Qui trình của dạy học theo góc

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ Vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 30)

11. Cấu trúc của luận văn

1.2.5.Qui trình của dạy học theo góc

1.2.51. Chọn nội dung, không gian lớp học phù hợp

Căn cứ vào đặc điểm học theo góc cần chọn nội dung bài học cho phù hợp theo các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau.

Không gian lớp học là điều kiện chi phối việc tổ chức học theo góc. Không gian phải phù hợp với số học sinh để có thể dễ dàng bố trí bàn ghế, đồ dùng học tập trong các góc và các hoạt động của học sinh tại các góc.

1.2.5.2. Thiết kế kế hoạch bài học

Mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu cần đạt được của bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, cũng có thể nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của học sinh khi thực hiện học theo góc.

Các phương pháp dạy học chủ yếu: Dạy học theo góc cần phối hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp trực quan, học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề…

Chuẩn b : GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học, xác định nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học.

ác đ nh tên của mỗi góc và nhiệm vụ ph hợp

mỗi góc cần có: tên góc, phiếu giao việc, đồ dùng thiết bị, tài liệu phù hợp với hoạt động của góc. Ví dụ: SGK, tài liệu cho góc phân tích tivi, máy vi tính,…tài liệu cho góc quan sát.

Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc: Căn cứ vào nội dung cụ thể của bài học, vào đặc trưng của phương pháp học theo góc và không gian của lớp học, giáo viên cần:

- Xác định số góc và tên mỗi góc.

- Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và quy định thời gian tối đa dành cho học sinh ở mỗi góc.

- Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học sinh hoạt động. - Hướng dẫn học sinh chọn góc theo sở thích (khi cần giáo viên có thể tự chọn góc xuất phát cho học sinh) và luân chuyển qua đủ các góc.

ưu ý:

- Nhiệm vụ ở các góc phải rõ ràng, cụ thể.

- Mỗi góc phải có đủ điều kiện, phương tiện để học sinh hoàn thành nhiệm vụ. - Thời gian cần được quản lí và phân bố phù hợp với nhiệm vụ của mỗi góc và quỹ thời gian bài học. Ví dụ: giờ học 45 phút thì thời gian hoạt động tối đa của học sinh ở mỗi góc là 10 phút (nếu có 4 góc).

- Trong học theo góc, học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo cặp hoặc theo nhóm tại mỗi góc. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh tính tự giác, tích cực, chủ động và kỉ luật trong học tập.

Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài học: Vào cuối giờ học sau khi học sinh đã được học luân chuyển qua đủ các góc, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận, bổ sung kết quả học tập ở mỗi góc. Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại vấn đề trọng tâm, đảm bảo cho học sinh học sâu và học thoải mái.

1.2.5.3. Tổ chức dạy học theo góc

Trên cơ sở kế hoạch bài học đã thiết kế, giáo viên tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm học theo góc:

- Sắp xếp góc học tập trước khi vào giờ học, phù hợp với không gian lớp học. - Mỗi góc có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với nhiệm vụ học tập tại mỗi góc.

- Tổ chức các hoạt động dạy học: giáo viên giới thiệu bài học, phương pháp học theo góc, nhiệm vụ tại các góc, thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ tại các góc và cho phép học sinh chọn góc xuất phát.

- Học sinh lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo sở thích, tuy nhiên giáo viên sẽ phải điều chỉnh nếu như có số học sinh quá đông cùng chọn một góc hoặc nếu cần thiết giáo viên có thể tự sắp xếp các góc xuất phát theo ý mình.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các góc, giáo viên quan sát, hỗ trợ.

- Hết thời gian hoạt động tại mỗi góc, giáo viên yêu cầu học sinh luân chuyển góc. - Kết thúc giờ học tại các góc, giáo viên yêu cầu đại diện các góc trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét, đánh giá. Cuối cùng là nhận xét của giáo viên về kết quả học tập của học sinh, chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học.

Có rất nhiều khả năng để tổ chức học theo góc có hiệu quả. Đối với mỗi khi muốn triển khai học theo góc, nên b t đầu t việc phân tích lớp học và bối cảnh trường học. iệc tổ chức tốt phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:

a Đ nh hướng hoạt động học của học sinh

Để tổ chức tốt học tập theo góc, điều quan trọng nhất là phải trả lời cho được câu hỏi: Mức độ tự định hướng của học sinh như thế nào? Mức độ hoạt động độc lập nào các em có thể thực hiện?

Khả năng tự định hướng của học sinh càng tốt thì việc tổ chức lớp học càng ít phải bận tâm. Do đó, học sinh sẽ có sự tự do để sáng tạo trong lớp học. Và tất nhiên sẽ có nhiều hơn một khả năng để thực hiện: từ hình thức giáo viên kiểm soát lớp học (định hướng từ bên ngoài) chuyển thành hình thức học sinh được thỏa sức đưa ra các sáng kiến.

