dạng về thể loại và phong phú về phong cách. Đặc điểm của các công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố Đà Lạt là biết dựa vào môi trường thiên nhiên hiện hữu, nhẹ nhàng khép mình vào khung cảnh chung, tạo nên những công trình có dáng dấp như là một sản phẩm của tự nhiên. Bên cạnh các công trình kiến trúc Pháp, kiến trúc Đà Lạt còn trở nên đa dạng hơn nhờ những ngôi chùa, thiền viện mang đậm nét Á Đông, những công trình mang nét kiến trúc của cư dân bản địa và những công trình do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế. Dù chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, nhưng hầu hết các công trình nổi tiếng của Đà Lạt đều hài hòa với thiên nhiên, tạo nên một sức hút rất lớn cho bất kì du khách nào muốn tham quan và tìm hiểu về phong cách kiến trúc nơi đây.

Các loại hình du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị hội thảo,... Ngoài ra, festival Hoa Đà Lạt và lễ hội văn hóa Trà Lâm Đồng được tổ chức 2 năm một lần cũng đã thu hút một số lượng lớn du khách đến với Đà Lạt - Lâm Đồng, tạo tiền đề phát triển cho ngành du lịch địa phương.

* Cơ sở hạ tầng

- Y tế

Ngày nay, bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng là ba bệnh viện tuyến tỉnh tại Đà Lạt, với tổng cộng 630 giường bệnh. Cuối năm 2008,

38

Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt bắt đầu hoạt động, đây là bệnh viện tư đầu tiên của Đà Lạt và vùng Nam Tây nguyên với 200 giường bệnh. Năm 2010, Bệnh viện Nhi Đà Lạt bắt đầu được xây dựng trên đồi thông thuộc khu Thánh Mẫu - Tô Hiệu thuộc phường 8. Bệnh viện Nhi Đà Lạt có quy mô 150 giường bệnh, sẽ là bệnh viện nhi đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Bên cạnh các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố cũng có một mạng lưới y tế riêng bao gồm các cơ sở như nhà hộ sinh thành phố, văn phòng trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa khu vực... cùng các trạm y tế thuộc phường, xã. Những tổ chức hội y tế, gồm hội Y dược học, hội Y học cổ truyền và hội Chữ thập đỏ cũng tham gia vào các hoạt động y tế ở thành phố.

- Cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí

Mặc dù là một thành phố du lịch nổi tiếng, đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên, nhưng Đà Lạt lại rất thiếu vắng các địa điểm văn hóa và giải trí. Thành phố chỉ có một bảo tàng, một rạp chiếu phim và không có một nhà hát hay sân khấu nào. Thành phố hiện nay chỉ còn lại rạp chiếu phim 3 tháng 4, xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ. Mặc dù vậy, rạp chiếu này cùng khu Hòa Bình đang nằm trong tầm dỡ bỏ để quy hoạch lại. Các thiết chế văn hóa chủ yếu ở Đà Lạt ngày nay còn có Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Bảo tàng Lâm Đồng và Nhà Thiếu nhi Lâm Đồng.

Thư viện tỉnh Lâm Đồng vốn là Thư viện Đà Lạt thành lập từ năm 1958 trên cơ sở tiếp quản toàn bộ khuôn viên tòa thị chính thị xã Đà Lạt. Hiện nay, thư viện lưu giữ trên 200.000 bản sách và hàng chục ngàn bản báo và tạp chí. Năm 1978, bảo tàng tỉnh Lâm Đồng được thành lập với các hiện vật về dân tộc học từ một số bộ sưu tập cá nhân và của chính quyền Việt Nam Cộng hòa để lại. Vào thời điểm ra đời, bảo tàng nằm ở số 31 đường Trần Bình Trọng. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm, năm 1999, bảo tàng Lâm Đồng chuyển về số 4 đường Hùng Vương, vốn là biệt thự của điền chủ Nguyễn Hữu

39

Hào, cha của Hoàng hậu Nam Phương. Ngày nay, bảo tàng Lâm Đồng được xem như bảo tàng tổng hợp về khảo cứu địa phương, lưu giữ khoảng hơn 15.000 hiện vật về các nghiên cứu, phát hiện khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử về hai cuộc chiến tranh.

