11. Cấu trúc của luận văn
3.8.1. Xây dựng tiêu chí để đánh giá
Tiêu chí đánh giá Những chỉ dẫn
Đánh giá đ nh tính
(qua diễn biến của quá trình thực nghiệm
Tính khả thi của phương
án thiết kế bài học Căn cứ vào số câu trả lời đúng trong các phiếu học tập. Căn cứ vào thời gian thực hiện nhiệm vụ tại các góc.
Sự phát triển tư duy của
học sinh Căn cứ vào cách diễn đạt của học sinh Căn cứ vào kỹ năng đề xuất phương án, thiết kế và tiến hành thí nghiệm của học sinh.
Căn cứ vào kỹ năng quan sát, phân tích, sự tác động của học sinh về các hiện tượng vật lý.
Tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo, của học sinh khi tham gia hoạt động tại góc
Căn cứ vào cách phân công công việc trong nhóm.
Căn cứ vào sự hứng thú, chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của mỗi học sinh khi thực hiện nhiệm vụ Căn cứ vào cách thức thảo luận nhóm.
nhóm (ra được kết quả cuối cùng). Đánh giá đ nh lượng (qua kết quả quá trình thực nghiệm Kết quả học tập của học
sinh Phân tích các tham số đặc trưng.
Phương pháp đánh giá: Quan sát, ghi chép trong quá trình học; sản phẩm học tập (phiếu học tập); kiểm tra viết.
3.8.2. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt đ nh tính
Hai bài học chúng tôi đều tiến hành dạy học hai lần:
- Lần thứ nhất: Dạy học ở lớp ĐC theo cách dạy quen thuộc của GV
- Lần thứ hai: Giảng dạy ở lớp thực nghiệm 1, lớp thực nghiệm 2 theo tiến trình dạy học đã soạn thảo.
Chúng tôi theo dõi diễn biến của quá trình thực nghiệm ở những mặt sau:
3.8.2.1. Tính khả thi của phương án thiết kế bài học
Nhìn chung các mục tiêu đặt ra trong quá trình học và kết quả đạt được sau khi học của tiết học đều đã thực hiện được, cụ thể:
* BÀI “ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH ”
Kết quả đạt được trong quá trình học và sau khi học:
+ Góc 1: Góc trải nghiệm
Học sinh hào hứng với việc dùng phần mềm Crocodile Physics 605 mạch điện kín thí nghiệm ảo lắp sẵn thiết kế mô phỏng để điều chỉnh biến trở đọc số chỉ của ampekế, của vônkế. GV hướng dẫn HS cách vào mạch, điều chỉnh biến trở. Dựa vào kết quả thí nghiệm ảo để vẽ đồ thị U theo I trên giấy oli vẽ đồ thị. các em nhanh chóng vẽ được đồ thị U theo I là đường thẳng.
Hình 3.1: Hoạt động tại góc trải nghiệm
+ Góc 2: Góc phân tích
- HS nhìn kết quả thí nghiệm, đồ thị U theo I SGK rồi lập luận b là suất điện động của nguồn, a phải là điện trở trong r rồi suy ra biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch, biết được ý nghĩa của từng đại lượng trong biểu thức:
r R I - Phát biểu định luật Ôm đối với toàn mạch
- HS Học sinh thích thú khám phá về hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối giữa hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ R 0 thì I= E/r. I lớn cỡ hàng trăm ampe (ở Aquy chì), HS liên hệ được thực tế ăquy ôtô, xe máy bị đoản mạch lúc bóp còi...
Hình 3.2: Hoạt động tại góc phân tích
Hình 3.3: Học sinh trình bày kết quả
.
+ Góc 3: Góc áp dụng :
- Đối với nhóm học sinh chọn góc áp dụng là góc làm việc đầu tiên, các em học sinh tích cực làm suy nghĩ, thảo luận với nhau để rút ra kết luận: Định luật Ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. GV xuống góc này tìm hiểu thì biết được một số em quên kiến thức định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Sau khi giáo viên hướng dẫn, động viên tất cả HS đều có thể thự hiện được nhiệm vụ của góc. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy rằng: sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ ở góc thứ nhất, hầu hết học sinh ở các nhóm thực hiện khá nhanh chóng nhiệm vụ ở góc thứ hai, thứ ba của mình.
