b. Hướng dẫn học sinh thảo luận kĩ thuật:
2.2.2.4. Hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật thông qua hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tinqua các tài liệu, qua mạng Internet.
dẫn học sinh tìm hiểu thông tinqua các tài liệu, qua mạng Internet.
Kiến thức thuộc lĩnh vực kĩ thuật rất đa dạng và phong phú. Môn học được ứng dụng nhiều trong thực tiễn lao động và sản xuất. Trong quá trình học tập ở phổ thông, với nội dung kiến thức chỉ trang bị cho học sinh có
những hiểu biết khái quát, hình thành những năng lực kĩ thuật nhất định nào đó. Để có thể tham gia vào các hoạt động kĩ thuật thì con người phải có hiểu biết sâu và có năng lực thật sự về hoạt động đó. Nội dung môn Công nghệ 11 giới thiệu cho học sinh những kiến thức sơ bộ về các mặt đó là về vẽ kĩ thuật, chế tạo cơ khí, động cơ đốt trong. Với những nội dung này ít nhiều cũng sẽ có những em học sinh đam mê và muốn tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực và khả năng ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình dạy học, ngoài việc trang bị kiến thức, hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật thì giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm thông tin qua các tài liệu, qua mạng Internet.
Việc nghiên cứu tài liệu, tra cứu thông tin không chỉ giúp học sinh có thêm nhiều hiểu biết mà thông qua đó học sinh trực tiếp thấy được khả năng vận dụng của công nghệ, sự cần thiết của khoa học kĩ thuật trong cuộc sống của con người, từ đó học sinh có sự hứng thú say mê với môn học hơn. Cũng từ sự hứng thú sẽ góp phần nâng cao năng lực kĩ thuật ở học sinh qua các hoạt động kĩ thuật trong thực tiễn đống thời học sinh thấy được khả năng, năng lực niềm đam mê của bản thân góp phần định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về động cơ đốt trong và ứng dụng của động cơ đốt trong. Học sinh được trang bị kiến thức về cấu tạo của động cơ đốt trong, phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong. Trong thực tế các em học sinh thấy được rằng động cơ đốt trong được ứng dụng rất nhiều: trên xe máy, ôtô… Trong quá trình sử dụng, những động cơ này thường xảy ra các sự cố. Từ thực tiễn như vậy, khi tìm hiểu về động cơ đốt trong các em muốn tìm hiểu về những hỏng hóc, nguyên nhân của những hỏng hóc hoặc trục trặc đó. Tuy nhiên qua tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh cũng chỉ dự
đoán được những hỏng hóc, do vậy giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những hỏng hóc, cách sửa chữa bảo dưỡng động cơ thông qua các tài liệu tham khảo, qua mạng để học sinh có thể tìm đọc. Khi đã tìm đọc thì học sinh vận dụng vào thực tế để bảo dưỡng, sử dụng động cơ đốt trong có hiệu quả, nâng cao tuổi thọ của động cơ.
Việc tìm hiểu thông tin có thể thông qua rất nhiều nguồn tài nguyên khác nhau. Giáo viên có thể giới thiệu một số sách chuyên ngành, nhưng thực tế những loại sách này học sinh cũng chưa thể tìm đọc ngay được. Do vậy giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tham gia tra cứu thông tin trên mạng Internet. Hiện nay mạng Internet đã phổ biến, có phạm vi ứng dụng rộng rãi và lượng thông tin chứa đựng trên đó đa dạng phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Giáo viên có thể giới thiệu các trang web thuộc lĩnh vực kĩ thuật công nghệ để học sinh tìm hiểu tham khảo như: Howstuff works.com; trang web bao gồm đa dạng kiến thức như: Wikipedia.org. Nhưng với mục đích tìm hiểu cụ thể và dễ dàng tìm kiếm nhất thì giáo viên nên hướng dần học sinh tìm hiểu thông tin qua trang web: Google.com.vn.
Cách thức, các thủ thuật tìm kiếm thông tin trên Google có thể tiến hành như sau:
- Tìm kiếm theo định nghĩa: difine: “ từ định nghĩa” Ví dụ: define:”bản vẽ xây dựng”
- Tìm kiếm theo vị trí: “ từ khoá” location: tên nước, địa phương Ví dụ: “ công nghệ” location: vietnam
- Tìm kiếm theo tên miền: “ từ khoá” site: loại tên miền Các loại miền bao gồm như:.com,.net,.org,.edu. - Tìm kiếm File tài liệu: “tù khoá” Ffle type: kiểu file
Các kiểu file:.doc – file dạng văn bản .ppt – file dạng power point . swf – file dạng flat
Trên đây là các cách tìm kiếm với Google, tuỳ mục đích tìm hiểu mà học sinh lựa chọn cách truy cập, tìm kiếm theo dạng nào. Nhưng khi đứng trước một vấn đề, muốn tìm hiểu vấn đề đó thì người học cần phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định rõ mục đích, nhu cầu tìm kiếm của mình.
Bước 2: Biểu đạt chính xác nhu cầu tìm kiếm: chia những nhu cầu tìm kiếm thành các mặt nhỏ hơn để tìm kiếm nhanh và rõ ràng hơn.
Như vậy, thông qua việc học sinh tự tìm hiểu các thông tin kiến thức, với sự tra cứu dễ dàng học sinh thu nhận các kiến thức mà mình đang cần từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết của mình, giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn hàng ngày mà các em gặp phải và vận dụng những kiến thức đó dễ dàng hơn. Điều này cũng có nghĩa là năng lực kĩ thuật ở học sinh đã được phát triển hơn.