Trong quá trình tổ chức dạy học theo góc, sự định hướng của giáo viên với học sinh được thể hiện qua bảng theo dõi học theo góc hoặc thẻ góc cá nhân.

Không giống như hệ thống luân chuyển do giáo viên chỉ định như sẽ trình bày dưới đây, cách tổ chức này sẽ cho các em thêm cơ hội để thể hiện các sáng kiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.

- Học sinh được quyền lựa chọn thứ tự các góc.

Chúng ta có thể minh họa cách thức hai học sinh (A và B) giải quyết vấn đề tại các góc khác nhau bằng sơ đồ 1.3.

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ biểu diễn cách thức học sinh giải quyết vấn đề tại các góc

Cách tổ chức này là trong điều kiện lí tưởng, với điều kiện của hầu hết các nhà trường phổ thông ở Việt Nam thì còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện theo cách thức tổ chức này.

Chúng ta cũng không thường nhắc tới công thức này với tên gọi là các góc “có thể” và “phải” thực hiện. Có thể tích hợp hai dạng hoạt động và khiến việc tổ chức lớp học trở nên hiệu quả hơn.

Trong trường hợp đó chúng ta cần phải giới hạn số lượng học sinh trong một góc. Nếu không sẽ có trường hợp có các nhóm có số lượng học sinh quá đông, ví dụ nhóm góc máy tính, bài tập nghe… vì đây là các dạng phổ biến học sinh muốn tham gia.

Nếu giáo viên có ý định tổ chức một góc riêng và cung cấp thêm tư liệu cho nhóm học sinh đã hoàn thành sớm các bài tập, họ có thể tạo một bước đệm để giới hạn thời gian học sinh phải chờ đợi. Tuy nhiên nên tránh sử dụng các hình thức “vui vẻ” làm bước đệm. Cần phải đảm bảo cho các học sinh có mức độ tiếp thu chậm hơn cũng có thể hoạt động trong các khu vực này.

Góc dành cho học sinh có tốc độ học nhanh A B

Đường đi của B Đường đi của A

Để giám sát những học sinh đã hoàn thành xong các nhiệm vụ, giáo viên có thể áp dụng hai hệ thống:

- Giáo viên có thể sử dụng “Bảng theo dõi học theo góc” (bảng nam châm hay bảng phấn đều được) để học sinh đánh dấu các góc các em đã hoàn thành. Bằng cách này, giáo viên có thể xác định được những học sinh đang bị tụt lại và cần giúp đỡ ngay tức thì.

- Giáo viên cũng có thể sử dụng “Thẻ góc cá nhân” để mỗi học sinh sẽ đánh dấu các góc đã hoàn thành.

Tất cả chủ đề và thành phần của chủ đề học tập có thể được lồng ghép trong các góc. Nhiều giáo viên có xu hướng chọn các góc với các tư liệu dạy học đã có sẵn trên lớp. Điều này hoàn toàn chấp nhận được. Học theo góc không nhất thiết phải quá phức tạp.

b Tổ chức không gian học theo góc

Một yếu tố quan trọng là mối quan hệ giữa số học sinh và kích thước của không gian học tập. Chúng ta không sử dụng từ “phòng học” trong trường hợp này vì hoạt động học tập có thể diễn ra tại các không gian bên ngoài phòng học truyền thống. Một cách tự nhiên, những giáo viên có không gian lớn hơn có thể dễ dàng bố trí các góc hơn các đồng nghiệp có diện tích nhỏ hơn và có nhiều học sinh.

Học theo góc đòi hỏi việc tổ chức lại không gian lớp học kể cả trong các điều kiện giới hạn. Có thể thực hiện điều này theo một số cách đơn giản: ghép các bàn học lại với nhau, chia học sinh thành cặp, đặt các tư liệu dạy học lên phía trước lớp học.

Nếu các góc có thể được giữ nguyên trong lớp trong một khoảng thời gian, giáo viên sẽ có thêm các khả năng khác và giảm bớt hoạt động tổ chức lớp học. Học sinh cũng có thể quay lại vị trí đang làm việc. Do đó phương pháp học tập sẽ trở nên minh bạch hơn đối với các em. Các tấm bình phong để ngăn riêng các góc có thể hỗ trợ việc sắp xếp không gian.

c Tổ chức tư liệu trong học theo góc

Việc triển khai dạy học theo góc phụ thuộc vào chất lượng của tư liệu/tài liệu đang có ở trường. Chúng ta có thể tạo ra một môi trường lớp học ở mức độ nào?

Tình huống hiện tại ở trường học như thế nào? Tôi có thể mượn gì từ đồng nghiệp trong trường? Chúng ta nên đặt những câu hỏi như vậy trước khi tiến hành bố trí lại các khu vực trong lớp học.

