Giáo án 2: Giáo án bài lí thuyết

Một phần của tài liệu Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 65)

- GV giao bài tập về nhà: Vẽ hình chiếu của vật thể ở hình 3.9 giờ sau

2.3.2.Giáo án 2: Giáo án bài lí thuyết

Bài 11: BẢN VẼ XÂY DỰNG

Nội dung bài học này nhằm giới thiệu cho học sinh biết khái quát về bản vẽ xây dựng, biết các loại hình biểu diễn cơ bản của ngôi nhà. Bản vẽ xây dựng là loại bản vẽ mà học sinh thường gặp trong thực tế, trong cuộc sống nhất là bản vẽ nhà. Qua bài này nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức để học sinh có thể đọc được bản vẽ nhà trong thực tế và bước đầu định hướng cho học sinh thiết kế ngôi nhà. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên cần hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh thông qua bài dạy của mình. Việc thiết kế bài dạy theo hướng hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh thể hiện là:

1.Xác định mục tiêu của bài dạy:

Kết quả sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được: - Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng

- Biết được các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà - Qua bài học học sinh có thể đọc được các bản vẽ nhà đơn giản - Đưa ra được qui trình đọc một bản vẽ nhà

- Bước đầu định hướng để có thể thiết kế được bản vẽ nhà đơn giản 2. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên cần chuẩn bị cho bài dạy như sau: a. Về nội dung:

- Khi dạy học bài này giáo viên cần lưu ý một số kiến thức mà học sinh đã có được đó là cách vẽ hình chiếu, hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh, học sinh đã biết đọc bản vẽ cơ khí. Từ cơ sở kiến thức mà học sinh đã có được, giáo viên nghiên cứu nội dung bài học và lựa chọn

các phương pháp dạy học cho phù hợp. Cụ thể trong bài dạy này, giáo viên có thể sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học: phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, phương pháp trực quan.

b. Chuẩn bị phương tiện dạy học:

Để hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh, trong bài học này giáo viên chuẩn bị một số phương tiện trực quan như:

- Sử dụng trực quan bằng Powerpoint - Sử dụng tranh vẽ sách giáo khoa - Sưu tầm các bản vẽ nhà trong thực tế

3. Cấu trúc nội dung bài dạy để đảm bảo mục tiêu đã đề ra

Cấu trúc nội dung bài 11 trong sách giáo khoa bao gồm các mục như sau: I. Khái niệm chung

II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể III. Các hình biểu diễn ngôi nhà 1. Mặt bằng

2. Mặt đứng 3. Hình cắt

Với cấu trúc như vậy đã đảm bảo cho giáo viên và học sinh xác định được nội dung của bài học và đảm bảo học sinhc ó hiểu biết khái quát về bản vẽ xây dựng và các hình biểu diễn trong ngôi nhà. Nhưng để đảm bảo mục tiêu hình thành năng lực kĩ thuật cho học sinh thông qua các mục tiêu cụ thể đã xác định ở trên thì xin đề xuất cấu trúc bài này như sau:

I. Khái niệm chung 1. Khái niệm 2. Phân loại

1. Khái niệm

2. Một số kí hiệu trên mặt bằng tổng thể

3. Cách đọc hiểu nội dung bản vẽ mặt bằng tổng thể III. Bản vẽ nhà và các hình biểu diễn chính của ngôi nhà 1. Khái niệm

2. Các hình biểu diễn chính của ngôi nhà. a. Mặt đứng

b. Mặt bằng c. Hình cắt

3. Đọc hiểu nội dung bản vẽ ngôi nhà

Tiến hành thiết kế bài dạy nhằm hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh thông qua bài học này như sau:

Bài 11: BẢN VẼ XÂY DỰNG Thời lượng: 1 tiết

A.Mục tiêu bài dạy:

Sau khi học xong bài này HS cần đạt được: 1. Kiến thức:

- Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng

- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà

2. Kĩ năng:

- Đọc được các bản vẽ nhà đơn giản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đưa ra được qui trình đọc một bản vẽ nhà 3. Phát triển:

- Phát triển năng lực quan sát, tư duy không gian, khả năng tưởng tượng.

4. Thái độ:

- Yêu thích môn học, nghiêm túc thực hiện nội qui. B. Chuẩn bị:

Một phần của tài liệu Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 65)