- HS nắm được công thức tính hiệu suất của nguồn điện vận dụng giải bài tập:
H =
A A1
= UN/ E
- Vận dụng biểu thức Định luật Ôm đối với toàn mạch, hiệu điện thế mạch ngoài giải bài toán về mạch điện.
Hình 3.4: Hoạt động tại góc áp dụng
Hình 3.5: Không gian lớp học
+ Tổ chức trao đổi chia sẻ và đánh giá:
- Sau khi các nhóm qua đủ các góc, một thành viên được chỉ định bất kì đại diện cho nhóm trình bày sản phẩm góc. Đây là tiết thực nghiệm đầu tiên nên học sinh được chỉ định còn chưa quen khi trình bày trước lớp, song với sự động viên của giáo viên; các em sau đã tự tin, mạnh dạn trình bày sản phẩm của nhóm. Học sinh rất hào hứng với việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là máy chiếu vật thể, với sự hỗ trợ của thiết bị đã tiết kiệm được thời gian trình bày của các nhóm.
- Các nhóm còn lại đều chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu ý kiến bổ xung, thảo luận trong toàn lớp, không khí học tập rất sôi nổi.
Giờ học kết thúc sau khoảng thời gian 51 phút, quá 6 phút so với quy định. Nguyên nhân chính do học sinh lần đầu làm quen với hình thức tổ chức dạy học mới, nên việc chuyển góc và ổn định tổ chức gây mất thời gian. Lần thực nghiệm lần hai GV đã có kinh nghiệm hơn thời gian dạy 48 phút quá 3 phút.
* BÀI “GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ ”
Trong tiết học thực nghiệm thứ 2 này, các em tự phân nhóm theo lực học. Những học sinh học lực khá ở cùng nhóm và nhường cho các bạn học lực yếu hơn tiến hành nhiệm vụ với góc áp dụng 1 và góc áp dụng 2 trước. Sau đó 2 nhóm học yếu hơn đã đổi góc cho nhau để tiếp tục làm việc với các góc thiết kế.
Học sinh đã thực hiện được mục tiêu trong quá trình học và kết quả cần đạt được sau khi học, cụ thể:
+ Góc 1: Góc áp dụng 1
- HS đều tự giác, tập trung nghiên cứu HS tìm hiểu biết được đoạn mạch chứa nguồn dòng điện, dòng điện có chiều đi từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
- Viết được hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế UAB, cường độ dòng điện I và điện trở đoạn mạch:
U = - I(R+r)
- Công thức tính I, Hệ thức liên hệ giữa suất điện động E và cường dòng điện I và các điện trở r, R, R1 của mạch điện kín
AB AB AB R U r R U I + Góc 2: Góc áp dụng 2
- Học sinh các nhóm đều tự giác, tập trung nghiên cứu đề bài và giải bài tập một cách độc lập, sau đó tích cực thảo luận đi đến thống nhất nội dung trả lời trong phiếu học tập HS tìm hiểu biết được đoạn mạch chứa máy thu dòng điện có chiều đi cực dương sang cực âm
- Viết được công thức tính công của dòng điện sinh ra ở đoạn mạch trong thời gian t: A= qU = UIt
- Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của máy thu điện trong thời gian t: AP = PIt + RI2t + rP I2t
- Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: A = AP. Biến đổi suy ra công thức tính I: AB P AB P P AB R r R I U - U -
- Viết hệ thức tính UAB đối với đoạn mạch và tính hiệu điện thế này khi cho E = 6V, I = 2A, r = 0,3Ω và R = 5,7Ω
+ Góc 3: Góc thiết kế
HS nắm được cách ghép các nguồn, công thức tính suất điện động điện trở trong của bộ nguồn. Mắc được các nguồn nối tiếp, song song…
- Ghép nối tiếp:
Cách ghép các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp
Áp dụng định luật Ôm suy ra công thức suất điện động của bộ nguồn Công thức điện trở trong của bộ nguồn
- Ghép xung đối:
Cách ghép các nguồn điện thành bộ nguồn xung đối