Một môi trường học tâp được tổ chức là một yếu tố chủ yếu để hỗ trợ sự học tập tích cực. Sự đa dạng của các tư liệu (vật liệu) có ích lợi với trẻ em, đặt tại các góc khác nhau cần được chuẩn bị sẵn sàng trong tất cả thời gian để học sinh có thể thao tác và khai thác nó. [26, tr. 48-51]

1.2.6. Vai trò của và HS trong dạy học theo góc

Vai trò của giáo viên

Giáo viên có vai trò đảm bảo môi trường học tập phong phú. Giáo viên là người chọn nội dung bài học sao cho phù hợp, thiết kế kế hoạch bài học bao gồm các nhiệm vụ , tư liệu tại các góc, và là người tổ chức hoạt động tại các góc cho học sinh. Giáo viên hướng dẫn, kèm cặp các học sinh gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ; đưa ra ý kiến phản hồi trước kết quả học sinh hay các nhóm học sinh thu được để giúp các em định hướng đúng đường đi; kịp thời chỉnh sửa sai lầm học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên cần xây dựng những tiêu chuẩn cần đạt được và học sinh theo đó để đo mức độ thành công của mình. Giáo viên là người tạo đà thúc đẩy quá trình học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua những lời động viên, khen ngợi kịp thời.

Vai trò của học sinh

Trong dạy học tích cực nói chung, dạy học theo góc nói riêng, học sinh là chủ thể chủ động tìm kiếm tri thức, tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề nhằm chiếm lĩnh tri thức. Học sinh- đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó; không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Học sinh cũng là

người đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và của bạn bè. [11, tr. 119,120]

1.2.7. Tiêu chí học theo góc

Tiêu chí “phù hợp” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào đặc điểm học theo góc, cần chọn nội dung dạy học, cần thiết kế các nhiệm vụ tại các góc, cần chuẩn bị các phương tiện dạy học tại các góc sao cho phù hợp. Nội dung bài học phải phù hợp theo các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau (tích hợp kiến thức các môn học trong một nội dung chủ đề). Nhiệm vụ tại các góc phải rõ ràng, cụ thể phù hợp với năng lực, mức độ phát triển của học sinh và thời gian quy định cho mỗi góc. Nhiệm vụ tại mỗi góc phải phù hợp với tên góc được chọn. Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, giáo viên có thể tổ chức 4, 3 hoặc 2 góc như: góc quan sát, góc phân tích, góc thiết kế, góc thực hành, góc trải nghiệm… Không gian lớp học phải phù hợp với số góc học tập. Số lượng học sinh phải phù hợp với không gian lớp học đó. Mỗi góc cần có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với nhiệm vụ được thiết kế cho góc đó.

Tiêu chí “sự tham gia của học sinh”

Các nhiệm vụ tại mỗi góc cần được thiết kế phù hợp để huy động sự tham gia tối đa của học sinh. Các nhiệm vụ nên sắp xếp từ dễ đến khó, để học sinh nào cũng vượt qua được khó khăn đầu tiên, tạo niềm phấn khích cho học sinh tiếp tục các nhiệm vụ tiếp theo. Các câu hỏi nên có trình độ cao, vừa sức, đòi hỏi người học suy nghĩ, thảo luận, tranh luận và có thể đưa ra được kết quả. Nhiệm vụ tại các góc khác nhau cần được cân đối phù hợp để hạn chế tối đa thời gian chết, không để xảy ra tình trạng học sinh ngồi chơi sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ và chờ chuyển góc. Cao hơn nữa, các nhiệm vụ học tập tại các góc cần được thiết kế sao cho học sinh tham gia một cách tích cực, tự chủ, sáng tạo vào việc giải quyết các nhiệm vụ. Thông qua nhiệm vụ tại các góc, giáo viên cần giúp cho mỗi học sinh lựa chọn những kiến thức và kĩ năng học muốn học, phù hợp với nhu cầu của cá nhân đó. Sự lựa chọn sẽ đảm bảo lôi cuốn được “cái tôi” trong các nhiệm vụ học tập và học sinh sẽ được động viên mạnh mẽ do được theo đuổi những quan niệm

và sự tò mò. Học sinh sẽ hứng thú học hơn và hiệu quả hơn khi xác định được mục đ1001ích học để làm gì.

Tiêu chí “tương tác”

Tại các góc học sinh có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặc hoạt động theo nhóm. Các nhiệm vụ cần được thiết kế sao cho có sự tương tác cao giữa người học với người học, người học với giáo viên và người học với môi trường học. Bên cạnh những nhiệm vụ học sinh có thể tự giải quyết, cần có những nhiệm vụ khó khăn phức tạp hơn khiến học sinh có nhu cầu trao đổi, thảo luận với các bạn khác hay cần đến sự giúp đỡ, gợi ý của giáo viên. Mỗi góc phải có đủ điều kiện và phương tiện để học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả học sinh hay nhóm học sinh thu được cần được tổ chức chia sẻ, đánh giá. Giáo viên cần thiết kế các họat động tự đánh

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ Vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 30)