Phát triển hứng thú kĩ thuật cho học sinh:

Một phần của tài liệu Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 44)

Khi đã có năng lực quan sát, khả năng tư duy nhưng không có hứng thú, sự say mê thì cũng khó có được năng lực kĩ thuật. Hứng thú kĩ thuật là yếu tố bổ trợ của năng lực kĩ thuật, cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành năng lực kĩ thuật. Trong một hoạt động nếu có sự say mê, hứng thú với hoạt động đó thì tốc độ thực hiện hoạt động sẽ tốt hơn. Trong học tập môn Công nghệ để phát triển hứng thú kĩ thuật cho học sinh cần sử dụng các biện pháp như:

- Giúp học sinh nhận thức được lợi ích của việc học tập, sự ứng dụng vào thực tế của môn học, hướng nghiệp cho học sinh thông qua việc học môn Công nghệ

- Có phương pháp giảng dạy phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức của học sinh

- Tăng cường các bài toán kĩ thuật có tính sáng tạo nhằm kích thích tính tò mò ở học sinh.

- Tăng cường sử dụng các tài nguyên bổ ích kết hợp phương pháp dạy học trực quan, áp dụng phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy.

- Cuối mỗi tiết học, cuối mỗi chương trình hay mỗi phần nên cho học sinh tham gia chơi các trò chơi đố vui kĩ thuật mà nội dung mang tính củng cố kiến thức.

- Động viên khuyến khích các em tham gia vào các hoạt đông lao động tập thể trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để học sinh thực tham quan, thực hành tại cơ sở sản xuất, cho học sinh trực tiếp làm ra sản phẩm kĩ thuật có ý nghĩa thực tiễn, từ đó học sinh yêu thích môn học và ham học tập lí thuyết hơn để nâng cao khả năng sáng tạo trong sản xuất lao động.

2.2.2.2. Hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật thông qua tổ chứccác hoạt động ngoại khoá kĩ thuật, thi khéo tay kĩ thuật. các hoạt động ngoại khoá kĩ thuật, thi khéo tay kĩ thuật.

Năng lực kĩ thuật chỉ được hình thành khi cá nhân tham gia trực tiếp vào các hoạt động kĩ thuật. Ở trung học phổ thông, việc học tập môn Công nghệ chủ yếu là các giờ học trên lớp do vậy cần hình thành năng lực kĩ thuật ngay trong các giờ học. Tuy nhiên để nâng cao năng lực kĩ thuật thì ngoài giờ học chính khoá, GV nên tổ chức buổi ngoại khoá kĩ thuật, nhà trường nên tổ chức các cuộc thi khéo tay kĩ thuật.

Ngoại khoá kĩ thuật, thi khéo tay kĩ thuật là các hoạt động nằm ngoài chương trình học tập chính khoá. Các hoạt động này không yêu cầu tất cả mọi học sinh đều tham gia mà mang tính chất tự nguyện.

Mục đích của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá kĩ thuật, thi khéo tay kĩ thuật là:

- Phát huy năng lực tự lực, sáng tạo kĩ thuật của học sinh - Nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh

- Khuyến khích động viên các em tham gia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kĩ thuật

- Đánh giá mức độ năng lực kĩ thuật đã hình thành ở học sinh

Khi tiến hành một hoạt động ngoại khoá, người giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá

Căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ nhận thức và năng lực của học sinh, giáo viên lựa chọn nội dung ngoại khoá cho phù hợp.

Bước 2: Tiến hành thực hiện hoạt động ngoại khoá.

Do thời gian học tại lớp có hạn, không thể dành một tiết hoặc một buổi để thực hiện hoạt động này, chính vì vậy khi đã lựa chọn được chủ đề ngoại khoá giáo viên phát động luôn cho lớp học sinh để các em học sinh về nhà thực hiện theo nội dung đã phát động. Giáo viên cần lưu ý rằng không ép buộc tất cả các em học sinh phải tham gia nhưng khuyến khích động viên các em học sinh tham gia hoạt động. Khuyến khích các em tham gia bằng cách lấy điểm của những bài đó vào điểm học tập của bộ môn.

