11. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Các loại hình dạy học theo góc
Tổ chức hoạt động học tập tại các góc theo cách luân chuyển
Giáo viên có thể tổ chức hoạt động học theo hệ thống luân chuyển theo vòng tròn và nối tiếp. Giáo viên sẽ tạo ra nhiều góc học tập với các nhiệm vụ khác nhau: tiến hành thí nghiệm để thu nhận kiến thức, vận dụng lý thuyết đã học để giải bài tập, nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa để rút ra kết luận, quan sát mô hình, hiện tượng để rút ra kết luận…Nói cách khác: giáo viên sẽ đưa ra các nhiệm vụ để giải quyết các kĩ năng và mức năng lực khác nhau. Tại các góc học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu dạy học hoặc có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhưng theo các cách tiếp cận khác nhau .Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở góc này, học sinh chuyển sang góc khác để tiếp tục thực hiện cho đến khi quay vòng đủ các góc.
Một điểm bất lợi trong loại hình tổ chức này, đặc biệt khi các nhiệm vụ thực hiện đơn lẻ, là những học sinh nhanh/thông minh phải chờ cho đến khi có dấu hiệu chuyển vòng. Chúng ta có thể khắc phục điều này thông qua việc sử dụng Bảng lựa chọn hoặc Thẻ góc cá nhân.
Tổ chức hoạt động học tập tại các góc vượt khỏi phạm vi lớp học
Chúng ta có thể làm tăng hiệu quả của việc học theo góc thông qua việc liên kết các lớp học với nhau. Bằng cách này học sinh có thể tận dụng các nguồn tư liệu học tập khác, thực hiện các bài tập khác bên cạnh các bài tập đã làm trên lớp và sẽ làm gia tăng giá trị xã hội. Làm việc với những bạn mới đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ trong một nhóm gồm nhiều học sinh thuộc các lớp đòi hỏi năng lực xã hội cao.
Một lợi ích của hình thức tổ chức này là giáo viên không đơn độc khi làm việc vì có sự hỗ trợ của đồng nghiệp.
Tổ chức hoạt động học tập theo góc dưới hình thức “hội thảo học tập”
“Hội thảo học tập” là một loại hình đặc biệt của học theo góc. “Hội thảo học tập” thực hiện trong thời gian độc lập (nửa ngày) để lựa chọn các hoạt động và tư liệu học tập, không gian làm việc và đôi khi còn có cả những khách mời đặc biệt. Với hình thức học theo góc, học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ theo một cách khác và có cơ hội để duy trì hoạt động trong thời gian dài.
Nội dung “hội thảo học tập” phải đảm bảo đa dạng các hoạt động. Các hoạt động có thể thực hiện ở nhiều góc (khu vực). “Hội thảo học tập” đòi hỏi làm việc với các tư liệu và kĩ thuật đặc biệt sẽ thách thức người học, đồng thời tạo cảm hứng cho trí tưởng tượng của các em theo nhiều cách khác nhau. Một người, cha mẹ hoặc người thân hoặc các chuyên gia được mời, có thể đưa ra các hướng dẫn từ bên ngoài. Họ có thể gợi ý các nguồn thông tin mang tính chuyên môn.
“Hội thảo học tập” sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi được tổ chức chung giữa các lớp và giữa các nhóm học sinh đồng đẳng, khi đó học sinh sẽ phát triển các kĩ năng xã hội.
Đây là hình thức hoạt động tạo nhiều cơ hội nhất cho học sinh thể hiện sáng kiến. Giáo viên sẽ đưa ra một số gợi ý cho từng góc học, học sinh sẽ tự do lựa chọn góc nào em muốn họat động và số góc có thể hoàn thành.Thông qua việc tạo cho các em cơ hội sáng tạo, hình thức này sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám phá thế giới xung quanh.
Tổ chức hoạt động học tập tại các góc bắt đầu từ sáng kiến của trẻ tới “hoạt động tự do”
“Hoạt động tự do” là một hình thức tổ chức lớp học để học sinh có thể lựa chọn từ nhiều phương án hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em và ít bị giới hạn nhất. Hoạt động tự do thường được tổ chức trong giờ học tự chọn. Nội dung hoạt động có thể do giáo viên đề xuất dựa vào các quan sát, trao đổi, nắm bắt các nhu cầu của học sinh. Nội dung hoạt động cũng có thể do học sinh trao đổi, lựa chọn các hoạt động và ra quyết định cùng nhau. Học sinh sẽ tự quyết định những gì các em muốn làm, khi nào làm và sử dụng những tư liệu gì. Hoạt động tự do muốn nói đến việc học sinh sẽ được tự do lựa chọn hoạt động để bổ sung cho định hướng khám phá của mình. Đây là một dạng hoạt động điều phối hiệu quả và thích hợp nhất để thu nạp và sử dụng kiến thức được học.
Tổ chức hoạt động học tập theo góc dưới dạng hoạt động tự do và các “Cửa hàng- lớp học”
Trong lớp học có thể phân không gian thành các cửa hàng như: cửa hàng Y tế, cửa hàng Điện, cửa hàng Xây dựng, cửa hàng Cơ khí, cửa hàng Quần áo, cửa hàng Du lịch, cửa hàng Dụng cụ làm vư n…
Ví dụ với cửa hàng Y tế, giáo viên yêu cầu học sinh mang phim Xquang đến lớp, các em đóng vai bác sỹ để tìm hiểu xem xương nào được chụp trên phim và có vấn đề gì với xương đó... Với cửa hàng Điện, ví dụ giáo viên phân biệt các vật liệu cách điện, vật liệu dẫn điện, lắp ráp các thiết bị điện để đèn sáng…Với cửa hàng Xây dựng, học sinh trở thành các kiến trúc sư thiết kế nhà theo sở thích và kế hoạch xây dựng…Tại cửa hàng Cơ khí học sinh có thể mang một dụng cụ đến lớp như đồng hồ cũ, chuông xe đạp… và tìm hiểu nguyên lý cơ khí cơ bản. Tại cửa hàng Quần áo, học sinh có thể tự thiết kế các mẫu cho các mục đích: thể thao dụng cụ thể
dục, đồng phục học sinh…Tại cửa hàng Du lịch, học sinh có nhiệm vụ thiết kế một chuyến đi trong đó phải tính toán kĩ ngày giờ, phương tiện, tài chính, nơi nghỉ ngơi, lịch trình…
Tóm lại, “cửa hàng- lớp học” sẽ mang đến cho học sinh những tư liệu mang tính thử thách và đòi hỏi học sinh phải giải quyết vấn đề trực tiếp. Hình thức này tạo ra nhiều khả năng để khám phá, thử nghiệm, đem đến nhiều cơ hội thực hành và tương tác. [26, tr.54-66]