Các quy định luật pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên” (Trang 47)

Hiện nay nước ta đã ban hành Bộ luật Kiểm toán nhưng đối tượng áp dụng của bộ luật này chỉ gói gọn trong lĩnh vực tài chính. Các nội dung quy định về kiểm toán môi trường chưa được quy định trong một bộ luật cụ thể nào. Hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường ở nước ta đã được hình thành khá đầy đủ và ngày càng hoàn thiện đây là những căn cứ quan trọng để thực hiện các nội dung kiểm toán môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2005

Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 bao gồm 15 chương, 136 điều. Trong đó, tại Chương V – Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Điều 37 quy định rõ việc bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Cụ thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

 Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung;

 Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;

 Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

 Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.

Luật Bảo vệ môi trường 2005 là văn bản luật quan trọng nhất của Nhà nước ta trong lĩnh vực quản lý môi trường. Kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Môi trường lần đầu vào năm 1993 và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005, công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là nhận thức của cộng đồng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường sống, môi trường làm việc và môi trường kinh doanh.

Các văn bản dưới luật

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

 Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP

ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ TNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Hệ thống tiêu chuẩn/ quy chuẩn môi trường

Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của các chất ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường, 2005 Điều 3.5).

Hệ thống các tiêu chuẩn môi trường quốc gia là những căn cứ quan trọng cho các hoạt động KTMT đặc biệt là lĩnh vực kiểm toán chất thải và kiểm toán sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một số Quy chuẩn môi trường được áp dụng trong phạm vi đề tài:  QCVN 11: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản;

 QCVN 05: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống quản lý môi trường của Công ty Cổ phần thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn – Hưng Yên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Tại Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

 Phạm vi thời gian: 4 tháng (từ 1/1/2014 đến 30/4/2014)

3.2. Nội dung nghiên cứu

 Tìm hiểu đặc điểm, tình hình sản xuất của Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn – Hưng Yên;

 Điều tra, so sánh hệ thống quản lý môi trường của Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn so với yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường quy định trong ISO 14000;

 Đánh giá sự tuân thủ của hệ thống quản lý môi trường của công ty xuất khẩu Trung Sơn với quy định của pháp luật;

 Chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống quản lý môi trường của công ty Trung Sơn và đề xuất giải pháp cải thiện.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, các nghiên cứu về kiểm toán môi trường nói chung và kiểm toán hệ thống môi trường nói riêng từ thư viện, mạng internet,... để viết tổng quan tài liệu.

Thu thập các số liệu, báo cáo về tình hình hoạt động của công ty, quy trình sản xuất, cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động nội bộ, các báo cáo quan trắc định kỳ, chính sách môi trường, ... từ cán bộ quản lý công ty Trung Sơn.

Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Thiết kế các phiếu điều tra và tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu liên quan tới đề tài, bao gồm:

Bảng hỏi trước kiểm toán: Được gửi xuống công ty trước khi thực

hiện cuộc kiểm toán, sử dụng để thu thập các thông tin tổng quan về công ty: Lịch sử hình thành, quá trình sản xuất và các hoạt động bảo vệ môi trường để phục vụ quá trình lập kế hoạch kiểm toán tại hiện trường. Bảng hỏi trước kiểm toán đã thực hiện được đính kèm trong Phụ lục 1.

Bảng hỏi khảo sát: Là các phiếu điều tra sử dụng để tiến hành

phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường và công nhân công ty trong quá trình thanh tra nhà máy. Quá trình phỏng vấn công nhân lao động được tiến hành tại kí túc xá cán bộ công nhân viên công ty với tổng số phiếu điều tra là 32 phiếu chia đều cho 2 phân xưởng sản xuất của công ty. Phỏng vấn cán bộ phụ trách quản lý môi trường của công ty (1 phiếu). Mẫu phiếu phỏng vấn công nhân trong các phân xưởng sản xuất và phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường của công ty được trình bày trong Phụ lục 1.

Phương pháp thanh tra nhà máy

Tiến hành xem xét kỹ lưỡng một vòng quanh nhà máy để tìm hiểu toàn bộ hệ thống quản lý môi trường thực tế của công ty đặc biệt các phân xưởng sản xuất, quy trình sản xuất, hệ thống xử lý chất thải, điểm xả thải, khu tập trung rác thải, nhà kho, ... đồng thời thu thập một số hình ảnh trực quan về công ty để làm bằng chứng đánh giá sự tuân thủ, tính phù hợp của hệ thống quản lý môi trường công ty cũng như sự tham gia của cán bộ, công nhân viên trong hệ thống ấy.

3.3.3. Phương pháp thẩm tra tài liệu

Lập Danh mục kiểm tra – danh sách các tài liệu tiến hành kiểm tra khi thực hiện kiểm toán tại công ty. Danh sách này giúp tiết kiệm thời gian và tránh thiếu sót trong quá trình kiểm tra tài liệu. Sử dụng danh mục kiểm tra để kiểm tra các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý môi trường của

công ty có đảm bảo tuân thủ đúng quy định (số lượng và chất lượng đáp ứng). Danh mục kiểm tra đã thực hiện được đính kèm trong Phụ lục 2.

3.3.4. Phương pháp đối chiếu các điều khoản kiểm toán

Các điều khoản kiểm toán bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và các văn bản pháp luật có liên quan tới việc bảo vệ môi trường nhằm làm cơ sở để đánh giá hệ thống quản lý môi trường và sự tuân thủ pháp luật của đối tượng nghiên cứu, các điều khoản cụ thể dùng để đối chiếu bao gồm:

 TCVN ISO 14001: 2005 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn;

 TCVN ISO 14004: 2005 Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ;

 Luật Bảo vệ môi trường 2005 – Chương V. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - Điều 37 quy định các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

 QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản;

 QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

 QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

• Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ TNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại.

