Các hình thức trả lương tại công ty

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty Cổ phần xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam (Trang 26)

b. Môi trường bên trong doanh nghiệp:

2.2.1.4.Các hình thức trả lương tại công ty

Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.

Với hình thức trả lương theo thời gian: đây là hình thức trả lương áp dụng cho lao đông gián tiếp của công ty là chủ yếu. Từ mức tiền lương thỏa thuận của từng người lao động và dựa vào bảng chấm công, phòng kế toán tính ra số tiền thực tế nhận được của nhân viên trong công ty. Ngày công thực tế theo quy định là 8 giờ, công ty hiện đang làm việc 26 ngày trong 1 tháng.

Tiền lương cơ bản là tiền lương dùng để đóng Bảo hiểm và tính các khoản trích bảo hiểm theo lương.

Mức lương tháng là mức lương thỏa thuận giữa giám đốc với người lao động trong một tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

Lương thời gian được tính như sau:

Mức lương tháng Lương thời gian = X Ngày công thực tế 26

Ví dụ: Từ bảng chấm công của bộ phận văn phòng và bảng thanh toán lương của bộ phận văn phòng tính lương của bà Nguyễn Thị Kim Cúc kế toán trưởng: với mức lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (Phụ lục 1a) mà công ty trả cho bà là 10.000.000 đồng.

10,000,000 Lương thời gian =

x 2 6

= 10,000,00 0

26

Công ty thanh toán lương 2 lần:

+ Lần 1: Tạm ứng lương kỳ I tháng 3 là 5.000.000 đồng + Lần 2: Thanh toán số tiền còn lại tháng 3

Các khoản trích trừ vào lương là: 2.600.000 x 10,5% = 273.000 đồng

gồm: BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%).

Thuế TNCN phải nộp:bà Nguyễn Thị Kim Cúc thu nhập hàng tháng là 10.000.000, có 2 người con phụ thuộc, BHXH hàng tháng phải nộp là 273.000 đồng. Bà Nguyễn Thị Kim Cúc được giảm trừ các khoản sau:

- Cho bản thân là: 9.000.000

- Cho 2 người phụ thuộc: 7.200.000 - BHXH: 273.000

Thu nhập tính thuế TNCN: 10.000.000-9.000.000-7.200.000-273.000= - 6.473.000 <0

Vậy bà Nguyễn Thị Kim Cúc không phải nộp thuế TNCN

Như vậy số tiền còn được lĩnh kỳ 2 là: 10.000.000-5.000.000-273.000 = 4.727.000

đồng.

Những nhân viên khác cũng tính tương tự như trên.

Đối với nhân viên quản lý công trình ta có cách tính lương tương tự như đối với

nhân viên văn phòng. Công ty chưa quy định phụ cấp trách nhiệm cho các bộ phận, vì thế khi tính lương cho bộ phận quản lý cũng chỉ gồm lương thực tế tính theo ngày công đi làm và trừ đi các khoản gồm bảo hiểm tính vào lương và thuế TNCN (nếu có).

b. Trả lương sản phẩm cho công nhân xây dựng

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại công trường, căn cứ vào khối lượng hoàn thành trong tháng trên hợp đồng giao khoán cho các tổ, đội, cán bộ định mức tiền lương sản xuất áp đơn giá đồng thời kèm theo bảng chấm công của từng công nhân theo mức độ công việc của họ. Kế toán tiền lương tính lương cho cả đội và chia cho từng người theo số công.

Lương theo sản phẩm

= Khối lượng sản phẩm hoàn thành

X Đơn giá tiền lương sản phẩm

Ví dụ: Tháng 03 năm 2014 tính lương thực tế phải trả cho anh Ngô Đức Thạnh – công nhân thi công công trình thuộc Tổ xây dựng số 3, căn cứ vào hạng mục xây dựng sân thể thao và Bảng chấm công Tổ xây dựng số 3, kế toán tính lương cho công nhân như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công trong Bảng chấm công là 320,5 công. Ta tính được đơn giá tiền lương một công là:

35.517.500 : 320,5 = 110.819 đồng

Tuy nhiên trong một tổ xây dựng có công nhân xây dựng và công nhân phụ xây sẽ có cách tính lương khác nhau. Đối với công nhân xây dựng sẽ được cộng thêm 4% trên đơn giá một công, tức là lương ngày công của ông Ngô Đức Thạnh – công nhân xây dựng là:

1,04 x 110.819 ≈115.000 đồng

Từ đây ta tính được tiền công trong tháng 3 của ông Ngô Đức Thạnh là: 115.000 x 28 = 3.220.000 đồng

Lương thực nhận của ông Ngô Đức Thạnh sau khi trừ đi 10,5 % BHXH, BHYT, BHTN tính vào lương là: 3.220.000 – 2.100.000x 10,5% = 2.999.500 đồng.

Đối với công nhân phụ xây sẽ được tính đơn giá 1 công là: 95% x 110.819 ≈ 105.000 đồng.

Vì số lượng công nhân trực tiếp xây dựng lớn hơn số công nhân phụ xây, nên 1% chênh lệch sẽ được dùng để tính lương cho công nhân xây dựng, như vậy sẽ không có 1% chênh lệch.

Ví dụ Tính lương cho ông Mai Văn Linh công nhân phụ xây 1 tháng làm được 27 ngày công với đơn giá 1 ngày công 105.000:

27 x 105.000 = 2.835.000 đồng

Số tiền thực lĩnh sau khi trừ 10,5% các khoản Bảo hiểm tính vào lương là: 2.835.0 – 10,5% x 2.100.000 = 2.769.500 đồng.

c. Trả lương làm thêm giờ

Tiền lương này áp dụng với công nhân xây dựng và bộ phận quản lý. Tiền lương làm thêm giờ ngày bình thường:

Tiền lương giờ = Tiền lương 1 giờ x số giờ làm thêm x 150% Tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ: Tiền lương giờ = Tiền lương 1 giờ x số giờ làm thêm x 200% Trong đó: Tiền lương 1 giờ = Tiền lương ngày / 8 giờ.

Tuy nhiên trong tháng 3, người lao động không có giờ tăng ca nào. Vì thế trong tháng 3 kế toán không phải hạch toán phần tiền lương này.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty Cổ phần xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam (Trang 26)