2. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đặc biệt tài nguyên-
2.4.2. Nội dung cụ thể
- Phát triển du lịch
Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng là tài nguyên du lịch quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người như: Trà cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Năng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...
-Phát triển nuôi trồng thủy sản
Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên những vùng đất trũng, hoang hóa, bãi triều không có rừng ngập mặn và biển với nhiều hình thức như nuôi bán thâm canh, nuôi tôm công nghiệp, nuôi trong lồng bè, hình thành vùng công nghiệp nuôi tôm với những khu sản xuất giống chất lượng cao, khu nuôi tôm sạch, nuôi tôm sinh thái.
- Khai thác cát, vật liệu xây dựng
Chỉ tiến hành khai thác cát, vật liệu xây dựng ở những vùng xa bờ biển nhằm giảm thiểu tác động của việc khai thác cát đến môi trường sống của con người và các hệ sinh thái nhạy cảm cũng như xói mòn bờ biển, cửa sông.
Chi cho phép khai thác cát ở những nơi: cần tạo luồng, lạch cho vận tải thủy; cần nắn dòng ở những nơi bị bồi lắp, có thể gây sạt lở ở nơi khác’ và ở những cửa biển thường xuyên bị bồi lắng như cửa Định An, cửa Trần Đề nên được đầu tu nạo vét để cho tàu trọng tải lớn vào cảng đồng thời lại khai thác được cát để lấn biển cũng như tôn cao nền.
- Khai thác sa khoáng:
Hiện nay phương thức quản lý của Việt Nam, từ cấp phép khai thác, cấp phép xuất khẩu đến quản lý các khâu khai thác và chế biến... hiện rất lạc hậu và lỏng lẻo. Hiện tượng khai thác bừa bãi hiện nay buộc các nhà quản lý vin vào lý do "kim loại chiến lược", mà cấm đoán mọi hoạt động khai thác. Nhưng càng cấm, càng dẫn đến khai thác bừa bãi! Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đó là chưa nhận thức vai trò của các tổng công ty nhà nước, các công ty tư nhân và địa phương trong hoạt động khai thác. Các tổng công ty nhà nước cũng không đủ năng lực, trong khi các công ty địa phương hay tư nhân dựa vào quyền lợi địa phương và được bảo hộ bởi địa phương thì hoạt động càng bừa bãi. Do vậy, khai thác titan ilmenit và các khoáng vật có ích đi kèm như rutil, zircon,
monazite và xuất khẩu thô cần được tổ chức quy củ, chặt chẽ, sử dụng các công nghệ sạch để khai thác nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. Từ đó, mới có thể bảo vệ tài nguyên và môi trường một cách tốt nhất, về vấn đề này, có thể tham khảo quy trình khai thác titan trong cồn cát ven biển huyện Phù Mỹ, Bình Định trong dự án "Xây dựng mô hình tình diễn công nghệ thân thiện môi trường để khai thác titan trong cồn cát ven biển huyện Phù Mỹ - Bình Định" do GS. TSKH. Đặng Trung Thuận làm chủ nhiệm.
- Học tập các nước tiên tiến trên thế giới, sử dụng, khai thác các giá trị của trầm tích biển bằng công nghệ cao như khí hydrocarbon, sulfur, phosphor, polychlorinated dibenzo-/>dioxins, ... nhằm khai thác tiềm năng kinh tế của trầm tích biển. Đặc biệt khai thác năng lượng từ trầm tích biển bằng cách lợi dụng tính oxi hóa của các hợp chất cacbon và các thành phần khác trong trầm tích biển để thiết kế một loại pin vi sinh có cực dương cắm vào trầm tích biển và cực âm đặt ở trong nước biển.
- Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên:
Trầm tích biển là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật đặc biệt trong đó có các hệ sinh thái nhạy cảm cần phải bảo tồn, bảo vệ như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển... Do vậy, nhàm khai thác, sử dụng hợp lý trầm tích biển, bên cạnh việc phát huy các giá trị kinh tể của trầm tích biển và các tài nguyên đi kèm với chúng thì cũng cần phải tính đến các giải pháp bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm, bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật và con người.