- Giáo dục đào tạo

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, Đà Lạt hiện có đủ các loại hình đào tạo trên cơ sở của 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng, trên 50 cơ sở dạy nghề, thu hút học sinh, sinh viên của mọi miền đất nước về học tập, nghiên cứu. Trong đó có 2 trường đào tạo chuyên ngành cử nhân du lịch là: đại học Đà Lạt và đại học Yersin Đà Lạt. 4 trường đào tạo chuyên ngành cao đẳng du lịch là: cao đẳng Nghề Đà Lạt, cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, cao đẳng Sư phạm và cao đẳng nghề Du lịch. Ngoài ra 2 đơn vị được tổng cục Du lịch cho phép đào tạo lớp Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch là: Đại học Đà Lạt và Cao đẳng Nghề Du lịch. Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch tại địa phương nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Bên cạnh đó tỉnh đã quy hoạch khu làng đại học quốc tế với quy mô khoảng 500 ha tại huyện Lạc Dương và đang kêu gọi đầu tư. Nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên cứu hạt nhân, Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu cây rau, Phân viện sinh học… góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh, đóng góp một phần vào quá trình phát triển du lịch của địa phương.

2.1.1.2. Giao thông vận tải (khả năng tiếp cận nơi đến)

Do đặc điểm địa hình, giao thông Đà Lạt gồm đường bộ, đường sắt và đường hàng không, nhưng hiện nay chỉ giao thông đường bộ và đường hàng không thực sự hoạt động. Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố khác là quốc lộ 20 nối Đà Lạt với Đồng Nai và thành phố Hồ Chí

40

Minh. Quốc lộ 27 nối với thành phố Phan Rang, quốc lộ 28 sẽ dẫn đến thành phố Phan Thiết. Đường 723 được hoàn thành vào năm 2007, giúp hành trình giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng Đà Lạt – Nha Trang chỉ còn khoảng 130 km, so với lộ trình cũ Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang dài 228 km. Đà Lạt còn một tuyến tỉnh lộ khác là đường 722 đi Đam Rông, nối thành phố với các vùng Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng, tạo cho địa phương có mối quan hệ kinh tế - xã hội với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên, trong đó có lĩnh vực du lịch. Thời gian tới khi tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đến sân bay Liêng Khương) được đầu tư xây dựng sẽ rút ngắn được thời gian đi từ thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt còn khoảng 3 - 4 giờ. Hiện thành phố cũng có khoảng mười công ty tham gia kinh doanh vận tải taxi, trong đó có các hãng lớn như Mai Linh, Phương Trang và Thắng Lợi.

Giao thông hàng không của Đà Lạt được thực hiện qua sân bay quốc tế Liên Khương. Sân bay Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía Nam, nằm cạnh quốc lộ 20, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Cuối tháng 12 năm 2009, nhà ga mới của sân bay với diện tích sàn 12.000 m2 được khánh thành, bắt đầu khai thác các đường bay quốc tế, với đường bay dài 3.250m, công suất 1,5-2 triệu khách/năm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng khai thác được các loại máy bay hàng không dân dụng tầm trung như A320, A321, Fokker 70 và tương đương. Hàng ngày có các chuyến bay đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh và ngược lại. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng đang nỗ lực hợp tác xúc tiến các tuyến bay đi Singapore, Simrip…

2.1.1.3. Nơi ăn nghỉ

Cơ sở vật chất của ngành phát triển khá nhanh, đến nay toàn tỉnh đã có 812 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 12.823 phòng, trong đó có 254 khách sạn từ 1 đến 5 sao. Phần lớn các khách sạn từ 2 sao trở lên đều có nhà hàng phục

