Tình hình thực hiện kiểm toán môi trường trên thế giới

Một phần của tài liệu Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên” (Trang 35)

2.2.1.1. Sự ra đời của kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường (KTMT) có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn mà nền công nghiệp và kinh tế của khu vực Bắc Mỹ phát triển mạnh mẽ, các loại chất thải, nước thải, khí thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác đã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, sự ô nhiễm môi trường lan rộng và trở nên nghiêm trọng (Hồ Thị Lam Trà & Cao Trường Sơn,2009).

Trước các vấn đề bức xúc về môi trường thì hàng loạt các công cụ luật pháp, kinh tế đã được đưa ra nhằm quản lý tốt môi trường và bắt buộc các tổ chức, nhà máy, cơ sở sản xuất phải tuân theo. Trong bối cảnh đó thì KTMT đã được ra đời và được xem như là một công cụ quản lý sắc bén và hiệu quả.

KTMT là một công cụ quản lý giúp cho các nhà quản lý nhận thức rõ những vấn đề môi trường đang xảy ra tại những nơi cần quan tâm, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện môi trường một cách có hiệu quả (Phạm Thị Việt Anh, 2006).

KTMT được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với các luật lệ và quy định khắt khe của môi trường. Ban đầu thì KTMT chỉ tập trung vào nhiệm vụ trên, tuy nhiên cùng với thời gian và yêu cầu thực tế thì KTMT ngày càng được mở rộng và bao trùm nhiều khía cạnh hơn.

KTMT thực sự phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 của thế kỷ XX ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, ngày nay thì nó đã được phát triển rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Mỹ, Canada, Anh là những nước đầu tiên thực hiện hoạt động kiểm toán có hiệu quả và thành công. Các nước này cũng có những cơ quan tiến hành hoạt động KTMT chuyên nghiệp nhất với những

luật sư, chuyên gia đầy kinh nghiệm, có uy tín, được cấp chứng chỉ chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm toán viên môi trường (Hồ Thị Lam Trà & Cao

Trường Sơn,2009).

Ngày nay, khi mà vần đề môi trường ngày càng trở nên phức tạp và mang tính chất toàn cầu thì càng có nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng KTMT trong việc bảo vệ môi trường. Đây là một xu hướng phát triển tất yếu, khách quan.

2.2.1.2. Tình hình kiểm toán môi trường tại một số nước

Kiểm toán môi trường tại Mỹ

KTMT được bắt đầu thực hiện ở Mỹ vào đầu năm 1970 với ngành công nghiệp hóa chất - ngành đầu tiên áp dụng hoạt động này trong lĩnh vực tư nhân.

Cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 các tổ chức chính phủ, các cố vấn môi trường và những người làm luật tại Mỹ cũng bắt đầu thừa nhận hiệu quả của các chương trình KTMT. Ủy ban An ninh và Thị trường là cơ quan Nhà nước đầu tiên ở Mỹ sử dụng KTMT như một công cụ quản lý. Chính cơ quan này đã buộc ba công ty nhà nước là US Steel, Allied Chemical và Occidental Petroleum phải tiến hành KTMT nội bộ nhằm đánh giá môi trường tự nhiên và các trách nhiệm về môi trường của công ty để công bố cho các cổ đông trong những báo cáo hàng năm (Hồ Thị Lam Trà & Cao Trường Sơn, 2009).

Với các bộ luật “Bảo vệ và Phục hồi tài nguyên” năm 1976 , bộ luật “Trách nhiệm, bồi thường và ứng phó môi trường” năm 1980, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ đã nhấn mạnh vai trò thực hiện các chương trình KTMT nội bộ tại các cơ sở sản xuất; sử dụng KTMT nội bộ như một công cụ để giảm chi phí và trách nhiệm pháp luật với việc không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước. Như vậy, KTMT đã được thừa nhận và đạt được các thành công trong cả lĩnh vực tư nhân và lĩnh vực công tại Mỹ (Hồ Thị Lam Trà & Cao Trường Sơn, 2009).

