Thực hiện phát triển thành phần năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng kĩ thuật:

Một phần của tài liệu Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 36)

tượng kĩ thuật:

Tư duy kĩ thuật và tưởng tượng kĩ thuật là hai điều kiện chủ đạo để hình thành và phát triển năng lực nhận thức kĩ thuật vì vậy giáo viên cần dạy cho học sinh biết cách tư duy và tưởng tượng kĩ thuật một cách hiệu quả.

Tư duy kĩ thuật và tưởng tượng kĩ thuật cũng giống như một số kĩ năng khác đòi hỏi phải trải qua một quá trình rèn luyện. Trong các giờ học, giáo viên có thể hình thành năng lực tư duy và năng lực tưởng tượng kĩ thuật bằng nhiều hình thức khác nhau như:

- Hình thành vững chắc cho học sinh các khái niệm kĩ thuật.

- Tăng cường trực quan sinh động cho các đối tượng kĩ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các nguồn tài nguyên khác nhau phục vụ cho dạy học.

- Tổ chức kịp thời chu đáo các bài dạy học thực hành, các buổi tham quan cơ sở sản xuất, cơ sở kĩ thuật.

- Xây dựng và sử dụng các bài toán kĩ thuật nhằm rèn luyện tư duy, tưởng tượng của học sinh.

- Trong các giờ học, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động chủ động sáng tạo của học sinh.

- Trong quá trình truyền thụ kiến thức, giáo viên nên tạo ra nhiều tình huống hoạt động, nên đặt ra nhiều câu hỏi tại sao để học sinh suy nghĩ và giải quyết.

- Cần xây dựng cấu trúc bài dạy theo hướng hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh. Căn cứ vào nội dung bài dạy, giáo viên xác định năng lực kĩ thuật cần đạt được ở học sinh là gì và ở mức độ nào, từ đó giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch dạy, soạn giáo án nhằm hình thành năng lực kĩ thuật cho học sinh.

Để phát triển năng lực tư duy cho học sinh có thể sử dụng nhiều cách khác nhau. Trong quá trình truyền thụ kiến thức giáo viên nên tạo ra nhiều tình huống hoạt động, nên đặt ra nhiều câu hỏi ngược lại, câu hỏi tại sao để học sinh suy nghĩ và giải quyết. Trong một giờ học cụ thể, giáo viên không thể đưa ra hết tất cả các đáp án của câu hỏi, vì vậy giáo viên cần khuyến khích các em học sinh đưa ra các đáp án thông dụng, phù hợp với kiến thức của bài học. Nên khuyến khích học sinh đưa ra đáp án độc đáo, ngắn gọn và cho học sinh tranh luận để cuối cùng có câu trả lời chính xác nhất. Để khuyến khích học sinh tham gia tranh luận, tham gia vào hoạt động nhận thức thì giáo viên có thể tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm, đưa ra các câu hỏi nhằm khuyến khích học sinh trả lời.

Ví dụ 1: Khi dạy học về tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì, ở kì 2 pittông dịch từ ĐCD đến ĐCT, hoà khí nén ở cácte được nạp vào buồng cháy qua cửa quét và quét toàn bộ khí thải ra ngoài qua cửa thải. Phương tiện sử dụng

khi dạy học bài này là mô hình động cơ 2 kì (nếu có), tranh vẽ động cơ 2 kì. Khi hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo GV cần nhấn mạnh vị trí của các cửa có đặc điểm gì và hướng dẫn tìm hiểu nguyên lí có thể sử dụng một số câu hỏi như sau:

GV: Khi pittông dịch chuyển từ ĐCD đến ĐCT, ở thời điểm cửa quét chưa được đóng thì cửa thải lúc này đóng hay mở?

HS: Cửa thải vẫn đang mở.

GV: Em có nhận xét gì về đặc điểm của hoà khí nạp vào trong buồng cháy? HS: Áp suất của hoà khí nạp phải lớn hơn áp suất khí xả để quét khí xả ra ngoài.

GV: Đúng vậy, khi đó sẽ xảy ra hiện tượng gì?

HS: Một phần hoà khí nạp vào bị lọt ra ngoài cùng với khí thải. GV: Điều đó có ảnh hưởng gì đến động cơ 2 kì?

HS1: Tốn nhiều nhiên liệu, không kinh tế. HS2: Khí thải làm ô nhiễm môi trường.

GV: Như vậy, động cơ 2 kì có được ứng dụng nhiều trong thự tế không? HS: Ít được sử dụng. Thường dùng cho những động cơ cơ nhỏ.

Ví dụ 2: Khi dạy học bài Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, GV có thể sử dung một số câu hỏi như:

1. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của xecmăng dầu và xecmăng khí, cấu tạo của rãnh lắp xecmăng trên pittông hãy giải thích tại sao phải sử dụng cả hai loại xecmăng và tại sao lại lắp xecmang khí ở phần phía trên xecmăng dầu?

2. Tại sao không chế tạo pittông vừa khít với xilanh? 3. Sử dụng đối trọng trên má khuỷu có tác dụng gì?

Ví dụ 3: Khi dạy học bài Ôn tập phần vẽ kĩ thuật, GV nên đưa ra các bài tập về lập bản vẽ kĩ thuật đưa ra các vật thể từ đơn giản đến phức tạp để phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh.

Một phần của tài liệu Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w