41

vụ nhu cầu ăn uống của khách, tuy nhiên các công ty du lịch thường đặt ăn cho khách tại các nhà hàng độc lập không nằm trong khách sạn. Trừ một số nhà hàng của khách sạn lớn thu hút khách từ bên ngoài như: Golf 3, Sài Gòn – Đà Lạt, Sammy, Hoàng Anh Đất Xanh, Cẩm Đô,… còn lại chủ yếu phục vụ khách lưu trú tại khách sạn của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng đạt công suất sử dụng phòng là 58%. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm, số phòng chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách du lịch, dẫn đến tình trạng quá tải, thiếu phòng trầm trọng vào những dịp lễ hội và mùa cao điểm.

Hiện tỉnh đang tập trung kêu gọi nhiều dự án đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch, trong đó tập trung nhiều vào khu vực đồi Robin và hồ Tuyền Lâm. Những cơ sở lưu trú hiện nay cũng đang dần hoàn thiện, nâng cấp để dần phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách tham quan, lưu trú.

Bảng 2.1. Số khách sạn, số phòng, công suất sử dụng phòng khách sạn của Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số khách sạn Khách sạn 673 696 715 749 812 - Số phòng Phòng 11.000 11.416 11.356 11.975 12.823 - Khách sạn từ 1 đến 5 sao Khách sạn 85 118 173 202 254 - Công suất sử dụng phòng % 56 55 59 58 58 Nguồn: [15] 2.1.1.4. Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung

Toàn tỉnh có 32 khu, điểm kinh doanh du lịch, trên 60 điểm tham quan miễn phí và 28 đơn vị kinh doanh lữ hành vận chuyển.

42

hơn các hoạt động du lịch của Đà Lạt như: hệ thống cáp treo nối liền đồi Robin với thiền viện Trúc Lâm, máng trượt tại thác Đatanla, khu phố đi bộ vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần tại khu Hòa Bình. Các khu mua sắm, vui chơi giải trí còn rất hạn chế, các hoạt động du lịch về đêm còn ít.

Hiện sản phẩm du lịch chính được đẩy lên thành một thương hiệu quốc gia là hoa Đà Lạt, ngoài hai điểm tham quan hoa chính là vườn hoa thành phố và vườn hoa Minh Tâm, hiện du lịch Đà Lạt đang khai thác các tuyến du lịch tham quan nhà vườn trồng hoa tại ba làng hoa chính của Đà Lạt là làng hoa Thái Phiên, làng hoa Hà Đông và làng hoa Vạn Thành. Các khu, điểm du lịch của Đà Lạt cũng được đầu tư trồng rất nhiều loại hoa cho khách tham quan thưởng thức.

Một số sự kiện đang được tổ chức thường niên và được đầu tư chú trọng về ý tưởng và quy mô tổ chức như festival hoa Đà Lạt, lễ hội văn hóa Trà, lễ hội rằm tháng giêng thác Pongour,… đã dần tạo sức hút đáng kể cho du khách trong nước.

Ngoài ra, hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng cũng được ngành du lịch địa phương đầu tư thích đáng. Phần lớn các công ty du lịch đã được cổ phần hóa và đầu tư đúng mức, các điểm tham quan và các dự án nghỉ dưỡng vừa được đưa vào hoạt động như Dalat Star, khu nghỉ dưỡng hồ Tuyền Lâm,… thu hút khá đông du khách. Ngoài các hoạt động du lịch truyền thống được triển khai lâu nay, các công ty du lịch tại Đà Lạt đã đưa vào nhiều loại hình du lịch mới như du lịch mạo hiểm tại thác Đatanla, du lịch thể thao (dù lượn) tại khu vực núi Langbiang, du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, các tour trekking làng Gà, thác Hang Cọp,… các loại hình này đang góp phần làm phong phú thêm các hoạt động du lịch tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt (Trang 40)