Hiện nay, hoạt động KTMT ở Mỹ không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước mà còn được thực hiện trên phạm vi quốc tế. Các lĩnh vực KTMT cụ thể bao gồm: Kiểm toán quản lý môi trường, Đánh giá cơ hội phòng ngừa ô nhiễm; các tiêu chuẩn kiểm toán và các cơ quan kiểm toán chuyên nghiệp được hình thành.

Kiểm toán môi trường tại châu Âu

KTMT du nhập vào Châu Âu từ Bắc Mỹ vào những năm 70 của thế kỉ XIX và phát triển mạnh mẽ trong những năm 1980. Tháng 4 năm 1995, Chương trình kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS) được thiết lập, phát triển mạnh và ngày càng trở nên có hiệu lực. Việc tham gia EMAS chủ yếu dựa trên sự tự nguyện, tuy nhiên yêu cầu chung là các nhà sản xuất đăng kí thực hiện EMAS phải tự cam kết thực hiện KTMT và lập báo cáo môi trường định kỳ, các cuộc kiểm toán này phải do các kiểm toán viên độc lập từ bên ngoài thực hiện. Hai năm sau khi công bố EMAS đã có 381 công ty ở Châu Âu đăng ký tham gia chương trình này, trong đó có 293 công ty của Đức (Phạm Thị Việt Anh, 2006).

Việc thiết lập HTQLMT là một chức năng xuyên suốt doanh nghiệp ngày càng được coi là một điều bắt buộc. KTMT là một yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý này. Điều đó được thẻ hiện bằng Quy chế số 1836/93 của Hội đồng Liên minh châu Âu. Về sự tham gia tự nguyện của các công – thương doanh nghiệp vào hệ thống cộng đồng về quản lý môi trường, được gọi ngắn gọn là Quy chế kiểm toán môi trường. Quy chế EU số 1836/93 (Quy chế Kiểm toán môi trường) đã được áp dụng thành luật quốc gia ở Đức vào năm 1995. Cốt lõi của quy chế này là sự kiểm toán thường xuyên công tác quản lý bảo vệ môi trường doanh nghiệp thông qua phản biện viên hợp lệ và việc đăng kí cũng như thông báo lời tuyên bố về quyền được sử dụng mang tính chất hành nghề nhãn hiệu môi trường châu Âu. Mục tiêu của quy chế là khuyến khích tinh thần tự nhận trách nhiệm và xây

dựng một hệ thống kiểm toán nhằm đánh giá và cải tiến liên tục công tác bảo vệ môi trường doanh nghiệp (Manfred Schreinner, 2002).

Bỉ là thành viên của Cộng đồng Châu Âu (EU) nên phải tuân thủ những quy định về môi trường do EU ban hành, trong đó có Chương trình kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS), năm 2001. Đến năm 2004, đã có 150 doanh nghiệp ở các tỉnh thuộc vùng Flanders của Bỉ tham gia thực hiện EMAS và sau đó là 22 doanh nghiệp khác. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã tự nguyện áp dụng các quy trình này không chỉ với mục đích để đạt được các chứng chỉ môi trường (Nguyễn Trung Thắng, Nguyễn Ngọc Tú, 2011).

Ngoài ra, KTMT của Châu Âu cũng được hỗ trợ bởi hệ thống ISO 9000 và ISO 14000.

Kiểm toán môi trường tại Anh

KTMT du nhập vào Anh qua các công ty đa quốc gia vào những năm 70 của thế kỷ XIX. KTMT ở Anh đã được thực hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp từ những năm 1990 – trước dự án về kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS) do liên minh Châu Âu khởi xướng và có hiệu lực vào tháng 4/1995 – và ngày càng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, thương mại (Hồ Thị Lam Trà & Cao Trường Sơn, 2009).