Áp dụng định luật Ôm suy ra công thức suất điện động của bộ nguồn: Công thức điện trở trong của bộ nguồn: rb
- Ghép song song:
Cách ghép các nguồn điện thành bộ nguồn song song Công thức điện trở trong của bộ nguồn: rb
Áp dụng định luật Ôm suy ra công thức suất điện động của bộ nguồn - Ghép hỗn hợp đối xứng:
Cách ghép các nguồn điện thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng
Áp dụng định luật Ôm suy ra công thức suất điện động của bộ nguồn Công thức điện trở trong của bộ nguồn
Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ ở tất cả các góc khá nhanh, đúng thời gian quy định. Mỗi nhóm cử một đại diện đứng trước cả lớp trình bày kết quả thu được ở một góc. Nhìn chung, các nhóm đều trình bày trôi chảy, tương đối chính xác, không cần phải bổ xung nhiều. Hơn cả mong đợi của giáo viên, mỗi nhóm đều xin phép được giới thiệu với cả lớp những hiểu biết của nhóm mình về cách ghép các nguồn thành bộ trong thực tế như ghép Pin nối tiếp trong đèn pin...Không khí lớp sôi nổi hẳn lên cho thấy rõ ràng rằng các em rất quan tâm đến những vấn đề mà sách giáo khoa giới thiệu.
Đối chiếu diễn biến thực tế của bài học và kết quả đạt được với từng mục tiêu cụ thể đã đề ra trong quá trình soạn thảo cho thấy cách thiết kế, yêu cầu dạy học của từng góc trong đề tài là hợp lí và sử dụng có hiệu quả tốt.
Việc sử dụng thí nghiệm ảo trong bài học giúp học sinh rất hứng thú và có thái độ tích cực rõ rệt khi tham gia xây dựng kiến thức. Các thí nghiệm mắc các nguồn thành bộ đã trở thành phương tiện đắc lực giúp HS tìm hiểu, củng cố kiến thức, phát huy được tính tích cực, tự chủ, sáng tạo trong học tập của HS và đồng thời cho HS thấy được tính thực tiễn của nội dung kiến thức mình vừa mới học.
Trong bài dạy ở lớp thực nghiệm, các GV Vật lí ở trường dự giờ đều đánh giá cao lợi ích mà thí nghiệm ảo mang lại.
3.8.1.2. Phân tích kết quả đối với việc phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với đối tượng học sinh chưa quen với các phương pháp dạy học hiện đại mang tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh và xây dựng kiến thức. Hình thức tổ chức học tập mới khiến các em bỡ ngỡ, tuy nhiên tiến trình dạy học mà chúng tôi đã soạn thảo trong đề tài tương đối phù hợp với khả năng nhận thức của các em và có tác dụng rõ rệt trong việc gây hứng thú học tập, góp phần phát triển nhiều kĩ năng mềm, và phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
* Hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, tự chủ bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh
Lần đầu tiên được học theo phương pháp mới nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè, nhưng với tiến trình hoạt động xây dựng kiến thức mà chúng tôi đã soạn thảo trong đề tài là tương đối phù hợp với thực tế đã tổ chức được tình huống học tập thích hợp, có tác dụng rõ rệt trong việc gây hứng thú, phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. Thông qua việc giải quyết nhiệm vụ trong các phiếu học tập ở các góc, học sinh đã bị lôi cuốn vào hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề nên chất lượng kiến thức và năng lực nhận thức, tính sáng tạo của học sinh được nâng cao. Ví dụ như: Câu 1 ở phụ lục 3, ở góc phân tích khi đến phần đoản mạch các em biết được hiện tượng đoản mạch có hại cho ăc quy, từ đó biết cách bảo quản không chập hai cực của ăc quy lại... HS tìm các ví dụ về đoản mạch trong thực tế...