3.3.5. Phương pháp phân tích, lấy mẫu

Sử dụng số liệu quan trắc môi trường định kỳ của công ty để đánh giá sự tuân thủ pháp luật hiện hành. Kết hợp lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số đặc trưng của nước thải trước và sau khi qua hệ thống xử lý nước thải để so sánh đối chiếu với số liệu quan trắc được cung cấp.

 Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN 5994-1995

 Số lần lấy mẫu: 1 lần

 Ngày lấy mẫu: 27/3/2014

 Vị trí lấy mẫu:

 M1: Nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải.  M2: Nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải.

 Thông số phân tích: pH, COD, TSS, N tổng số (TN), NH4+

 Phương pháp phân tích: Các thông số được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Môi trường Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội theo đúng các thủ tục quy định hiện hành được chỉ ra trong Bảng 3.1:

Bảng 3.1: Các phương pháp phân tích chất lượng nước

STT Thông số Phương pháp phân tích

1 pH Phương pháp đo pH bằng máy đo pH meter.

2 COD TCVN 6491-1999

3 NH4+ TCVN 6179-1996

5 T-N SMEWW 4500.Norg.A.B.C

3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2010.

3.3.7. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của lãnh đạo công ty, trưởng phòng nhân sự, ý kiến của giáo viên hướng dẫn về các phát hiện trong quá trình kiểm toán.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình sản xuất của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩuTrung Sơn Hưng Yên.Trung Sơn Hưng Yên.Trung Sơn Hưng Yên.Trung Sơn Hưng Yên. Trung Sơn Hưng Yên.

4.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên tiền thân là Công ty TNHH thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên được UBND tỉnh Hưng Yên chính thức chấp thuận cho thuê đất để thực hiện dự án theo quyết định số 1643/QĐ-UB ngày 19/07/2002. Dự án đã được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2008 với tổng diện tích xây dựng là 33.110 m2 gồm hai phân xưởng chính chủ yếu là chế biến các mặt hàng thủy, hải sản xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, EU. Hiện tại, công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Trụ sở hoạt động của công ty tại thị trấn Như Quỳnh – huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên, cách quốc lộ 5 đi Hà Nội – Hải Phòng 1,5 km trên trục đường tỉnh lộ 19. Nhìn vào Hình 4.1 ta có thể thấy phía tây bắc công ty giáp mương thủy lợi mới dài 210,3m, phía đông nam giáp hành lang đường 19 dài 139,3m, phía tây nam giáp đường vào thôn Hành Lạc, dài 189,6m.

Với vị trí địa lý như vậy, công ty có lợi thế trong hoạt động nhập nguyên liệu cũng như xuất khẩu các mặt hàng sản xuất ra nước ngoài hay tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, vị trí công ty khá gần với khu dân cư thôn Hành Lạc (50m) nên hoạt động sản xuất ít nhiều có tác động đến cuộc sống của người dân.

Hình 4.1: Bản vẽ mặt bằng tổng thể của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hư ng Yên

4.1.1.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên

Cơ cấu tổ chức của công ty Trung Sơn gồm có Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty hiện tại là ông Nguyễn An Hưng chịu trách nhiệm điều phối chính cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh; các Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về sản xuất kinh doanh, tài chính theo phân công. Công ty có 9 phòng ban và tại mỗi phòng đều có trưởng, phó phòng đảm nhiệm những vai trò nhất định.

4.1.2 Đặc điểm sản xuất

4.1.2.1.Quy mô sản xuất và lao động

Công ty Trung Sơn Hưng Yên hiện có hai xưởng sản xuất, các công trình chức năng chính trong công ty bao gồm: xưởng sản xuất chính, xưởng mở rộng, văn

phòng làm việc, nhà ăn, khu trạm biến áp và máy phát điện, khu vực xử lý nước cấp, khu tập trung rác thải và xử lý nước thải, kho nguyên liệu, nhà tập thể công nhân viên, ... được bố trí cụ thể như trong Hình 4.1.

Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 1.200 người. Trong đó có 120 cán bộ và 1.080 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Cán bộ làm việc theo giờ hành chính (8 giờ/ngày), công nhân làm việc trung bình từ 10 – 12 giờ/ngày. Công ty tuyển dụng chủ yếu là các lao động phổ thông ở địa phương và lao động từ các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, ... Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo chuyên môn đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty.

Người lao động làm việc tại công ty được hưởng khá đầy đủ các quyền lợi theo quy định của Nhà nước. Công ty đã thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế. Thu nhập trung bình của công nhân là 4- 5,5 triệu đồng/tháng tùy theo sản phẩm, được đóng bảo hiểm theo quy định. Hằng năm, công ty có tổ chức tập huấn về an toàn lao động, khám sức khỏe định kỳ cho công nhân. Mỗi công nhân khi tham gia sản xuất được cấp phát đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang, ...

4.1.2.2.Thị trường tiêu thụ

Các sản phẩm của công ty đã và đang được tiêu thụ rộng rãi trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Khách hàng trong nước là các siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang, Hải Phòng, Cần Thơ, Kiên Giang và một số cửa hàng thực phẩm ở các tỉnh khác như Đà Lạt, Long

Một phần của tài liệu Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên” (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w