Năm 1994, Hiệp hội Công nghiệp Anh (CBI – Confederation of Biritish Idustry) đã xuất bản tài liệu hướng dẫn kiểm toán môi trường cho hoạt động thương mại nhằm thu hẹp các lỗ hổng trong hệ thống quản lý môi trường của các ngành sản xuất công nghiệp. Cũng trong năm này, Viện Tiêu chuẩn Anh quốc đã công bố Bộ Tiêu chuẩn BS7750, mô tả chi tiết các đặc điểm của hệ thống quản lý môi trường, nhiều nội dung trong bộ tiêu chuẩn này là cơ sở quan trọng cho hoạt động kiểm toán của quốc gia này. Đây được coi là tiêu chuẩn đầu tiên cho HTQLMT. Năm 1995, Chính phủ Anh đã công bố Hệ thống Kiểm toán và Quản lý sinh thái Vương quốc Anh (UK – EMAS) áp dụng cho các lĩnh vực công (Phạm Đức Hiếu & Đặng

Ngày nay kiểm toán môi trường được thực hiện mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Anh quốc. Hiệp hội Công nghiệp Anh quốc (CBI) đã kêu gọi tất cả các công ty thuộc liên hiệp Anh thực hiện KTMT. Để thực hiện KTMT, trung tâm về môi trường và kinh doanh của Anh (CEBIS – Centre for Environment and Business in Scoland) đã có những hướng dẫn cụ thể về KTMT, bao gồm: Định nghĩa và giới thiệu tổng quan, Quy trình KTMT, Nội dung KTMT, Một số loại KTMT chủ yếu.

Theo số liệu điều tra của Hiệp hội Công nghiệp Anh quốc (CBI) và Trung tâm về môi trường và kinh doanh của Anh (CEBIS), KTMT đã giúp cho các doanh nghiệp và các lĩnh vực trong nền kinh tế thu được những kết quả đáng lưu tâm. Bảng sau đây trình bày số liệu về chi phí tiết kiệm hàng năm ở một số doanh nghiệp và tổ chức là kết quả của KTMT.

Bảng 2.1: Lợi ích kinh tế do KTMT đem lại tại một số lĩnh vực ở Anh quốc

Lĩnh vực Biện pháp thực hiện sau KTMT

Chi phí tiết kiệm hàng năm (bảng Anh) Thời gian hoàn vốn Điện

(truyền tải điện) Giảm tổn thất nhờ thay thế dây dẫn mới bằng đồng

27.000 2 năm

Luyện kim Thu hồi các bụi kim loại trong sản xuất

76.000 3 tháng

Công nghiệp thực phẩm

(chế biến)

Sử dụng hiệu quả nguồn nước và xử lý hiệu quả chất thải lỏng tại một nhà máy đường

200.000 10 tháng

Công cộng Sản xuất điện từ rác thải 70.000 2 năm

Nguồn: Phạm Đức Hiếu & Đặng Thị Hòa, 2009

KTMT được du nhập vào châu Á khá chậm so với các nước Châu Âu, nhưng một số quốc gia ở châu Á cũng đã đưa hoạt động KTMT vào trong HTQLMT của mình.

Tại Ấn Độ, hoạt động KTMT được đưa vào HTQLMT quốc gia từ những năm 1990. Năm 1993, Ủy ban Năng suất quốc gia Ấn Độ thực hiện dự án “Trình diễn giảm chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ”, trong khuôn khổ dự án quy trình DESIRE (Desmontration in Small Industries of Reducing Waste) được thiết lập để tiến hành kiểm toán chất thải. Quy trình kiểm toán chất thải này sau đó đã được phát triển và áp dụng rộng rãi, đem lại các hiệu quả cao (Hồ Thị Lam Trà & Cao Trường Sơn, 2009).

Tại Indonexia đã ứng dụng khá hiệu quả hoạt động KTMT trong HTQLMT. Để quản lý chất lượng nước tại các lưu vực sông trong phạm vi toàn quốc, Chính phủ Indonexia đã yêu cầu các nhà máy dọc trên các bờ sông phải nộp báo cáo quan trắc chất thải định kỳ. Điều đáng chú ý là các báo cáo quan trắc này phải được các nhà KTMT kiểm tra và xác nhận. Cơ quan bảo vệ môi trường của Indonexia sẽ tiến hành lập sổ đen với những nhà KTMT không trung thực và không cho họ tiếp tục làm việc. Những sai sót của báo cáo quan trắc chất thải sẽ được phát hiện khi cơ quan quản lý môi trường tiến hành thanh tra ngẫu nhiên và bất ngờ (Hồ Thị Lam Trà &

Cao Trường Sơn, 2009).

Một phần của tài liệu Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên” (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w