0
Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Hệ thống ISO và TCVN về kiểm toán môi trường

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN HƯNG YÊN” (Trang 43 -43 )

2.3.1.1. Giới thiệu ISO

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for Standarddization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Gevena (Thụy Sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của hơn 120 nước (ISO Central

Secretariat, 2009). Mục đích của tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các

hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện.

2.3.1.2. Hệ thống ISO 14000 và các tiêu chuẩn ISO liên quan đến KTMT

Hệ thống ISO 14000

Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội.

Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức đó. Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp.

Phạm vi điều chỉnh của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là những tiêu chuẩn trong lĩnh vực thiết bị và hệ thống quản lý môi trường

ISO 14001 được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996, sau đó được sửa đổi, bổ sung và ban hành lần thứ 2 vào năm 2004, lần thứ 3 vào năm 2009 chỉ bổ sung phụ lục. ISO 14000:2004 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý và các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận HTQLMT theo ISO 14000. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 14001 đã được ban hành phiên bản mới TCVN ISO 14001: 2010, gồm ba nội dung chính: Phạm vi áp dụng, Các khái niệm và thuật ngữ, Yêu cầu của HTQLMT.

HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 được hiểu là một phần của hệ thống quản lý chung, một tập hợp gồm có chính sách, mục tiêu, kế hoạch, các chuẩn mực để thực hiện, con người, cơ sở vật chất để tạo ra sản phẩm và đạt được các chính sách, mục tiêu và chuẩn mực đó. Phần A - Phụ lục 1 Quy chế Liên minh châu Âu số 1836/93 của Hội đồng châu Âu đã chỉ rõ 6 yếu tố của một HTQLMT bao gồm: Chính sách môi trường, mục tiêu môi trường, chương trình môi trường; Tổ chức và nhân sự; Tác động đến môi trường; Kiểm tra cơ sở và kiểm tra tiến trình; Quản lý môi trường – tư liệu, Kiểm toán doanh nghiệp về môi trường (Manfred Schreinner, 2002). Do đó, để xây dựng một HTQLMT đạt tiêu chuẩn phải được triển khai qua 5 bước quy định rất rõ trong ISO 14001, đó là:

 Xây dựng chính sách môi trường  Lập kế hoạch về quản lý môi trường  Thực hiện và điều hành

 Kiểm tra và hành động khắc phục  Xem xét của lãnh đạo

Trong quá trình hội nhập tiêu chuẩn ISO 14001 rất cần thiết, chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế là cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại, cơ hội cho quảng bá. Tiêu chuẩn mang lại các lợi ích:

 Về thị trường: Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

 Về kinh tế: Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, năng lượng, giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý, tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường...

 Về quản lý rủi ro: đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.

Chính vì những lợi ích trên, ISO 14001 là một công cụ đắc lực cho hoạt động kiểm toán môi trường nói chung và kiểm toán HTQLMT nói riêng.

Ngoài ra để tiến hành kiểm toán HTQLMT cần có sự hỗ trợ của hệ thống ISO về kiểm toán môi trường, bao gồm: ISO 14010 Hướng dẫn KTMT – Các nguyên tắc chung; ISO 14011 Hướng dẫn KTMT – Thủ tục Kiểm toán. Kiểm toán HTQLMT; ISO 14012 Hướng dẫn KTMT – Chuẩn cứ trình độ đối với kiểm toán viên.

2.3.1.3. Hiện trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001

Trên thế giới:

Hình 2.2: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới qua các năm

Theo Báo cáo thống kê của Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO công bố cho thấy số chứng chỉ ISO 14001 được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn liên tục tăng qua các năm. Năm 2009, có ít nhất 223.149 chứng chỉ ISO 14001: 2004 được cấp ở 159 quốc gia và nền kinh tế. Đến năm 2012, có ít nhất 285.844 chứng chỉ ISO 14001:2004 đã được phát hành ở 167 quốc gia, tăng 9% (23.887) so với năm 2011. Những nước có số chứng chỉ ISO 14001 cao nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha (Trung tâm Năng suất Việt Nam,2011 & Trung tâm Chứng nhận Phù

hợp (QUACERT),2013)

Tại Việt Nam

Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998, và từ đó đến nay số lượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Cụ thể qua biểu đồ sau:

Nguồn: http://www.vinacert.vn

Hình 2.3. Số doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng nhận ISO 14001 từ năm 1999- 2009

Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết công ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam. Trào lưu này cũng là điều kiện thuận lợi để hoạt động KTMT ngày càng được chú trọng hơn. Tuy nhiên, hạn chế về mặt dịch thuật làm thuật ngữ “Environmental Audit” bị dịch không sát nghĩa thành “Đánh giá môi trường” đã làm cho khái niệm KTMT chưa được hiểu rõ, phần nào ảnh hưởng đến hoạt động KTMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO về KTMT hiện hành.

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN HƯNG YÊN” (Trang 43 -43 )

×