Việc giải quyết nhiệm vụ ở các góc học tập đã nâng cao được khả năng hoạt động độc lập của học sinh, qua đó phát huy và nâng cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập, từ đó trách nhiệm và hiệu quả học tập được nâng cao.
Nội dung trong các phiếu học tập đa dạng, vừa sức đã kích thích được hứng thú học tập của học sinh, khi giải quyết xong nhiệm vụ của mình ở mỗi góc học sinh mong muốn được giải quyết nhiệm vụ ở các góc tiếp theo, tạo ra sự ganh đua sôi nổi trong quá trình học tập.
Ở tiết học đầu, học sinh còn cảm thấy ngần ngại, rụt rè trong việc tranh luận và trao đổi với giáo viên, với các nhóm khác. Nhưng sang tiết học sau học sinh đã tự tin hơn, mạnh dạn hơn, các em tích cực tìm tòi, biết cách trao đổi, thảo luận để rút ra được nhận xét và nêu kết luận. Trong một số trường hợp, các em còn đưa ra các ý kiến tốt hơn mong đợi của giáo viên Kết quả học tập của các em ngày càng tiến bộ, thể hiện trong việc làm các bài tập ở lớp, ở nhà và các bài kiểm tra.
Chúng tôi thấy rằng: học tập theo hình thức này học sinh tiến bộ nhanh, các em ham học hơn. Các em thay đổi thái độ với môn học. Ban đầu khi trao đổi với học sinh chúng tôi thấy rất nhiều em không có hứng thú học với môn Vật lí, các em cảm thấy nặng nề khi phải học môn này. Do đó, các em học theo kiểu đối phó, không có kiến thức thật sự sâu sắc về vật lí. Các em học chỉ để thi chứ không vì yêu
thích môn học. Sau một thời gian học theo phương pháp dạy học theo góc, các em tỏ ra rất hàohứng, vui thích khi vào một tiết học mới. Các em học say mê, rất tích cực, luôn tự chủ, sáng tạo trong khi học. Qua diễn biến các giờ học trên lớp, qua kết quả các bài kiểm tra và qua trao đổi với học sinh chúng tôi biết các em đã cảm thấy say mê, thích thú khi học môn Vật lí. Chúng tôi đã từng bước rèn luyện cho các em phương pháp nhận thức khoa học trong vật lí. Kiến thức các em có được là những kiến thức thực sự chính xác và sâu sắc. Qua quá trình học tập các em đã nắm vững, hiếu sâu sắc được nội dung cơ bản trong SGK, vận dụng được kiến thức để giải bài tập có liên quan cũng như vận dụng được kiến thức vào giải thích các hiện tượng, những ứng dụng trong thực tế cuộc sống và sản xuất. Đặc biệt các em đã bắt đầu làm quen với những phương pháp học tập mới, tăng cường khả năng làm thí nghiệm.
Từ kết quả thu được ở mỗi giờ học, chúng tôi thấy rằng với tiến trình hoạt động dạy học đã soạn thảo đã tạo được hứng thú và phát huy được tính tích cực, tự chủ, sáng tạo trong nhận thức của học sinh và đáp ứng được mục đích của đề tài.
* R n luyện các thao tác tư duy, các hành động nhận thức trong học tập Vật lí:
- Học sinh đã có kỹ năng trong việc đề xuất thiết kế thí nghiệm đơn giản và kỹ năng tiến hành thí nghiệm. Ví dụ khi có đèn 6V- 3W, trong khi đó chỉ có Pin loại 1,5V HS thiết kế ghép các nguồn điện nối tiếp thành bộ để đèn có thể hoạt động sáng bình thường.
- Học sinh được làm quen với những phép suy luận lí thuyết phức tạp.
- Qua các tiết học, giáo viên đã từng bước rèn luyện các phương pháp nhận thức trong vật lí ví dụ: Phương pháp mô hình, từ kiến thức đã biết đi thiết lập định