Những năng lực thành phần cần hình thành để tạo nên năng lực kĩ thuật:

Một phần của tài liệu Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 34)

2. Cơ sở thực tiễn:

2.2.1.Những năng lực thành phần cần hình thành để tạo nên năng lực kĩ thuật:

biện pháp thực hiện để phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ 11

2.2.1. Những năng lực thành phần cần hình thành để tạo nên nănglực kĩ thuật: lực kĩ thuật:

Qua tìm hiểu về thực trạng năng lực kĩ thuật, tìm hiểu về nội dung và đặc điểm của chương trình môn Công nghệ 11. Cần hình thành một số năng lực thành phần của năng lực kĩ thuật là:

- Năng lực tư duy (năng lực nhận thức) và năng lực tưởng tượng kĩ thuật (trí tưởng tượng kĩ thuật): Tư duy kĩ thuật và trí tưởng tượng kĩ thuật là hai yếu tố chủ đạo để hình thành năng lực kĩ thuật, vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần dạy cho học sinh biết cách tư duy, tưởng tượng có hiệu quả. Như vậy, học sinh sẽ có tri thức về các hoạt động kĩ thuật.

- Năng lực quan sát: Môn Công nghệ là môn học có nhiều đặc điểm đặc ttrưng khác biệt, môn học có tính trừu tượng cao. Trong quá trình học, các nội dung cấu tạo của các máy móc thiết bị rất phức tạp đòi hỏi học sinh phải có óc quan sát tốt. Trong quá trình học, học sinh được quan sát các hiện tượng kĩ thuật, quan sát hình vẽ, quan sát sơ đồ, quan sát hoạt động của các cơ cấu hệ thống… Trong quá trình quan sát, kết hợp với quá trình tư duy thì học sinh sẽ đạt được kết quả quan sát. Kết quả đó là học sinh có những hiểu biết, những tri thức mới về đối tượng kĩ thuật về các hoạt động kĩ thuật.

- Năng lực vận dụng kĩ thuật và năng lực thực hành kĩ thuật: Môn Công nghệ là môn học gần giũ với cuộc sống thực tiễn, với các hoạt động lao động sản xuất. Những kiến thức thuộc lĩnh vực kĩ thuật ngày càng phát triển hiện đại phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Như vậy, khi học người học cần phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn như biết đọc các loại bản vẽ kĩ thuật, biết phán đoán hỏng hóc và sửa chữa những vật dụng máy móc dùng trong gia đình, cơ quan, biết lắp đặt một số thiết bị đò dùng trong gia đình…

Khi có kiến thức kĩ thuật, vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, thường xuyên thực hành kĩ thuật như thiết kế các bản vẽ, các sơ đồ lắp đặt, thực hành sửa chữa máy móc thiết bị kĩ thuật… Nếu những việc này được vận dụng và thực hành thường xuyên tì không chỉ hình thành năng lực kĩ thuật ở người học mà còn giúp cho người học trưởng thành, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

Một phần của tài liệu Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 34)