Khả năng vận dụng dạy học theo góc vào dạy học ở trường Phổ thông

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ Vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 38)

11. Cấu trúc của luận văn

1.2.9. Khả năng vận dụng dạy học theo góc vào dạy học ở trường Phổ thông

1.2.9.1. Điều kiện vận dụng dạy học theo góc

Dạy học theo góc đạt hiệu quả khi đảm bảo điều kiện sau đây: - Nội dung bài học phù hợp với phương pháp dạy học theo góc. - Không gian lớp học phù hợp với số góc học tập.

- Thiết bị đồ dùng, phương tiện dạy học và tư liệu phải được đảm bảo đầy đủ các thiết bị, tư liệu theo nhiệm vụ của các góc.

- Giáo viên nhiệt tình, tích cực, có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học thep góc.

- Số lượng học sinh phù hợp với không gian lớp học.

1.2.9.2. oại kiến thức áp dụng đối với dạy học theo góc

Phương pháp dạy học theo góc có thể áp dụng cho rất nhiều các loại nội dung kiến thức như:

- Bài thực hành các nội dung đã dạy học

- Các nội dung mới, kiến thức mới – nhất là những đơn vị kiến thức có thể tiếp cận bằng các cách khác nhau như: quan sát, thí nghiệm, xây dựng bằng lý thuyết…

1.2.10. Sự khác biệt giữa dạy học theo quan niệm truyền thống và dạy học theo góc

Với dạy học theo quan niệm truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Kế hoạch dạy học theo mô hình này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống, nội dung bài dạy có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao vai trò người dạy nên nhược điểm của nó là giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.

Với dạy học theo góc, kế hoạch bài học được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò, trong đó nhấn mạnh đến các phong cách học khác nhau. Ưu điểm của nó là rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng việc tự học, tự khám phá, coi trọng hứng thú và coi trọng sự phù hợp của nhịp độ học, phong cách học ở học sinh.

Trong điều kiện ở các trường phổ thông hiện nay đều được trang bị tương đối đủ phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, thí nghiệm, máy vi tính,… và ở nhiều trường học đều có nối mạng Internet, tạo thuận lợi cho khai thác thông tin, cập nhập kiến thức, khai thác các phần mềm học tập. Đây là những điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức dạy học theo góc.

Tuy nhiên, khi triển khai dạy học theo góc, buộc giáo viên và học sinh phải thay đổi cách dạy, cách học và cách đánh giá cũ. Đây là những thách thức đối với giáo viên không chỉ khi áp dụng dạy học theo góc mà cả với các phương pháp dạy học tích cực khác.

Dạy học theo góc chỉ đạt hiệu quả khi đảm bảo điều kiện sau đây:

- Nội dung bài học phù hợp với học theo góc. Tức là có thể tổ chức theo các cách thức như đã giới thiệu ở phần trên. Đối với môn Vật lý nói riêng, để đảm bảo dạy và học theo phân phối chương trình vào trong các tiết học chính khoá như hiện nay, giáo viên cần căn cứ vào nội dung kiến thức cần xây dựng, từ đó, có thể thiết kế tiến trình dạy học theo góc cho nội dung cả bài hoặc có thể chỉ một đơn vị kiến thức trọng tâm nào đó của bài.

- Không gian lớp học phù hợp với số góc học tập.

- Thiết bị đồ dùng, phương tiện dạy học và tư liệu: Đảm bảo đầy đủ các thiết bị, tư liệu theo nhiệm vụ của các góc.

- Giáo viên: Giáo viên nhiệt tình, tích cực, có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kỹ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc.

+ Học sinh: Số lượng học sinh phù hợp với không gian lớp học. .[27, tr.241,242]

Kết luận:

Dạy học theo góc có ưu thế khác biệt với các phương pháp dạy học truyền thống: - Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của học sinh: Học sinh được lựa chọn góc theo phong cách học và tương đối độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ nên tạo được hứng thú và sự thoải mái.

- Học sinh được học sâu và hiệu quả bền vững: Học sinh được tìm hiểu một nội dung theo các cách khác nhau: nghiên cứu lý thuyết, thí nghiệm, quan sát và áp dụng do đó giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu hơn so với phương pháp thuyết trình, học sinh nghe giáo viên giảng bài một cách thụ động.

- Dạy học theo góc sẽ tạo nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực. Các nhiệm vụ và hình thức học tập được thay đổi tại các góc tạo hứng thú và kích thích tính tích cực của học sinh.

- Giáo viên có nhiều thời gian hơn để hỗ trợ cá nhân. Học sinh có nhiều cơ hội được trợ giúp, do đó tạo ra sự tương tác tích cực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh.

Dạy học theo góc mặc dù có những ưu điểm như vậy, song bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định.

- Không gian lớp học là một vấn đề cần quan tâm khi tổ chức học theo góc: Giáo viên cần thiết kế số góc phù hợp với không gian lớp học.

- Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập: Cùng một nội dung nhưng học sinh được tiếp cận theo các cách khác nhau nên cần thời gian nhiều hơn. Ngoài ra cần có thời gian cho học sinh chọn góc, thời gian để thực hiện luân chuyển góc.

- Giáo viên cần nhiều thời gian cho chuẩn bị: Thiết kế nhiệm vụ học tập, phương tiện đồ dùng học tập cho mỗi góc, bố trí sắp xếp lại không gian lớp học.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ Vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)