Bước 3: Tổ chức báo cáo kết quả.

Thực hiện hoạt động ngoại khoá đối với phạm vi từng lớp cho nên trong tiết học, giáo viên có thể dành thời gian cuối giờ để các em học sinh giới thiệu về thành quả lao động của mình trước cả lớp.

Bước 4: Nhận xét kết quả:

Giáo viên nhận xét sản phẩm của học sinh và đánh giá chất lượng, thái độ của học sinh tham gia hoạt động.

Ví dụ 1: Khi dạy học phần Vẽ kĩ thuật, sau khi học xong bài Bản vẽ xây dựng và Thực hành bản vẽ xây dựng, học sinhd dã có những kiến thức, kĩ năng về thiết kế bản vẽ xây dựng. Giáo viên có thể đưa ra chủ đề ngoại khoá như:” Em hãy thiết kế ngôi nhà mà em mơ ước”.

Khi phát động học sinh thực hiện bài này cần nêu lên những điểm sau: - Trình bày bản vẽ trên giấy A4 hoặc A3

- Ghi rõ họ tên, lớp

- Mỗi học sinh chuẩn bị bài thuyết trình về sản phẩm của mình - Những bài đạt kết quả tốt giáo viên sẽ lấy điểm

- Giáo viên giới hạn thời gian nộp bài là hai tuần

Ví dụ 2: Khi dạy học phần động cơ đốt trong, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên lí và cấu tạo của động cơ đốt trong có thể đưa ra chủ đề để học sinh tìm hiểu và viết thu hoạch. Chủ đề là: Tìm hiểu những hỏng hóc ở động cơ đốt trong, cách khắc phục, bảo dưỡng, sửa chữa.

Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu qua thực tế, qua tài liệu. Các em học sinh căn cứ vào cấu tạo, điều kiện làm việc của các chi tiết để dự đoán những hỏng hóc có thể xảy ra, đồng thời qua thực tế tìm hiểu cách khắc phục. Học sinh có thể đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn sử dụng động cơ đốt trong như thế nào để đảm bảo tuổi thọ của động cơ.

Hoạt động này không yêu cầu mỗi học sinh làm một bài, mà các em có thể làm theo nhóm từ 2 đến 3 người. Sau khi thu bài giáo viên chấm bài công bố kết quả và tổng kết về những hỏng hóc, cách bảo dưỡng, sửa chữa động cơ đốt trong.

Hoạt động thi khéo tay kĩ thuật được nhà trường tổ chức thi hàng năm nhằm khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động kĩ thuât. Thông qua các cuộc thi năng lực kĩ thuật của các em được thể hiện, đồng thời sự sáng tạo

kĩ thuật qua các kì thi cũng thể hiện rõ nét hơn. Khi kết quả hoạt động kĩ thuật của các em học sinh được công nhận sẽ khuyến khích các em học tập hơn và giúp các em tự tin hơn vào khả năng của mình.

Các cuộc thi khéo tay kĩ thuật ban đầu được tổ chức ở từng trường, sau đó tham gia thi ở các giải thi khéo tay kĩ thuật cấp huyện, cấp tỉnh.

Như vậy, thông qua hoạt động ngoại khoá kĩ thuật và thi khéo tay kĩ thuật sẽ góp phần hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật ở học sinh. Các hoạt động này không chỉ nhằm thu hút, cổ vũ các em tham gia các hoạt động kĩ thuật mà còn giúp các em biết được, vận dụng được kiến thức kĩ thuật trong thực tiễn và góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương laii của các em học sinh.

2.2.2.3. Hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật thông qua hướngdẫn học sinh tự học và thảo luận kĩ thuật: dẫn học sinh tự học và thảo luận kĩ thuật:

Một phần của tài liệu Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w